Bài giảng Chương 4: Qui trình công nghệ bảo dưỡng ô tô

Buồng lái và thùng xe

1. Kiểm tra, làm sạch buồng lái, kính chắn gió, cánh cửa, cửa sổ, gương chiếu

hậu, đệm ghếngồi, cơcấu nâng lật buồng lái, tra dầu mỡvào những điểm quy định.

Xiết chặt bu lông bắt giữbuồng lái với khung ôtô. Kiểm tra hệthống thông gió và quạt

gió.

2. Kiểm tra thùng, thành bệ, các móc khóa thành bệ, bản lềthànhbệ, quang giữ

bệvới khung ôtô, bu lông bắt giữdầm, bậc lên xuống,chắn bùn. Nếu lỏng phải xiết

chặt lại.

pdf13 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Chương 4: Qui trình công nghệ bảo dưỡng ô tô, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
moóc, nửa rơ moóc. 
4. Đối với rơ moóc 1 trục kiểm tra càng nối chân chống, giá đỡ. 
5. Đối với nửa rơ moóc kiểm tra chân chống, cơ cấu nâng và mâm xoay. 
6. Kiểm tra các vị trí bôi trơn. Chẩn đoán tình trạng chung của rơ moóc, nửa rơ 
moóc. 
4.2.2. Bảo dưỡng định kỳ 
Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và 
được thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe 
chạy hoặc thời gian khai khác. Công việc kiểm tra thông thường dùng thiết bị chuyên 
dùng. 
 Phải kết hợp với việc sửa chữa nhỏ và thay thế một số chi tiết phụ như séc 
măng, rà lại xupáp, điều chỉnh khe hở nhiệt, thay bạc lót, má phanh, má ly hợp... 
 Tuy nhiên, công việc chính vẫn là kiểm tra, phát hiện ngăn chặn hư hỏng. 
4.2.2.1. Chu kỳ bảo dưỡng: 
 30
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
1. Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai 
thác của ôtô, tùy theo định ngạch nào đến trước. 
2. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau: 
a. Đối với những ôtô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu 
kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo. 
b. Đối với những ôtô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo 
dưỡng định kỳ phải tính theo quãng đường ôtô chạy hoặc theo thời gian khai thác của 
ôtô được quy định trong bảng. 
Chu kỳ bảo dưỡng 
Loại ôtô 
Trạng thái kỹ 
thuật Quãng đường 
(km) 
Thời gian 
(tháng) 
Chạy rà 1.500 - 
Sau chạy rà 10.000 6 Ôtô con 
Sau sửa chữa lớn 5.000 3 
Chạy rà 1.000 - 
Sau chạy rà 8.000 6 Ôtô khách 
Sau sửa chữa lớn 4.000 3 
Chạy rà 1.000 - 
Sau chạy rà 8.000 6 
Ôtô tải, rơ moóc, nửa 
rơ moóc 
Sau sửa chữa lớn 4.000 3 
3. Đối với ôtô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công 
trường, hải đảo...) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 Điều này. 
4. Đối với ôtô chuyên dùng và ôtô tải chuyên dùng (ôtô cần cẩu, ôtô chở xăng 
dầu, ôtô đông lạnh, ôtô chữa cháy, ôtô thang, ôtô cứu hộ...), căn cứ vào đặc tính sử 
dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo 
dưỡng định kỳ cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của 
thông thường của ô tô nói chung. 
5. Đối với ôtô mới hoặc ôtô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong 
thời kỳ chạy rà nhằm nâng cao chất lượng các bề mặt ma sát của cặp chi tiết tiếp xúc, 
giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ tổng thành, 
hệ thống của ôtô. 
a. Đối với ôtô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo 
dưỡng của nhà sản xuất. 
b. Đối với ôtô sau sửa chữa lớn, thời kỳ chạy rà được quy định là 1500km đầu 
tiên, trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km. 
6. Khi ôtô đến chu kỳ quy định bảo dưỡng định kỳ, phải tiến hành bảo dưỡng. 
Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định. 
 4.2.2.2. Các nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ ôtô, rơ moóc và nửa rơ 
moóc 
a. Công tác tiếp nhận ôtô vào trạm bảo dưỡng 
1. Rửa và làm sạch ôtô. 
2. Công tác kiểm tra, chẩn đoán ban đầu được tiến hành như mục 1 của bảo 
dưỡng hàng ngày, trên cơ sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật của ôtô. 
 31
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
b. Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ 
thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau: 
* Đối với động cơ nói chung: 
1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. 
