Bài giảng Chương V: Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn và khẩu phần ăn
Ví dụ 1: Tính nhu cầu năng lượng (DEMJ) cho lợn thịt, tăng trọng 500g/ngày, trong đó tăng nạc là 400g, mỡ là 100g. Lợn có thể trọng là 55kg.
Bài giải:
- Đổi 55kg thể trọng sang thể trọng trao đổi bằng cách tra bảng 5.12: 55kg0,75 = 20,20.
Nhu cầu DE duy trì: DEm = 20,20 × 0,5 = 10,1MJ
Nhu cầu DE tăng nạc: DE nạc = 0,40 × 15 = 6MJ
Nhu cầu DE tăng mỡ: DE mỡ = 0,10 × 50 = 5MJ
Tổng nhu cầu năng lượng:
DE = 10,1 + 6 + 5 = 21,1 MJ
THỨC ĂN VẬT NUÔIMÔN HỌC CHƯƠNG VNHU CẦU DINH DƯỠNG, TIÊU CHUẨN VÀ KHẨU PHẦN ĂNI. NHU CẦU DINH DƯỠNGII. TIÊU CHUẨN VÀ KHẨU PHẦN ĂN I. NHU CẦU DINH DƯỠNGNhu cầu dinh dưỡng cho duy trìNhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởngNhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữaNhu cầu dinh dưỡng cho sinh sản1.1. Nhu cầu dinh dưỡng duy trì Khái niệm* Nhu cầu chuyển hóa cơ bản (CHCB):Định nghĩa: Là mức năng lượng tối thiểu vừa đủ cho hoạt động sống (chỉ dùng năng lượng cho tim đập, thận bài tiết, hô hấp), thể hiện khi không vận động cơ, không có thức ăn trong đường tiêu hóa, không mất năng lượng điều tiết thân nhiệt. → Do đó, ta gọi là "trao đổi đói“.- Ý nghĩa: Đo CHCB để chẩn đoán bệnh của tuyến giáp vì tuyến giáp chi phối nhiều hoạt động của cơ thể như chuyển hóa năng lượng, protein, chất béo, phát triển cơ thể và trí tuệ, liên quan chặt chẽ với các tuyến nội tiết khác.+ Bệnh cường giáp: CHCB tăng từ 25% trở lên so với bình thường. Tăng hơn 100% là bệnh nặng.+ Bệnh suy giáp: CHCB giảm từ 20% trở xuống so với bình thường. Giảm hơn 50% bệnh nặng. Một số yếu tố ảnh hưởng đến CHCB+ Khối lượng và diện tích bề mặt cơ thể: Gia súc càng nhỏ thì năng lượng CHCB/ 1kg thể trọng càng lớn.+ Trạng thái hoạt động của cơ thể: Gia súc làm việc co nhu cầu năng lượng CHCB lớn hơn gia súc nuôi thịt.* Nhu cầu duy trì: - Định nghĩa: Là lượng dinh dưỡng đảm bảo cho gia súc vẫn đi lại và ăn uống bình thường nhưng trong tình trạng không tăng hay giảm trọng lượng, không cho các sản phẩm, không nuôi thai, không cho con bú hay phối giống. Vậy, nhu cầu duy trì là lượng dinh dưỡng tối thiểu đảm bảo cân bằng N bằng không. - Ý nghĩa: Xác định nhu cầu duy trì là cơ sở xác định nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất (Nhu cầu cho thịt, trứng, sữa, nuôi thai)?Nhu cầu tổng số = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu xản xuấtBảng 5.1. Nhu cầu năng lượng duy trì và sản xuất của một số loại gia súcLoài gia súcNhu cầu năng lượng (MJNE/ngày)Nhu cầu duy trì so với nhu cầu tổng số (%)Duy trìSản xuấtTổng số- Bò sữa nặng 500kg, cho 20kg sữa/ngày32639534- Bò thịt nặng 300kg, tăng trọng 1kg/ngày23163959- Lợn nặng 50kg, tăng trọng 750g/ngày7101741- Gà thịt nặng 1kg, tăng trọng 35g/ngày0,50,320,8261b. Các phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì* Nhu cầu năng lượng cho duy trì - Phương pháp nuôi dưỡng: + Nuôi dưỡng duy trì: Nuôi trong điều kiện duy trì, ăn khẩu phần khác nhau. Khẩu phần nào mà vật