Bài giảng Chuyên đề 2: mỹ thuật cổ đại

IV. ĐẶC ĐIỂM MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI

* Mỹ thuật Ai cập cổ đại tồn tại trong suốt 3 nghìn năm không biến động vì người Ai cập có những quan niệm, quy tắc khi sáng tác phải tuân thủ nghiêm ngặt => tính dân tộc thể hiện đậm nét và khả năng sáng tạo trong nghệ thuật

* Nghệ thuật Ai cập luôn vươn tới sự vĩnh hằng, trường tồn: Lòng tin bất diệt vào các linh hồn, chất liệu bền vững.

* Nghệ thuật mang nặng tính tôn giáo siêu hình thần bí, thần thoại: Hình tượng các vị thần đầu thú mình người, tượng nhân sư đầu người mình sư tử,.

* Tính ứơc lệ chi phối nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc, bích hoạ: Nhân vật ở tư thế nhiều điểm nhìn: mặt, bàn chân nhìn nghiêng nhưng mắt và vai nhìn thẳng. Tỷ lệ nhân vật trong tranh lớn nhỏ theo địa vị xã hội, tôn giáo, gia đình.(chưa diễn tả theo luật xa gần).

 

ppt25 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chuyên đề 2: mỹ thuật cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Chuyên đề 2: mỹ thuật cổ đạiGiáo viên : Hoàng Thu PhongTổ Mỹ thuậtMở đầu:Trải qua hàng triệu năm hình thành và phát triển xã hội, chế độ công xã tan dã cũng là lúc nhà nước xuất hiện. Xã hội loài người tiến thêm một bước => điều kiện xã hội thay đổỉ, tôn giáo tín ngưỡng thay đổi => loài người bước sang thời đại mới, thời đại nền văn minh => nghệ thuật tạo hình cũng thay đổi và phát triển. Sự xuất hiện nhà nước đầu tiên: Lưỡng Hà, Ai cập, Hy lạp, La Mã...cùng với nhiều công trình kiến trúc, khoa học, văn học, sử học...Mỹ thuật Ai cập cổ đạiI. Sự hình thành nền văn minh Ai cập cổ đại Hoàn cảnh lịch sử, địa lý, tôn giáo Ra đời khoảng 3100 tr CN ở Đông Bắc Châu Phi, nằm dải đất hẹp dọc bờ sông Nil (gồm 7 nhánh chảy về hướng Bắc đổ ra Địa Trung Hải, phía Đông là biển Đỏ (Hồng Hà). Sông Nil rất quan trọng với người dân Ai cập: phát triển nông nghiệp (Tháng 6 mưa nước dâng cao sau để lại lớp bùn), bùn sông làm gạch, làm gốm, giao thông nối Thượng Ai cập và Hạ Ai cập. Thời tiền sử: Thượng Ai cập, Hạ Ai cập. Và 3 giai đoạn hoàng kim: Cổ vương quốc (3100- 2160 tr CN)- Men-phip, Trung vương quốc (2133- 1625 tr CN)- Te- Bơ, Tân vương quốc (1567- 1085 tr CN)- El- A- mác- na. Văn hoá, nghệ thuật: chữ viết (chữ tuợng hình), khoa học: toán học (phuơng trình bậc nhất, số pi, hình tam giác vuông), thiên văn học (lịch trong một năm), y học. Tôn giáo: Thờ đa vị thần (chủ yếu 3 vị thần: thần Mặt trời- A- re- mon, thần trí khôn- Ptath, thần nông nghiệp O-di-rit). Người Ai cập tin vào linh hồn => xây lăng mộ, lễ nghi chôn cất người chết rất phước tạp.II. Sự hình thành của các loại hình nghệ thuật Ai cập cổ đại Nghệ thuật kiến trúcDo quan niệm của người Ai cập có lòng tin bất diệt vào limh hồn, nên phải bảo tồn phần xác dễ linh hồn có nơi đi về => Nghệ thuật ước xác.