2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu 
li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi 
của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. 
3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi 
lọc tinh. 
4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ 
ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. 
5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén 
khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte. 
6. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel. 
7. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của 
động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước. 
8. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống 
làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van hằng nhiệt, cửa 
chắn song két nước. 
9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supáp; Độ căng dây đai dẫn động quạt 
gió, bơm nước, bơm hơi. 
10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động... 
11. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của 
supáp, nhóm pittông và xi lanh. 
12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khủyu nếu cần. 
13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; Kiểm tra các đường ống dẫn; 
thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ 
thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ 
thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên 
liệu... 
Động cơ xăng: 
a. Kiểm tra bơm xăng, bộ chế hòa khí. Tháo, súc rửa và điều chỉnh nếu cần. 
b. Điều chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ. 
c. Đối với động cơ xăng sử dụng hệ thống cấp nhiên liệu kiểu phun cần kiểm 
tra sự làm việc của toàn hệ thống. 
Động cơ Diesel: 
a. Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các 
đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga. 
 32
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
b. Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để 
hiệu chỉnh. 
c. Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều 
tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp. 
d. Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy 
không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường. 
* Hệ thống điện 
1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, 
máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận khác. 
2. Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, 
nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá 
đỡ ắc quy. 
3. Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế, máy phát, bộ khởi động, bộ chia điện, bộ 
đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin, nếu đánh lửa, gạt mưa, quạt gió. Tra dầu mỡ theo 
quy định. 
4. Kiểm tra khe hở má vít, làm sạch, điều chỉnh khe hở theo quy định. 
5. Kiểm tra, làm sạch điện cực, điều chỉnh khe hở giữa hai điện cực của nến đánh lửa. 
6. Điều chỉnh bộ căng dây đai dẫn động máy phát, kiểm tra, điều chỉnh sự làm việc 
của rơ le. 
7. Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. Điều chỉnh 
độ chiếu sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp theo quy định. 
8. Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần. 
9. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định. 
* Ly hợp, hộp số, trục các đăng 
1. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp. 
2. Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với ly 
hợp thủy lực phải kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, xiết chặt giá 
đỡ bàn đạp ly hợp. 
3. Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu cần phải thay. 
4. Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bulông nối ghép ly hợp hộp số, trục các 
đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng. 
5. Kiểm tra độ rơ ổ trục then hoa, ổ bi các đăng và ổ bi trung gian. 
6. Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn 
khiếm khuyết phải điều chỉnh lại. Các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít. 
7. Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp. Nếu thiếu phải bổ sung. 