nuôi ăn đảm bảo khối lượng cơ thể thì mức năng lượng của khẩu phần đó là nhu cầu lượng năng lượng cần cho duy trì. Trong thực tế rất khó nuôi vật nuôi trong điều kiện duy trì. + Nuôi dưỡng đơn giản: Cho gia súc ăn khẩu phần đã biết năng lượng, xác định tăng trọng trong khi thí nghiệm. Năng lượng khẩu phần (EI) ăn vào dùng cho cả duy trì và tăng trọng (NEg) đã được xác định là: EI = NEm + NEg. Loại trừ năng lượng cho tăng trọng thì biết được năng lượng cho duy trì. → Nhược điểm: Một số trường hợp tăng hay giảm trọng lượng không do năng lượng mà do sự tích nước hay nước đi vào các tổ chức thay thế lipit bị tiêu hao nên phải kết hợp với kỹ thuật mổ so sánh để xác định sự thay đổi về năng lượng của có thể. Phương pháp cân bằng năng lượng: Cho vật nuôi sống trong điều kiện duy trì và ăn các khẩu phần khác nhau. Khẩu phần nào không làm cho nhiệt năng của con vật thay đổi và đạt cân bằng thì giá trị năng lượng tại khẩu phần đó là giá trị năng lượng cho duy trì. → Nhược điểm: Thiếu chính xác, kết quả kahcs nahu khi con vật ăn những khẩu phần khác nhau.* Nhu cầu protein cho duy trì- Phương pháp nhân tố: → Nguyên tắc: Căn cứ vào lượng mất mát N thấp nhất khỏi cơ thể để xác định nhu cầu tối thiểu của con vật. → Phương pháp: Nuôi gia súc với khẩu phần không chứa N và xác định lượng mất N trong phân và nước tiểu. Như vậy N hay protein cho duy trì là lượng N hay protein bù đắp cho sự mất mát trong trao đổi và nội sinh (cả mất qua lông, mồ hôi, sừng vảy..). Nhu cầu protein duy trì cho lợn: Trong cơ thể lợn, protein chiếm 15% trọng lượng cơ thể; 13 - 16% (giảm khi cơ thể lớn lên) của tổng lượng protein cơ thể dùng vào chuyển hóa; 6% tổng lượng protein trao đổi mất đi hàng ngày. Vì vậy, nhu cầu protein duy trì (Prdt) có tương quan với khối lượng cơ thể theo phương trình: Prdt = a W (Trong đó a là hệ số) Ví dụ: Lợn 20 kg, tính được hệ số a như: a = 15% × 13% × 6% = 0,0012Bảng 5.2. Hệ số tương quan giữa nhu cầu protein duy trì và khối lượng cơ thể ở lợnKhối lượng, kgHệ sốKhối lượng, kgHệ số2030405060700,00120,00110,00100,00090,00080,000880901001101200,00070,00060,00060,00050,0005 Ví dụ: Tính nhu cầu protein duy trì cho lợn nặng 50 kg: Prdt = 50 x 0,0009 = 0,045 kg hay 45 g (tích lũy). Nếu BV = 0,65 thì lượng protein tiêu hóa là 45/0,65 = 69,23 g. Nếu TLTH protein là 80% thì protein thô sẽ là 69,23/0,8 = 86,53 g. Như vậy, nhu cầu protein cho duy trì của lợn 50 kg là 86,53 g protein thô/ngày. - Phương pháp cân bằng chất:Nuôi gia súc với các khẩu phần khác nhau về hàm lượng protein. Mức protein làm cho con vật gần với N tích luỹ bằng 0 coi nhu mức protein duy trì. c. Các yêu tố ảnh hưởng nhu cầu duy trì - Tuổi con vật: Người lúc sơ sinh nhiệt sản là 31 kcal/m2 diện tích cơ thể, tăng lên 50-55 kcal lúc một năm tuổi và giảm dần tới 35-37 kcal ở tuổi 20. Bò giảm dần từ 140 kcal lúc 1 tháng tuổi đến 80 kcal lúc 48 tuần tuổi. - Các yếu tố thần kinh nội tiết: ở người trao đổi cơ bản ở nam cao hơn nữ 6-7%. Ở gia súc thiến trao đổi cơ bản giảm từ 5-10%. - Trạng thái hoạt động: Ít hoạt động ít hao năng lượng - Ngoài ra, các yếu tố về giống, loài, giới tính, loại hình, mức độ nuôi dưỡng và điều kiện sống cũng ảnh hưởng tới nhu cầu duy trì. ◄1.