Bài giảng Chương 1 - Bài 4: Hình cắt và mặt cắt

4. Củng cố: GV phân lớp thành 4 nhóm. Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, mỗi nhóm trả lời trên phếu học tập , sau đó trao đổi kết quả cho nhóm khác nhận xét. GV nhận xét chung và đưa ra kết luận.

5. Dặn dò: Bằnh cách nào mà từ hình chiếu vuông góc của vật thể các em biểu diễn thành hình chiếu trục đo ?Các em về nhà tìm hiểu.

6 Rút kinh nghiệm:

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 7700 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Chương 1 - Bài 4: Hình cắt và mặt cắt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chương 1
Bài 4 HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT 
I. Mục đích yêu cầu:
 1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được khái niệm mặt cắt và hình cắt.
 HS biết được các loại mặt cắt và hình cắt.
 2. Kĩ năng: Phân loại vật thể để chọn và sử dụng các loại mặt cắt và hình cắt.
 3. Giáo dục: Tính tư duy , tính nghề nghiệp và tính sáng tạo cho HS.
II. Trọng tâm: Khái niệm mặt cắt và hình cắt
 Các loại mặt cắt và hình cắt.
III. Phương pháp: Trực quan, diễn giảng và đàm thoại.
IV. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu projecter.
 Đối với GAĐT sử dung các phần mềm: Word, Power poit, Auto card.
 2. Học sinh: Nội dung bài mới.
V. Tiến trình giảng dạy:
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 GV đưa ra 1 tình huống có vấn đề để vào bài mới. HS trả lời và giải thích được thì cho điểm.
 Cho một vật thể biểu diễn bằng hình chiếu trục đo và 5 phương án biểu diễn bằng hình chiếu vuông góc của nó. Yêu cầu HS chọn 1 HCVG của vật thể đó.
 3. Nội dung bài mới:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm của MC và HC
Trong không gian, có nhiều vật thể có các lỗ rỗng, lỗ trụ,và các rãnh. Để giúp người đọc đọc dễ hơn, người ta tiến hành cắt vật thể. Cách cắt ntn. Ta đi tìm hiểu qua nội dung I
Thế nào là hình cắt và mặt cắt? 
GV trình bày cách cắt của vật thể.
GV: Thế nào là hình cắt , thế nào là mặt cắt?
HS: trả lời.
GV lấy ví dụ cho HS nhận biết MC và HC
GV: Mặt cắt và hình cắt khác và giống nhau ở điểm nào?
HS: trả lời.
GV nhận xét và đưa ra khái niệm.
I. Khái niệm hình cắt và mặt cắt:
Mặt cắt
Hình cắt
Mặt phẳng hình chiếu
Mặt phẳng cắt
1.Mặt cắt là hình biểu diễn các đương bao của vật thể nằm trên mặt phẳngcắt.
2. Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đương bao của vậth thể phía sau mặt phẳng cắt.
Hoạt động 2: Các loại mặt cắt 
GV đưa ra các loại mặt cắt: mặt cắt chập và mặt cắt rời.
Mặt cắt chập:
GV đưa hình chiếu đứng của cờlê cho HS quan sát. 
GV: Em nào đọc được vật thể này?
HS đọc vật thể.
GV: Vật thể này dày hay mỏng?
GV biểu diễn mặt cắt cho HS quan sát.
GV:Mặt cắt này đặt như thế nào so với hình biểu diễn của nó? Các đường bao của của vật thể này thể hiện bằng nét nào?
HS trả lời.
GV đưa ra ví dụ (đường ray xe lửa)cho HS đọc và hiểu thêm.
GV: Vậy mặt cắt chập là gì? Khi sử dụng mặt cắt chập ta nên chú ý các vấn đề nào?
HS trả lời.
GV nhận xét và đưa ra khái niệm.
2. Mặt cắt rời: 
GV đưa ra trường hợp của mặt cắt rời.
GV: Thế nào là mặt cắt rời ? Các đường bao của của vật thể này thể hiện bằng nét nào?
HS: trả lời.
GV: Hãy so sánh sự khác nhau giữa mặt cắt chập và mặt cắt rời?
HS trả lời.
GV nhận xét và đưa ra khái niệm.
GV lấy ví dụ cho HS hiểu thêm
II. Mặt cắt :
1. Mặt cắt chập:
a. Đinh nghĩa:
Mặt cắt chập là mặt cắt được biểu diễn bên trong so với hình biểu diễn.
b. Chú ý: 
Các đương bao của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mãnh.
c. Phạm vi sử dụng: Các vật thể đơn giản.
2. Mặt cắt rời: 
a. Đinh nghĩa:
Mặt cắt rời là mặt cắt được biểu diễn bên ngoài so với hình biểu diễn.
b. Chú ý: 
Các đương bao của mặt cắt rời vẽ bằng nét liền đậm.
c. Phạm vi sử dụng: Các vật thể phức tạp
Hoạt động 3: Các loại hình cắt:
1. Hình cắt toàn bộ:
GV thực hiện cắt vật thể cho HS quan sát.
GV: Ta sử dụng bao nhiêu mặt phẳng để cắt vật thể và cắt chúng như thế nào?
HS quan sát và trả lời.
GV cho vật thể khác. Với vật thể này ta có cần cát toàn bộ vật thể nữa không? Các em có nhận xét gì về vật thể này?
HS trả lời.
GV nhận xét và đưa ra kết luận: Đối với những vật thể có tính đối xứng ta chỉ cần cắt 1 nữa. Vậy ta cắt ntn? Ta sang 2.
GV trình bày cách cắt vật thể. HS quan sát 
GV: Sau khi cắt ta thực hiện chiếu vuông góc vật thể này.
Các em có nhận xét gì về hình biểu diễn này?
HS trả lời
GV đưa ra vật thể khác ? Vật thể này có đặc điểm gì. Ta sử dụng hình cắt toàn bộ hay một nữa?
HS trả lời.
GV hướng dẫn cho HS quan sát.
Đối với những vật thể này ta không cần sử dụng 2 loại hình cắt trên mà ta chỉ cần cắt 1 phần của nó thôi., cách này người ta gọi là hình cắt riêng phần hay là hình cắtm cục bộ.
1. Hình cắt toàn bộ:
Ta chỉ dùng 1 mặt phẳng cắt toàn bộ vật thể.
2. Hình cắt một nữa:
Hình cắt một nữa là hình biểu diễn một nữa hình chiếu ghép với một nữa hình cắt.
3. Hình cắt cục bộ:
Ta chỉ dùng 1 mặt phẳng cắt ,cắt 1 phần của vật thể.
4. Củng cố: GV phân lớp thành 4 nhóm. Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, mỗi nhóm trả lời trên phếu học tập , sau đó trao đổi kết quả cho nhóm khác nhận xét. GV nhận xét chung và đưa ra kết luận.
5. Dặn dò: Bằnh cách nào mà từ hình chiếu vuông góc của vật thể các em biểu diễn thành hình chiếu trục đo ?Các em về nhà tìm hiểu.
6 Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 4 MC HC.doc