- Các vua Pha- ra- ong được coi là con của thần mặt trời cai quan vương quốc, khi qua đời có nghĩa là trở về với vua cha, với cuộc sống vĩnh hằng => nghệ thuật xây lăng mộ - kim tự tháp khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của các vị vua. Kiến trúc đền thờNgười Ai cập thờ nhiều các vị thần => xây đền thờ các vị thần, các vị vua nổi tiếng. Các đền thờ được xây dựng hai bên bờ sông Nil: Đền Các – Nác, Lu- xơ (thần Mặt trời A- mon-re), đền A- bu- xim- ben.Đền xây dựng đơn giản: Cổng đền là khối lớn được phủ các hoa văn trang trí, từ cổng đền vào phải đi qua con đường thần đạo, chính điện là căn phòng lớn với các cột bao quanh (phòng cột). Cột chủ yếu: Cột hình bó sậy, cột hình hoa súng, cột hình cây thốt nốt... Nghệ thuật điêu khắcĐiêu khắc và kiến trúc nằm trong một tổng thể làm tăng thêm ý nghĩa, vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc.Chủ yếu là tượng chân dung, tượng thú, phù điêu đặt trong các lặng mộ. Phong cách tả thực trong thời kỳ Cổ vương quốc, sang Tân và Trung vương quốc phong cách tả thực có phần giảm bớt.Tỷ lệ các pho tượng được kéo dài thanh mảnh tạo sự mềm mại duyên dáng. Đặc điểm tạo hình ước lệ nhiều điểm nhìn khác nhau trong các pho tuợng: Đầu, mặt nhìn nghiêng, mắt và vai nhìn chính diện, bàn chân nhìn nghiêng.., đó là phong cách hiện thực vừa mang tính ước lệ chịu ảnh hưởng của tư tuởng thần bí tôn giáo. Nghệ thuật bích hoạ- Tranh bích hoạ vẽ trên tường: Màu sắc tươi sáng, tính nhịp điệu phong phú mảng sáng tối đậm nhạt. Hình tượng các nhân vật diễn tả tỷ mỷ chính xác hài hoà => Tính khoa học thể hiện rất cao trong các tranh bích hoạ, rất mền mại, giàu sống.- Đề tài: Tôn giáo, cuộc té lễ, cầu tảo, sinh hoạt con người...III. Một số tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Ai cập cổ đại. Kim tự tháp Kê -ốp (Phía Tây sông Nil, bên sa mạc Ghida) Một trong 7 kỳ quan cổ đại. Lăng mộ của vị vua thứ hai Vương triều IV (2650 tr CN). Cao khoảng 37 m, do 225 tảng đá xây, mỗi tảng nặng từ 2 tấn đến 2,5 tấn, có tảng nặng tới 15,25 tấn. Đỉnh tháp là hình vuông bằng phẳng: Kích thứơc 10 m được lát bằng 9 phiến đá vuông. Bốn mặt là 4 hướng Đông , Tây, Nam, Bắc => La bàn của người Ai cập. Ngoài ra còn kim tự tháp Kê- Phơ- ren và Mi- Kê -ri- Nôt cũng có hình dáng tương tự như vậy, nhỏ hơn. Lăng mộ của các vị vua IV Cổ vương quốc. Lăng vua Tút -tan -Kha- Môn - Thời Tân vương quốc họ xây lăng mộ trong các thung lũng, gần thành Te- bơ. Trong lăng chứa nhiều đồ trang sức quý giá. - Lăng còn nguyên vẹn, trong lăng có một quan tài bằng đá trong có 3 quan tài bằng vàng lồng vào nhau khoảng trống là lớp nước thơm đã khô cứng. Xác của Pha -ra -on còn nguyên vẹn. Đền Kác-nác (thờ thần Mặt trời A – mon- re) Ngôi đền đẹp nhất của Ai cập cổ đại thời kỳ Trung vương quốc (Vua Ram- xet II TK XIII tr CN) Xây dựng theo kiến trúc chung: Cổng đền là cột tháp với hai bức tương hai bên, qua sân là phòng cột đỡ trần nhà, có mái che sau cùng là hậu cung. Phù điêu được trang trí trên các