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng1.2.1. Đặc điểm sinh trưởngTốc độ sinh trưởng của toàn bộ cơ thể biến đổi theo hình chữ S: mới thụ thai tăng chậm, sau đó tăng nhanh và trưởng thành thì chậm lại dần:+ Tốc độ tăng do số lượng tế bào tăng chứ không phải tăng kích thước tế bào.+ Giai đoạn tăng mạnh về số lượng tế bào, cần ưu tiên cung cấp dinh dưỡng, con vật sẽ sinh trưởng nhanh và hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao. Tốc độ sinh trưởng của các bộ phận và tổ chức cơ thể không giống nhau. Đường biểu diễn sinh trưởng của tổ chức và bộ phận khác nhau trong cơ thể có khác nhau về thời gian nhưng xảy ra kế tiếp nhau theo thứ tự nhất định khi con vật lớn lên: Thần kinh, xương, cơ, mỡ.Não và hệ thần kinh trung ươngXươngCơMỡThai – Nhau thaiPhân bố ưu tiên chất dinh dưỡng trong máu + Thực chất của việc ưu tiên cung cấp chất dinh dưỡng là sự tranh dành được nhiều hay ít chất dinh dưỡng. Tổ chức nào có tốc độ phân chia tế bào nhanh hơn thì tranh dành được nhiều chất dinh dưỡng hơn. + Ứng dụng: Cần phải cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng. Bằng biện pháp dinh dưỡng và biện pháp di truyền, người ta có thể điều khiển được sinh trưởng và tạo ra những sản phẩm mong muốn.1.2.2. Phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng Nhu cầu năng lượng - Xác định nhu cầu năng lượng tiêu hóa (DE) cho lợn sinh trưởng:DEm: DE cho duy trì = 0,5 MJ/kg.W0,75 (W0,75 khối lượng trao đổi, tra bảng 5.12).DE nạc: DE cho tăng nạc = 15 MJ/kg nạc DE mỡ: DE cho tăng mỡ = 50 MJ/kg mỡDE t0c: DE hiệu chỉnh theo nhiệt độ chuồng nuôi, giảm 1 độ C so với nhiệt độ tiêu chuẩn tới hạn (TCL) nhu cầu năng lượng tăng 0,0016 MJDE/kgW0,75.DE = Dem + DE protein + DE mỡ + DE t0cVí dụ 1: Tính nhu cầu năng lượng (DEMJ) cho lợn thịt, tăng trọng 500g/ngày, trong đó tăng nạc là 400g, mỡ là 100g. Lợn có thể trọng là 55kg.Bài giải: - Đổi 55kg thể trọng sang thể trọng trao đổi bằng cách tra bảng 5.12: 55kg0,75 = 20,20. Nhu cầu DE duy trì: DEm = 20,20 × 0,5 = 10,1MJ Nhu cầu DE tăng nạc: DE nạc = 0,40 × 15 = 6MJ Nhu cầu DE tăng mỡ: DE mỡ = 0,10 × 50 = 5MJ Tổng nhu cầu năng lượng: DE = 10,1 + 6 + 5 = 21,1 MJb. Nhu cầu protein cho sinh trưởng * Nhu cầu protein cho lợn sinh trưởng:CP (g/ngày) = CP duy trì + CP tăng thịt nạc(Trong thịt lợn nạc có 22% protein)Ví dụ: Xác định nhu cầu protein cho lợn có khối lượng 60kg, tăng trọng 500g nạc/ngày - Nhu cầu protein cho duy trì = W.a(Tra bảng 5.3 tìm hệ số a với các loại thể trọng) 60 kg × 0,0008 = 0,048 kg protein = 48g protein Nhu cầu protein cho tăng nạc: Lợn tăng 500g thịt nạc, tỉ lệ protein trong thịt nạc là 22%. Vậy lượng protein cần cho tăng nạc:500 × 22/100 = 110g Nhu cầu protein g/ngày:48g + 110g = 158g (tích lũy) Nếu BV = 0,65 thì lượng protein tiêu hóa:158/ 0,65 = 243 g/ngày Nếu