Bài giảng Chương 3: Amin - Amino axit - protein (tiếp theo)

Một số vấn đề mới đưa vào chương trình chỉ là khái niệm sơ lược, vì vậy chỉ cần giảng ở mức độ như trong SGK như: khái niệm về peptit, axit nucleic, enzim Điểm khác cần chú ý là: cấu tạo của peptit hoặc polipeptit biểu diễn ở dạng phân tử hoàn chỉnh, có đầu N và đầu C.

Về các dạng cấu trúc của protein chỉ dẫn ra dạng cấu trúc bậc I mà thực chất là cấu tạo mạch protein vì chỉ đề cập tới trật tự sắp xếp của các gốc -amino axit với nhau. Các dạng cấu trúc khác để ở phần tư liệu.

Ở phần tư liệu về cấu trúc bậc II, bậc III, và bậc IV, mỗi sách có cách biểu hiện riêng. Cấu trúc bậc II ở trong SGK được biểu hiện ở dạng lập thể: có chỗ nhìn thấy và chỗ bị che khuất.

Cấu trúc bậc III là hình ảnh của mioglobin - protein có chức năng tiếp nhận oxi của cơ bắp. Cấu trúc bậc IV là hình ảnh của hemoglobin (hồng cầu) - protein có chức năng vận chuyển oxi của máu.

 

 

ppt5 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Chương 3: Amin - Amino axit - protein (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chương 3Những điểm mới về nội dung so với SKG cũBài Amin chuyển từ chương Ancol - Phenol sang chương Amin - Amino axit - Protein hay có thể gọi là chương về các hợp chất chứa nitơ.Bài Amin trong SGK cũ chỉ viết một số khái niệm sơ lược rồi viết riêng về anilin. Trong SGK mới, có bài đầy đủ về amin mang tính khái quát hơn.Bài Amin ở SGK Nâng cao có thêm phản ứng với HNO2. Việc điều chế amin từ dẫn xuất halogen phù hợp với việc xây dựng khái niệm amin trên cơ sở amoniac, giúp HS, đặc biệt là HS ban Cơ bản dễ dàng hiểu được tính bazơ của amin.Bài Amino axit có thêm dạng cấu trúc ion lưỡng cực, phản ứng với HNO2 (với SGK Nâng cao, tương tự amin).- Thêm khái niệm về peptit, sơ lược về các loại cấu trúc của protein, khái niệm về axit nucleic và enzim.Những điểm cần lưu ýMột số vấn đề mới đưa vào chương trình chỉ là khái niệm sơ lược, vì vậy chỉ cần giảng ở mức độ như trong SGK như: khái niệm về peptit, axit nucleic, enzim Điểm khác cần chú ý là: cấu tạo của peptit hoặc polipeptit biểu diễn ở dạng phân tử hoàn chỉnh, có đầu N và đầu C.Về các dạng cấu trúc của protein chỉ dẫn ra dạng cấu trúc bậc I mà thực chất là cấu tạo mạch protein vì chỉ đề cập tới trật tự sắp xếp của các gốc -amino axit với nhau. Các dạng cấu trúc khác để ở phần tư liệu.Ở phần tư liệu về cấu trúc bậc II, bậc III, và bậc IV, mỗi sách có cách biểu hiện riêng. Cấu trúc bậc II ở trong SGK được biểu hiện ở dạng lập thể: có chỗ nhìn thấy và chỗ bị che khuất.Cấu trúc bậc III là hình ảnh của mioglobin - protein có chức năng tiếp nhận oxi của cơ bắp. Cấu trúc bậc IV là hình ảnh của hemoglobin (hồng cầu) - protein có chức năng vận chuyển oxi của máu.Bài luyện tập	Phần kiến thức cần nhớ trình bày theo các nhóm chức chung của các loại hợp chất khác nhau để HS được củng cố mối quan hệ giữa chúng.Phương pháp	Tương tự phương pháp giảng dạy ở chương cacbohiđrat, cần thể hiện:Quan hệ giữa cấu tạo và tính chất hóa học: hợp chất có các nhóm chức nào sẽ có tính chất điển hình của nhóm chức đó.Giảng dạy các tính chất theo phương pháp thực nghiệm, mô tả thí nghiệm hoặc hiện tượng để HS quan sát, liên tưởng rồi rút ra kết luận.Mỗi bài nên cố gắng biểu diễn một hoặc hai thí nghiệm.Sử dụng tối đa các hình trong SGK, một số hình về cấu trúc phân tử phức tạp nên chuẩn bị trước.Một số bài về khái niệm về peptit, protein, axit nucleic, enzim thì trình bày theo phương pháp diễn giảng kết hợp với hình vẽ sẵn.	* Chú ý: Giảng dạy ở lớp 12 - Ban cơ bảnVề nội dung: So với lớp 12 Nâng cao, SGK ban Cơ bản có đơn giản hơn như không có phản ứng với HNO2 của amin và amino axit, không viết phản ứng màu của protein với HNO3Về phương pháp: như ở lớp 12 Nâng cao.

File đính kèm:

  • pptTUA.ppt