cột đề tài cuộc chiến binh của nhà vua. Ngoài ra còn ngôi đền Lu- xơ thờ thần A- mon re, đền A- bu –xi – ben (TK XIII tr CN)Tượng nhân sư (Sphinx) canh giữ lăng mộ Pha- ra- ong Ke- Phe- ren (2520- 2494 tr CN)Tượng cao 20 m, dài gần 60 m, đây là hình tượng mang sức mạnh huyền bí, quyền lực của nhà vua thể hiện chất chúa sơn lâm.Tượng viên thư lại Kai (Khoảng TK III tr CN. Trong khu mộ cổ Sác- Ku-Ra)Là người quan trọng, nhiều nhiệm vụ: giữ hồ sơ thuế, các vụ xét sử và các loại văn bản khác,.. Ông ngồi trong tư thế trang nghiêm: Chân xếp tròn, tay cầm bút, tay cầm giấy.. Tượng diễn tả khá sinh động: Mắt, tượng được tô màu...Tượng ông xã trưởng Bơ- létPho tượng bằng gỗ cổ nhất Ai cập. Tượng trong tư thế bứơc đi, tay trái chống gậy, mắt nhìn thẳng (rất sinh động vì được gắn bột thuỷ tinh) , khối căng tròn đẫy đà thô mập, thể hiện người làm nghề nông. Tượng Vua Ra- hô- tep và Hoàng hậu Nô - PhơĐần Kác – nácÔng xã trưởng Bơ- lettượng viên thư lại KaiTượng vua Ra- ho- tep và hoàng hậu Nô- PhơHình trên quan tài của vua Tut- Tan –Kha-MonHoàng hậu Ne- phéc- ti- tiCuốn sách của người chếtSăn chimQuang cảnh bữa tiệcIV. Đặc điểm Mỹ thuật Ai cập cổ đại Mỹ thuật Ai cập cổ đại tồn tại trong suốt 3 nghìn năm không biến động vì người Ai cập có những quan niệm, quy tắc khi sáng tác phải tuân thủ nghiêm ngặt => tính dân tộc thể hiện đậm nét và khả năng sáng tạo trong nghệ thuật Nghệ thuật Ai cập luôn vươn tới sự vĩnh hằng, trường tồn: Lòng tin bất diệt vào các linh hồn, chất liệu bền vững... Nghệ thuật mang nặng tính tôn giáo siêu hình thần bí, thần thoại: Hình tượng các vị thần đầu thú mình người, tượng nhân sư đầu người mình sư tử,.. Tính ứơc lệ chi phối nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc, bích hoạ: Nhân vật ở tư thế nhiều điểm nhìn: mặt, bàn chân nhìn nghiêng nhưng mắt và vai nhìn thẳng. Tỷ lệ nhân vật trong tranh lớn nhỏ theo địa vị xã hội, tôn giáo, gia đình...(chưa diễn tả theo luật xa gần).Mỹ thuật Hy lạp cổ đại Hoàn cảnh ra đời, địa lý, tôn giáo Ra đời khoảng VIII tr CN, hình thành từ một nhà nước chiếm hữu nô lệ và tồn tại đến TK II tr CN. Hy Lạp nằm bên kia Địa Trung Hải gồm đảo Ê- giê, vùng đất Tây Tiểu á và vùng đất Hy Lạp hiện nay. Vị trí địa lý không thuận lợi phát triển nông nghiệp, nhưng thuận lợi giao thông trên biển, trung tâm lớn nhất ở Châu Âu phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngoại thương: Sắt ở Spate, đồng ở Chypze, vàng ở Terace, bạc ở Attique=> góp phần thúc đẩy nền phát triển văn minh. Nền văn minh Hy Lạp: Thơì kỳ văn minh Cret-Mi- xen (Crết-Mycền), cuối thiên niên kỷ III trCN. Thời kỳ Hô- Me-rơ(Homero). Thời kỳ công xã nguyên thuỷ –phát triển các thành bang, TK VIII- giữa TK II trCN. Mỹ thuật Hy lạp traỉ qua 3 giai đoạn: Cổ sơ (TK VII- VI tr CN), Cổ điển (TKV- IV tr CN), Hy lạp hoá (TKIII- II tr CN). Tôn giáo: Thờ đa vị thần, quan niệm của Hy Lạp về thế giới thần linh cũng giống như con