TLTH protein là 80% thì protein thô:243/0,8 = 303g/ngày* Nhu cầu protein hàng ngày cho gà thịt: Theo Scott và cộng sự (1976), nhu cầu protein hàng ngày cho gà broiler gồm:-Nhu cầu CP tăng trọng (g) = Tăng trọng (g) × 0,180,64-Nhu cầu CP duy trì (g) = Thể trọng (g) × 0,00160,64Nhu cầu CP mọc lông (g) = Tăng trọng (g) × 0,82 × 0,040,64(Thịt gà chứa 18% protein và hiệu suất sử dụng protein của gà broiler là 64%)* Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein cho sinh trưởng- Tuổi vật nuôi+ Giai đoạn đầu thời kì tăng trưởng tốc độ sinh trưởng càng lớn, sự trao đổi protein càng cao, protein tích lũy càng nhiều.Bảng: Lượng pr tích lũy hàng ngày của bò (g)TTNgày tuổi81244651001602704801Lượng protein tích lũy/100kg klượng40030024016012080509TTTháng tuổi345678101Khối lượng (kg)304060801001201502Tỷ lệ protein trong cơ thể14-1614-1610-1410-128-106-85-6Bảng: Sự tích lũy protein ở heo thí nghiệm (%)- Chất lượng protein: Chất lượng protein càng thấp thì nhu cầu về protein càng cao.Bảng: Quan hệ giữa chất lượng protein với nhu cầu protein ở chuộtTTThức ănProtein (%)Nhu cầu bình quân/ngày(g/ngày)1Bột cá165,02Khô dầu lạc244,43Gluten lúa mì444,0- Sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần+ Cân bằng nhu cầu protein và năng lượng: Thiếu năng lượng sẽ giảm sự tích lũy protein.+ Cân bằng nhu cầu protein và khoáng, vitamin. Loại vật nuôi, các giai đoạn sinh trưởng, giới tính, giá trị dinh dưỡng của protein trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.Chú ý: Nhu cầu protein được tính theo protein thô hoặc protein tiêu hóa với đơn vị: g/ngày, g/ đơn vị thức ăn. Tỷ lệ % so với khối lượng khẩu phần.c. Nhu cầu về chất khoáng của vật nuôi sinh trưởng Theo tuổi: Tuổi càng cao nhu cầu khoáng (Ca, P) sẽ giảm dần.Bảng: Nhu cầu Ca, P cho gia cầm sinh trưởng (%), (ARC, 1969)STTKhoáng0 – 8 tuần tuổi8 – 18 tuần tuổi1Ca1,11,12P0,770,66Khối lượng cơ thểBảng: Nhu cầu Ca, P của bê (%), (NRC, 1969)TTKhối lượng (kg)CaP110011 – 156 – 8220014 – 188 -10330018 – 2113 – 15440022 – 2622 – 24550025 - 2828 - 29 Tốc độ sinh trưởng. Loài vật nuôi: Trong các loài ăn cỏ thì bê cần nhiều Ca và P hơn cừu và ngựa.Thành phần và chất lượng khẩu phần ăn: Nếu đủ vitamin D thì tăng sự hấp thu Ca và P và ngược lại.* Chú ý: Đơn vị đo lường của chất khoáng: miligam, microgam và đơn vị đo lường đặc biệt (UI). d. Nhu cầu vitamin của vật nuôi sinh trưởngVật nuôi đang sinh trưởng cần đầy đủ các loại vitamin nhưng quan trọng nhất là vitamin A, D, nhóm B. Đơn vị đo lường của vitamin: miligam, microgam và đơn vị đo lường đặc biệt (UI). ◄1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa1.3.1. Thành phần của sữa Thành phần của sữa khác nhau giữa các loài, giống gia súc, thức ăn, giai đoạn tiết sữa và kĩ thuật vắt sữa. Bảng sau giới thiệu thành phần trung bình của sữa một số loài gia súc.Loài gia súcChất rắn không bơProteinLactozMỡ (bơ)CaPBò sữa8,73,34,73,60,130,09Dê8,73,34,14,50,130,11Heo11,65,84,88,50,250,17Trâu-4,35,27,5--Bảng 5.3. Thành phần của sữa gia súc (%)1.3.2. Nguồn gốc của các thành phần sữa* Protein của sữa: Có 3 dạng chủ yếu: cazein, globulin, albumin (78%). cazein, globulin được hình thành từ những a.amin trong máu, thông qua sự tổng hợp của các tế bào tuyến vú, albumin khuếch thẩm trực tiếp từ máu.