8. Bơm mỡ vào các vị trí theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo. 
* Cầu chủ động, truyền lực chính 
9. Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh lại. 
 33
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
10. Kiểm tra độ kín khít của bề mặt lắp ghép. Xiết chặt các bulông bắt giữ. Kiểm tra 
lượng dầu ở vỏ cầu chủ động. Nếu thiếu phải bổ sung. 
* Cầu trước và hệ thống lái 
1. Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần phải 
đảo vị trí các lốp theo quy định. 
2. Xì dầu khung, bôi trơn chốt nhíp, các ngõng chuyển hướng, bệ ôtô. Bôi mỡ 
phấn chì cho khe nhíp. 
3. Bơm mỡ bôi trơn theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo. 
4. Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi 
moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo quy định. 
Kiểm tra chốt chuyển hướng, chốt cầu (rô tuyn). Nếu độ rơ vượt tiêu chuẩn cho 
phép, phải điều chỉnh hoặc thay thế. 
5. Đối với ôtô, sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái của lò xo, 
thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo. 
6. Kiểm tra độ kín khít của hộp tay lái, gia đỡ trục, các đăng tay lái, hệ thống 
trợ lực tay lái thủy lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung. 
7. Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá 
tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại. 
8. Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, bảo đảm an toàn và ổn định. 
* Hệ thống phanh 
1. Kiểm tra áp suất khí nén, trạng thái làm việc của máy nén khí, van tiết lưu, 
van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí. 
2. Kiểm tra, bổ sung dầu phanh. 
3. Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi, dầu. Đảm bảo kín, 
không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống. 
4. Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu có trợ 
lực bằng khí nén hoặc chân không. 
5. Kiểm tra, xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn đạp 
phanh. 
6. Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi 
vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết 
chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay. 
7. Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xi lanh 
phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xi lanh 
phanh chính. 
8. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và 
hành trình tự do của bàn đạp phanh. 
9. Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều 
chỉnh lại. 
10. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh. 
* Hệ thống chuyển động, hệ thống treo và khung xe 
1. Kiểm tra khung xe (sat xi), chắn bùn, đuôi mỏ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, 
bộ nhíp, quang nhíp, quai nhíp, bu lông tâm nhíp, bu lông hãm chốt nhíp. Nếu xô lệch 
phải điều chỉnh lại. Nếu lỏng phải bắt chặt, làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản theo quy 
định. 
 34
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
2. Kiểm tra tác dụng của giảm sóc, xiết chặt bu lông giữ giảm sóc. Kiểm tra các 
lò xo và ụ cao su đỡ. Nếu vỡ phải thay. 
3. Kiểm tra vành, bánh xe và lốp, kể cả lốp dự phòng. Bơm hơi lốp tới áp suất 
tiêu chuẩn, đảo lốp theo quy định của sơ đồ. Gỡ những vật cứng dắt, dính vào kẽ lốp. 
* Buồng lái và thùng xe 
1. Kiểm tra, làm sạch buồng lái, kính chắn gió, cánh cửa, cửa sổ, gương chiếu 
hậu, đệm ghế ngồi, cơ cấu nâng lật buồng lái, tra dầu mỡ vào những điểm quy định. 
Xiết chặt bu lông bắt giữ buồng lái với khung ôtô. Kiểm tra hệ thống thông gió và quạt 
gió. 
2. Kiểm tra thùng, thành bệ, các móc khóa thành bệ, bản lề thành bệ, quang giữ 
bệ với khung ôtô, bu lông bắt giữ dầm, bậc lên xuống, chắn bùn. Nếu lỏng phải xiết 
chặt lại. 
* Đối với ôtô tự đổ, ôtô cần cẩu và ôtô chuyên dùng 
1. Kiểm tra cơ cấu nâng, hạ thùng ôtô, độ an toàn và kín của các đầu nối, ống 
dẫn dầu. Sự làm việc ổn định của hệ thống nâng hạ thủy lực. 
2. Kiểm tra, xiết chặt các ổ tựa, hộp truyền lực, giá đỡ thùng ôtô, cơ cấu nâng 
hạ lốp dự phòng. 