người – “ thần nhân đồng hình” => thần thoại Hy Lạp. Về văn học, triết học, khoa học, nghệ thuật, thể thao ... đạt đỉnh cao về trí tuệ và sự sáng tạo Kiến trúc đền thờ:Tôn giáo đóng vai trò quan trọng, thờ nhiều vị thần, mỗi thành bang thờ một vị thần bảo trợ riêng => phát triển kiến trúc đền thờ.Kiến trúc đền thờ Hy Lạp không lớn, đồ sộ như kiến trúc đền thờ Ai cập và chủ yếu là kiến thức cột (có 3 loại cột chính). Đền thờ: Pác-te-nông (A-te-na), đền thờ thần Dớt, đền thờ thần biển Poseidon, đền thờ Ac-te-mit, lăng mộ vua Mô-xô-lơ (Ha- ni- cac-nat). (1) (2) (3)1. Phong cách Doric cứng cáp phần đỉnh cột không trang trí, có 12 khía rãnh rộng và sử dụng tại lục địa Hy lạp và những khu dân cư miền Nam ý, đảo Sicily.2. Phong cách Ionic mảnh mai và duyên dáng, có 24 đôi rãnh hoặc 48 khía sâu và khít hơn. Phần đầu trang trí hoa văn cuốn thư (kiểu xoắn ốc), phong cách này sử dụng miền Đông Hy Lạp và các đảo.3. Phong cách Cô- ranh-tiêng thanh mảnh trang nhã và trang trí nhiều hoạ tiết cách điệu mẫu lá ô- rô ở đầu cột, phong cách này ít sử dụng ở kiến trúc Hy Lạp nhưng được trang trí nhiều ở kiến trúc La mã Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp cổ đại 1. Thời kỳ cổ sơ (VII- VI tr CN)TK X- IV tr CN điêu khắc đơn giản, đề tài gắn liền tôn giáo: Các con vật, các vị thần kích thước tượng nhỏ. Chất liệu: Đồng, đất nung, ngà voi. TK VII tr CN xuất hiện 2 loaị tượng: Nam khoả thân và nữ mặc áo dài, tỷ lệ chưa chuẩn, ở dáng tĩnh, bằng đá => ảnh hưởng ước lệ tạo hình phương ĐôngTK VI tr CN phong cách thay đổi: Dáng động, từ đơn giản đến phức tạp => thoát khỏi chi phối ước lệ tạo hình cơ sở.(Tp chạm nổi ở đền thờ thần Dớt diễn tả 12 chiến công của anh hùng Hec-quyn).2. Thời kỳ cổ điển (TK V-IV tr CN)Giữa TK V tr CN A- ten trở thành trung tâm lớn về cả chế độ xã hội cũng như nghệ thuật. Thời kỳ này điêu khắc phát triển tới đỉnh cao của sự hoàn mỹ. - Tượng Đô-ri-pho (Pô-li-clet): Người lực sĩ vác giáo. Tỷ lệ 7 đầu, cân đối hài hoà giữa đầu thân chân tay, sự mềm mại của hệ thống cơ, chất đá dường như biến thành chất da thịt.Tượng người ném đĩa (Mi-rông): Một lực sĩ cường tráng trong tư thế động, tựơng mang tính điển hình, sự kết hợp chuẩn mực về dáng, tỷ lệ, hình...Tượng thần Dớt (Phi-di at) đang ngồi trên ngai vàng ở đền O-lim-pi-a, tay trái cầm cây trượng tay phải cầm tượng thần chiến thắng, phần trên tượng khảm bằng ngà voi, nửa thân dưới phủ một lớp vải bằng vàng dát mỏng có chạm trổ nhiều ngồi sao...Một trong 7 kỳ quan thế giới.Tượng nữ thần A-tê- na (Phi-di-at) bằng vàng và ngà voi rất lớn.Dải phù điêu ở đền Pác- te- nông dài 160m, đề tài về cuộc chiến và lòng dũng cảm của người dân thành A- ten. Đô-ri-pho (Pho-liclet-440 tr CN)Người ném đĩa (Mi-rông 450 tr CN)Sang TK IV tr CN điêu khắc tiến thêm một bước: Tỷ lệ chuẩn (8 đầu), tạo dáng động, diễn tả thực bớt chất lý tưởng hoá ở các pho tượng. - Một số tác giả: Pco-pa (Scopas), Pra-xi-ten (Praxitele), Li-xip (Lipsippe), Mo-xô-lơ, Các-nác-xơ,...Tượng vệ nữ Mi-lôTượng vệ nữ ở Xni-dơ,TK IV tr CN (Pra- xi-ten)3. Thời kỳ Hy Lạp hoáA- ten không là trung tâm cường thịnh, trên miền đất mới của Tiểu á và Bắc Phi xuất hiện những trung tâm: Pec-gam, Phốt- dơ, A-lếch-xăng-di-ơ => điêu khắc tìm đến phong cách mới: Chất biểu cảm đau thưong, bi thảm gây ấn tượng mạnh cho thị giác và cảm xúc, hoặc phức tạp hơn trong phong cánh diễn tả hoặc cường điệu hoá.. Nhóm tượng Lao cun diễn tả nữ thần A-tê- na sai hai con rắn cuốn chết ba cha con viên tư tế của thần ánh sáng A-po-lo khuyên quân lính thành To -roa phá con ngựa gỗ của quân O-di xe lập mưu trong trận Tơ-roa. Nhóm tượng đẹp mang tính chất bi tráng, diễn tả mỗi nhân vật một vẻ riêng trong nỗi khiếp sợ, đau đớn kiệt sức trước sự trừng phạt của thần linh. Sức căng của cơ thể kết hợp đường cong ngoằn ngèo của con rắn tạo nên bố cục chặt chẽ khiến tác phẩm trở nên vĩnh cửu với thời gian. Bằng đá cẩm thạch, hiện đang lưu bảo tàng Va-ti-căng.- Phù điêu trên diềm cột đền thờ Péc- gam dài khoảng 120 m bao quanh đền thờ, diễn tả cuộc giao chiến giữa các thần linh và những người khổng lồ. Tác phẩm diễn tả kỹ thuật điêu luyện, hình khối mạnh mẽ, với cường độ giữ dội trong các động tác. Nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ Đề tài: Lịch sử, thần thoại Hy lạp như trận Ma-ra-tông, chiếm thành Tơ- roa, chú bé với chùm nho.. của A-pen-lơ, Giơ-xít, Pô-li-hơ với phong cách tả thực, sinh động. Các hình vẽ trên bình gốm đề tài duyên dáng, si tình (Cuối TK V tr CN), phong cảnh lịch sử (TK Hy lạp hoá)Diềm mũ cột Gigantomachie (đền thờ Pec- gam)Hình vẽ trên gốm Đặc điểm và sự ảnh hưởng nghệ thuật tạo hình Hy lạp tới sự phát triển nghệ thuật tạo hình thế giới.Đặc trưng nhất của nghệ thuật Hy lạp là gắn liền với tôn giáo , thần thoại, vừa mô phỏng tự nhiên, xã hội giải thích hợp lý logic mà giàu chất trữ tình mang tính nhân văn. Đó là quan điểm “thần nhân đồng hình”.Các nghệ sĩ Hy lạp đã lược bỏ được công thức chi phối trong nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu- những ước lệ tạo hình cơ sở để tiến tới một nền nghệ thuật giàu tính nhân văn, qua các hình tuợng nhân vật các tác giả muốn ca gợi vẻ đẹp của con người đó là vẻ đẹp hoàn thiện về cả nội tâm lẫn ngoại hình => Đặt nền móng cho cơ sở tạo hình Châu âu sau này.Mỹ thuật La mã cổ đại Hoàn cảnh lịch sử, địa lý tôn giáo Thành lập ở vùng Bảy đồi vào năm 753 tr CN. Hoàng đế đầu tiên Ro-muy-luýt. Bức tượng đồng hai em bé đang bú sữa một con chó rừng đựoc coi là biểu tượng của La mã. 260 tr CN La mã trở thành một quốc gia mạnh, 146 tr CN La mã trở thành một đế quốc gia mạnh nhất Địa Trung Hải và đã chiếm Macedon và Hy lạp thống trị toàn quyền. Về nghệ thuật Hy lạp lại chinh phục lại La mã: Nghệ thuật, văn chương, thần thoại...