* Đường sữa: Trong sữa có một ít đường glucoz và galactoz và chủ yếu là lactoz. Trong tế bào truyến vú có enzym chuyển glucoz thành galactoz, hai loại này kết hợp với nhau tạo thành đường lactoz. Đường glucoz từ máu vào tế bào tuyến vú sau đó vào sữa.* Mỡ sữa: Mỡ sữa là hỗn hợp của những triglyxerit, gồm 50% là axit béo mạch ngắn (C4 – C14), còn lại là axit béo mạch dài. Ở loài không nhai lại: Mỡ sữa được hình thành từ glucoz. Loài nhai lại: Mỡ sữa được hình thành từ axetat và β hydroxibutirat nhưng phải nhờ glucoz kích thích.* Chất khoáng:- Trong sữa có hơn 30 nguyên tố khoáng, lấy từ máu thông qua tế bào tuyến vú. Thành phần chất khoáng trong máu và sữa khác nhau. Hàm lượng Ca trong sữa cao hơn trong máu 13 lần, P trong sữa cao hơn trong máu 10 lần, K trong sữa cao hơn trong máu 5 lần, Na trong sữa bằng 1/7 trong máu, Na trong sữa bằng 1/7 trong máu.* Vitamin: Được hình thành từ vitamin có trong máu, thông qua hoạt động của tế bào tuyến vú.1.3.3. Kì tiết sữa của bòBê cái 18 tháng tuổi, khối lượng 280kg. Phối giống – chửa – đẻ - 4 ngày sau khi đẻ thì bắt đầu vắt sữa. 85 ngày sau khi đẻ bò lại có chửa, 309 ngày sau khi đẻ (kì tiết sữa 305 ngày) cho bò cạn sữa (bò cái đã có chửa tháng thứ 7), đến 365 ngày bò lại đẻ và kì tiết sữa tiếp theo.Mang thai (280 ngày)Đẻ4 ngàyThụ thai (85 ngày)Cạn sữa (309 ngày)Đẻ (365 ngày)Kì tiết sữa (305 ngày)Các giai đoạn trong kì tiết sữa Giai đoạn 1: 10 – 12 tuần kì tiết sữa: Sản lượng sữa tăng nhanh và đạt đỉnh cao ở gần cuối giai đoạn. Tỷ lệ mỡ sữa ban đầu tăng cao, sau giảm. Thức ăn thu nhận (VCK) tăng nhanh chóng theo sản lượng sữa, nhất là protein. Do đó, khối lượng bò giảm trong giai đoạn này. Cần tăng nồng độ năng lượng trong 1 kg chất khô khẩu phần. Giai đoạn này bò dễ mắc bệnh liên quan đến trao đổi chuyển hóa.- Giai đoạn 2: Tuần thứ 12 – 24 của kì tiết sữa. Lượng VCK thu nhận đạt tối đa trong giai đoạn này.- Giai đoạn 3: Tuần 24 – cạn sữa: Năng suất sữa giảm, thai phát triển, bò tăng cân bù.- Giai đoạn 4: Cạn sữa, 6 – 8 tuần trước khi đẻ: Thức ăn chủ yếu là cỏ, bổ sung thêm vitamin và khoáng. 1.3.4. Nhu cầu dinh dưỡng của bò sữaa. Nhu cầu năng lượng* Điều kiện tính nhu cầu năng lượng cho bò tiết sữa- Khối lượng cơ thể (kg) để tính nhu cầu duy trì- Sản lượng sữa (kg) và tỉ lệ mỡ sữa (%)- Sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa (FCM)FCM (kg) = S (0,4 + 0,15M)(FCM: Sản lượng sữa hiệu chỉnh 4% mỡ sữa (kg). S: Sản lượng sữa thực tế (kg). M: Tỉ lệ mỡ sữa thực tế (%)).Ví dụ: Chuyển 8kg sữa tỉ lệ mỡ sữa 5% thành FCM 4%FCM (kg) = 8 (0,4 + 0,15 x 5) = 9,2kg* Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa: Bò ôn đới: 1kg sữa 4% mỡ cần 1130 kcal ME. Bò nhiệt đới: 1kg sữa 4% mỡ cần 1144 kcal ME- Nhu cầu duy trì cho