3. Rửa bầu lọc dầu của thùng chứa dầu, xả không khí trong hệ thống thủy lực. 
Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu. Nếu thiếu phải đổ thêm. Thay dầu theo quy định. 
4. Kiểm tra cáp, cơ cấu an toàn đối với ôtô cần cẩu. 
5. Những nội dung bảo dưỡng đối với các cơ cấu, cụm hệ thống đặc thù phải 
tuân theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà chế tạo. 
 4.2.2.3. Các nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ rơ moóc và nửa rơ moóc 
a. Công tác làm sạch, kiểm tra, chẩn đoán, bôi trơn. 
1. Làm sạch, xả dầu và nước trong bầu chứa hơi phanh. 
2. Kiểm tra đèn, biển số, xích an toàn, hiệu quả đèn tín hiệu và đèn phanh, 
thành bệ. 
3. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật tổng thể rơ moóc, nửa rơ moóc. 
4. Tra dầu, bơm mỡ vào tất cả các điểm cần bôi trơn theo sơ đồ. Xì dầu cho 
khung và gầm của rơ moóc, nửa rơ moóc. Bôi mỡ cho nhíp. 
b. Công tác điều chỉnh, sửa chữa và xiết chặt. 
1. Đối với rơ moóc có bộ chuyển hướng ở trục trước: Phải kiểm tra bộ phận 
chuyển hướng, tình trạng kỹ thuật của trục trước. Xiết chặt bu lông bắt giữ bộ phận 
chuyển hướng, chốt, khớp chuyển hướng. Nếu độ rơ vượt tiêu chuẩn kỹ thuật phải điều 
chỉnh hoặc thay thế. 
2. Đối với rơ moóc có mâm xoay. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của mâm xoay, 
con lăn, trục và ổ đỡ mâm xoay. Xiết chặt đai ốc bắt giữ trụ mâm xoay. Điều chỉnh độ 
chụm bánh trước, nếu cần. 
3. Đối với hệ thống phanh rơ moóc, nửa rơ moóc. 
- Kiểm tra tác dụng của hệ thống phanh. Kiểm tra tình trạng và sự rò rỉ của các 
ống dẫn, đầu nối và các bộ phận của hệ thống phanh. 
- Kiểm tra xiết chặt quang bắt giữ bệ, thành bệ, ván sàn và bản lề thành cửa. 
- Tháo rửa moay ỏ và tang trống. Kiểm tra trạng thái kỹ thuật moay ơ, tang 
trống, má phanh, lò xo hồi vị, bi, cổ trục. Thay mỡ và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật. 
- Xiết chặt đai giữ, giá đỡ bình chứa khí nén, các đầu nối dây dẫn, mâm phanh, 
giá đỡ trục quay, bầu phanh, bánh xe và các cụm chi tiết ghép nối. 
 35
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
- Điều chỉnh khe hở má phanh - tang trống và hệ thống phanh tay nếu mòn quá 
tiêu chuẩn, không còn tác dụng phải thay mới. 
4. Đối với nửa rơ moóc 
- Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật trục chuyển hướng, mâm xoay, mâm 
đỡ, chốt an toàn, cơ cấu chân chống, cơ cấu bắt nối nửa rơ moóc với đầu kéo. 
- Kịp thời sửa chữa và hiệu chỉnh đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. 
4.2.3. Bảo dưỡng theo mùa 
 Tiến hành hai lần trong năm, làm những công việc liên quan chuyển điều kiện 
làm việc mùa này sang mùa khác. Thường bố trí sao cho bảo dưỡng mùa trùng bảo 
dưỡng định kỳ: 
 - Xúc rửa hệ thống làm mát. 
 - Thay dầu nhờn, mỡ. 
 - Kiểm tra bộ hâm nóng nhiên liệu, bộ sấy khởi động. 
4.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT 
 Tùy theo trình độ tổ chức và khả năng thợ, tính chất chuyên môn hóa của thợ 
mà có những phương pháp sau: 
4.3.1. Phương pháp tổ chức chuyên môn hóa 
 -Tất cả các công nhân của xưởng được phân thành tổ chuyên môn hóa, ví dụ: 
 Tổ 1: bảo dưỡng thường xuyên, (chỉ có trong xí nghiệp vận tải) 
 Tổ 2: bảo dưỡng gầm. 
 Tổ 3: bảo dưỡng động cơ... 
 - Các công nhân có tay nghề khác nhau. 
 - Năng suất cao, định mức thời gian lao động dễ. 
 - Thiếu trách nhiệm với hoạt động của xe trên tuyến. 
 - Kết quả lao động chỉ được đánh giá bằng số lượng xe qua bảo dưỡng. Chỉ 
thực hiện phần việc của mình, không có sự liên hệ với phần việc của tổ khác. Không 
phân tích đánh giá được nguyên nhân các tổng thành bị loại. 
 - Không thực hiện khi giải quyết công việc với nhiều loại xe khác nhau (kiểm 
tra công việc khó). 
4.3.2. Phương pháp tổ chức riêng xe. 
 Công nhân trong xưởng thuộc các tổ tổng hợp, thành phần gồm công nhân có 
tay nghề trong nhiều công việc. Thực chất công việc là: bảo dưỡng kỹ thuật và sửa 
chữa vặt ghép lại: 
 Ưu điểm: đã qui định được mức độ trách nhiệm. 
 Nhược điểm: do phải phân chia dụng cụ thiết bị, vì vậy sử dụng không hiệu quả 