bò tiết sữa:+ Nuôi tại chuồng: 120kcal ME - 132kcal ME/kg0,75+ Chăn thả: 125kcal ME–130% nhu cầu nuôi tại chuồng- Nhu cầu cho sinh trưởng ở bò tiết sữa:+ Thời kì tiết sữa thứ nhất = 20% nhu cầu duy trì+ Thời kì tiết sữa thứ hai = 10% nhu cầu duy trìVí dụ: Tính nhu cầu năng lượng bò đang tiết sữa, giống holstein, 500kg, nuôi tại chuồng, kì tiết sữa thứ 2, năng suất sữa 15kg/ngày, 5% mỡ sữa.Bài giải: - Nhu cầu năng lượng duy trì: Đổi: 5000,75 = 105,74kg0,75, 1kg0,75 cần 120kcal MENhu cầu duy trì = 105,74kg0,75 x 120 = 12688,8kcal Nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng:Bò đang kì tiết sữa thứ 2 = 10% nhu cầu duy trì12688,8 x 10% = 1268,88kcal ME- Nhu cầu cho năng lượng tiết sữa:FCM (kg) = 15(0,4 + 0,15 x 5) = 17,25 kg FCM- Nhu cầu năng lượng cho tạo sữa:17,25 kg x 1130 kcal ME = 19492,5 kcal ME- Tổng nhu cầu năng lượng tiết sữa = Tiết sữa + Duy trì + Sinh trưởng = 19492,5 + 12688,8 + 1268,88 = 33450,18kcal ME = 33,452 Mcal ME.b. Nhu cầu protein- Nhu cầu protein cho duy trì: 1kg W0,75 = 2,86g.Nhu cầu protein sinh trưởng = 20% nhu cầu duy trì Nhu cầu protein cho tiết sữa:+ Bò ôn đới: 51g protein tiêu hóa/kg sữa 4% mỡ.+ Bò nhiệt đới: 56g protein tiêu hóa/kg sữa 4% mỡ. ◄1.4. Nhu cầu sinh sản1.4.1. Thành thục về tính và thể vóc Gia súc đã thành thục về tính là khi đã sinh trưởng và phát dục đến giai đoạn có khả năng sinh sản. Lúc này cơ quan sinh dục bắt đầu sinh ra những tế bào sinh dục có khả năng thụ tinh; đồng thời dưới tác dụng của hormon, cơ quan sinh dục phát triển, đặc điểm sinh dục phụ xuất hiện và gia súc có phản xạ về tính. Tuổi thành thục về tính khác nhau tùy giống, tính biệt, khí hậu, dinh dưỡng, điều kiện quản lí. Thời kì thành thục về tính thường sớm hơn thành thục về thể vóc. Thành thục về thể vóc mới sinh sản.1.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn cái mang thai - Nhu cầu năng lượng Nhu cầu năng lượng cho lợn cái mang thai = nhu cầu duy trì + nhu cầu tăng trọng (của mẹ + tổ chức sinh sản). Ví dụ: Lợn mang thai tăng trọng 45kg gồm 25kg và 20kg tổ chức sinh sản thì nhu cầu năng lượng bình quân 1930 kcal DE/ngày. Trong đó, năng lượng tăng trọng là 1180 kcal DE/ngày, 550kcal DE/ngày, 200kcalDE/ngày. Trong 115 ngày có chửa tăng trọng thai là 20kg cần 25 MJ ME hay 26MJ DE. Vây nhu cầu năng lượng hàng ngày: 20x26MJ ME/115 = 4,5 MJ DE/ngày. - Nhu cầu protein của gia súc mang thai Nhu cầu protein của gia súc mang thai = nhu cầu duy trì + nhu cầu tăng trọng nhu cầu tăng trọng (của mẹ + tổ chức sinh sản).1.4.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn cái nuôi con tiết sữaNhu cầu năng lượng = năng lượng duy trì + năng lượng sản xuất sữa + năng lượng tahy đổi thể trọng. Nhu cầu protein = nhu cầu protein duy trì + nhu cầu protein sản xuất sữa.◄II. TIÊU CHUẨN VÀ KHẨU PHẦN ĂN2.1. Khái niệm Tiêu chuẩn ăn: Nhu cầu chất dinh dưỡng trong một ngày đêm. Khẩu phần ăn: Hỗn hợp thức ăn thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.2.2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần- Nguyên tắc khoa học: + Khẩu phần ăn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, thoả mãn tiêu chuẩn ăn. Đảm bảo sự cân bằng các chất dinh dưỡng: axit amin, khoáng+ Khối lượng khẩu phần phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hoá.- Nguyên tắc kinh tế : Khẩu phần ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ.2.3. Các bước tiến hành- Bước1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn cho gia súc, gia cầm. Nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với các vùng khí hậu và sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia súc, gia cầm; giai đoạn sinh trưởng, phát triển.Bước 2: Chọn lựa các loại thức ăn để lập khẩu phần ăn, kèm theo thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và giá thành các loại thức ăn.- Bước 3:Tiến hành lập khẩu phần ăn.Theo phương pháp thông dụng hiện nay là phương pháp phối hợp bằng tay theo hình vuông Pearson.- Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn ăn.Bài tập: Xây dựng công thức hỗn hợp cho lợn thịt giai đoạn từ 5 – 10 kg. Tỷ lệ protein thô trong thức ăn hỗn hợp là 22%. Tính giá thành của 1kg thức ăn. Sử dung các loại thức ăn sau:Tên thức ăn% proteinGiá đ/kgNgô trắng9,010000Hỗn hợp đậm đặc35,01600022.0Ngô: 9,0TĂ số 2: 3513/2613/26 Bài giải- Áp dụng phương pháp hình vuông Pearson:+ Lượng ngô trong 100kg thức ăn hỗn hợp: X = (13 x 100)/26 = 50kg + Còn lại thức ăn đậm đặc số 2: Y = 100 – 50 = 50kg+ Kiểm tra lại tỉ lệ protein thô trong thức ăn hỗn hợp: 50 x 9,0% = 4,50 50 x 35,0% = 17,5022,00Như vậy, hỗn hợp thức ăn đã đạt tỉ lệ % protein thô theo tiêu chuẩn+ Tính toán giá thành 100kg thức ăn:50kg ngô x 10.000đ = 500.000 đ50 kg thức ăn số 2 x 16.000 = 800.000 đ+ Giá 1kg thức ăn là:(500.000+800.000)/100 = 13.000 đ/kg◄Câu hỏi: 1 đơn vị thức ăn được tính như thế nào? Cứ một đơn vị thức ăn là 1kg thóc tẻ. Năm 1963, Bộ Nông nghiệp cho phép áp dụng ở Việt Nam 1 đơn vị thức ăn mới, đó là đơn vị yến mạch. Một đơn vị thức ăn là 1kg yến mạch, có giá trị tích lũy 150g mỡ trên bò đực thiến hay 1414 kcal NE. Nguyên lý xây dựng đơn vị yến mạch chính là nguyên lý xây dựng đơn vị tinh bột của Kellner (Đức). Năm 1978, Bộ Nông nghiệp lại cho phép áp dụng một đơn vị thức ăn khác thay cho đơn vị tinh bột đó là đơn vị thức ăn theo năng lượng trao đổi. Cứ một đơn vị thức ăn có 2500 kcal ME. →- IU là tên tắt của International Unit (cũng còn là UI= unité internationale)- Trong dươc học, IU là số đo lượng của một chất dựa vào hoạt tính sinh học của chất ấy (tác dụng). Đó là đơn vị đo lường của vitamin, hormone. và thuốc men, vaccine cùng các chất hoạt tính sinh học khác.- Định nghĩa của IU thay đổi theo từng chất do sự thoả thuận quốc tế+ 1 IU vitamin A tương đương về hoạt tính sinh hoc với 0.3ug retinol hay 0.6ug beta carotene+ 1IU vitamin C tương đương về hoạt tính sinh học với 50 ug L-ascorbic acid+ 1IU vitamin D tương đương về hoạt tính sinh học với 0.025 ug cholecalciferol. ◄THE END
File đính kèm:
- dinh_duong_va_thuc_an_chanh_nuoi.ppt