và không áp dụng dây chuyền được, khó khăn trong việc sử dụng các phụ tùng thay 
thế. 
4.3.3. Phương pháp tổ chức đoạn tổng thành 
 Đây là phương pháp tiên tiến. Khi chuẩn bị kế hoạch người ta tách đoạn sản 
xuất chuyên môn hóa. Mỗi đoạn sản xuất thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa 
 36
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
các cụm tổng thành, cơ cấu đã định cho đoạn ấy. Số lượng đoạn sản xuất tùy thuộc vào 
qui mô của của xí nghiệp, chủng loại xe và tình trạng đối tượng đưa vào. Thường phân 
thành 6 đoạn chính và 2 đoạn phụ: 
Phó GĐ sản xuất
Tổ trưởng, xưởng trưởng
1 2 3 4 5 6 7 8 
Điều độ sản xuấtKỹ thuật viên 
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức đoạn - tổng thành 
 Sáu đoạn chính: 
 1. Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ. 
 2. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực. 
 3. Bảo dưỡng và sửa chữa cầu trước, cầu sau, phanh, lái, treo. 
 4. Bảo dưỡng và sửa chữa điện, nhiên liệu. 
 5. Bảo dưỡng và sửa chữa khung bệ, cabin, sat xi, vỏ xe. 
 6. Bảo dưỡng và sửa chữa lốp. 
 Hai đoạn phụ: 
 7. Sửa chữa cơ nguội. 
 8. Rửa, lau chùi, sơn. 
Khi tổ chức theo phương pháp này phải thống kê toàn bộ các chi tiết trong tổng 
thành, xét khối lượng công việc, sắp xếp công nhân cho mỗi công đoạn (cũng có thể 
ghép các công đoạn 1-2, 3-4, 5-6 để giảm bớt cơ cấu tổ chức). Sử dụng các phương 
pháp tổ chức này cho phép chuyên môn hóa tự động hóa. 
4.4. TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN CHO TRẠM BẢO DƯỠNG 
 Nếu xét theo vị trí làm việc đối với xe thì phân bố công việc như sau: 
 - Công việc dưới gầm xe 40 ÷ 45%. 
 - Công việc ở trên 10 ÷ 20%. 
 - Công việc xung quanh 40 ÷ 45%. 
4.4.1.Trang thiết bị cho bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa gồm: 
 - Trang bị công nghệ: 
 Thiết bị trực tiếp tham gia vào quá trình công nghệ: bơm, hệ thống rửa, các 
trang bị kiểm tra, trang bị bơm dầu mỡ, trang bị siết chặt. 
 - Trang bị cơ bản trên trạm: 
 Trang bị phụ gián tiếp tham gia vào qui trình công nghệ: hầm bảo dưỡng, thiết 
bị nâng (kích, tời, cầu trục lăn...) cầu rửa, cầu cạn, cầu lật. 
Yêu cầu chung: 
 Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, an toàn, cho phép cải thiện điều kiện 
làm việc của công nhân, diện tích chiếm chỗ nhỏ, sử dụng thuận lợi mọi phía. Có tính 
vạn năng dễ sử dụng cho nhiều mác xe. 
 37
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
4.4.1. Hầm bảo dưỡng. 
Hầm bảo dưỡng
Hầm hẹp 
Hầm tận đầu 
Hầm giữa hai 
bánh xe 
Hầm hai bên 
bánh xe 
Hầm rộng 
Hầm thông qua 
Cầu nâng Treo bánh xe
Hình 4.2. Phân loại hầm 
 Trang thiết bị vạn năng có khả năng làm việc mọi phía. 
 Theo chiều rộng hầm thì có: hầm hẹp, hầm rộng. 
- Hầm hẹp: là hầm có chiều rộng nhỏ hơn khoảng cách 2 bánh xe, kích thước từ 
0,9÷1,1m. 
 - Hầm rộng: là hầm có chiều rộng lớn hơn khoảng cách 2 bánh xe, kích thước từ 
1,4 ÷ 3m. chiều dài lớn hơn chiều dài ô tô 1÷2m. Kết cấu phức tạp, phải có bậc lên 
xuống độ sâu 1÷2m. 
 Theo cách xe vào có hầm tận đầu và hầm thông qua. 
Trong hầm bảo dưỡng phải có hệ thống tháo dầu di động hoặc cố định, có hệ thống 
đèn chiếu sáng. Thành hầm phải có gờ chắn cao từ 15 ÷ 20cm để an toàn khi di chuyển 
xe. Bố trí hệ thống hút bụi, khí để thông thoáng gió, hệ thống nâng hạ xe. 
 4.4.2. Cầu cạn. 
 Là bệ xây cao trên mặt đất 0,7 ÷ 1m độ dốc 20 ÷ 25%. Có thể cầu cạn tận đầu 
hay thông qua. Vật liệu gỗ, bê tông hoặc kim loại, có thể cố định hay di động. 
 Ưu điểm: đơn giản. 
 Nhược điểm: không nâng bánh xe lên được. Do có độ dốc nên chiếm nhiều diện 
tích. 
4.4.3. Thiết bị nâng. 
 - Di động: cầu lăn, cầu trục. 
 - Cố định: kích thuỷ lực, kích hơi... 
 - Cầu lật: nghiêng xe đến 450 dùng cho các xe du lịch. 
 38
Chương 4*Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô - Biên soạn- Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành 
4.4.4. Băng chuyền 
 Trang bị băng chuyền khi tổ chức bảo dưỡng theo dây chuyền. 
Băn

File đính kèm:

  • pdfCH4.pdf
Bài giảng liên quan