=> nghệ thuật Hy lạp đã ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật La mã. I. Sự hình thành nền Mỹ thuật La mã cổ đại- Nền mỹ thuật La mã hình thành từ hai nguồn nghệ thuật chính: Hy lạp và nghệ thuật của tộc người Ê- tơ-ruc-xco (tộc người sống ở các quốc gia đô thị Bắc mỹ và chịu ảnh hưởng Hy lạp – thành tựu đúc tượng chân dung đồng ). Các vị thần của La mã cũng như các vị thần của Hy Lạp nhưng tên gọi khác: Thần Dớt – Thần Giup-pi-te, Thần A-po-rô-dit – thần Venuyt, Thần Hec-quyn – thần Hê- ra –clet, ..Văn học học theo Hy Lạp: Sử thi Homerơ và bản dịch của Xô-phô- clơ coi như di sản quý báu. Nửa TK I tr CN tiếp tục chinh phục quanh Địa Trung Hải: Tây Ban Nha, Pháp cổ, Hy lạp, Si – ri, Ai cập => La mã là nơi hội tụ nhiều văn hoá tinh hoa của nhiều nước trên thê giới tuy nhiên La mã cũng có những nét đặc trưng riêng của dân tộc mình. II. Những sáng tạo trong Mỹ thuật La mã cổ đại Kiến trúc La mã cổ đạiKiến trúc phong phú, chủ yếu loại hình kiến trúc thế tục, xây dựng công trình công cộng lớn phục vụ đời sống con người: Trụ sở viện nguyên lão, đền thờ, cửa hàng, kho chứa, nhà tắm, khải hoàn môn, các trụ biểu, đấu trường, nhà hát...Nhà ở tập thể là một trong công trình sáng tạo của người La mã, đến TK IV Ro- ma đã có 4.6600 nhà công cộng. Người La mã chú ý đến quy hoạch đô thị công trình cấp thoát nước cầu máng dẫn nước. Đấu trường Co-li-de, theo tiếng ý là khổng lồ. Đấu trường được xây dựng theo dạng hình elip: Vòng ngoài 188m x156m, sân đấu bên trong 86m x54m, mặt ngoài cao 49m 4 tầng, 3 tầng dưới mỗi tầng có 80 vòm uốn, sức chưứâ 50 nghìn người...Tầng 1 thể thức Đoric, tầng 2 thể thức I-o-nic, tầng 3 thể thức Cô- ranh tiêng, tầng 4 sử dụng mảng đặc có trổ cửa sổ vòm bán nguyệt mang đặc trưng của La mã.Đấu trường Co-li-deKhải hoàn môn: loại kiến trúc thường được bố cục 3 vòng cổng, cổng chính lớn, hai cổng hai bên nhỏ, tuy nhiên cũng có khaỉ hoàn môn chỉ có một cổng: Khải hoàn môn Ti-tut (năm 81), khải hoàn môn Tru- gian (114- 129), khải hoàn môn Sep-ti-mi-ut (năm 203). Đặc điểm của các khải hòan môn là lớn đồ sộ, có nhiều vòm vòng cung, là nơi để tôn vinh và ghi lại các chiến thắng của các vị hoàng đế. Chất liệu chủ yếu bằng đá và gạch ... Các dải phù điêu được trang trí kín mặt ngoài bọc bằng đá hoặc cẩm thạch.Phù điêu trang trí khải hoàn môn Công-xtang-tinCầu máng ga-dơ dẫn nước về thành Nim-xơ Điêu khắc La mã cổ đại*Tượng tròn: - Điêu khắc La mã chụi ảnh hưởng của Hy lạp song vẫn có những sáng tạo riêng mang phong cách độc đáo.Tượng chân dung: Chân dung các vị hoàng đế (khởi nguồn từ tục lệ lâu đời của La mã mang tín ngưỡng tôn giáo; tục thờ cúng tổ tiên cha mẹ, trong nhà họ có tủ đựng chân dung người chết đổ bằng sáp) => Khả năng tả chính xác cao, rõ đặc điểm nhân vật.*Chạm nổi: - Mang tính lịch sử, vai trò cá nhân của các nhân vầt lịch sử. Trụ biểu Tơ- ra-gian: cột tuởng nhớ vị hoàng đế Tơ- ra-gian cao 40m, dải phù điêu dài 200m cuốn quanh cột tả về các chiến công của Ta-ra-gian ở Đa-xi.- Sử dụng phù điêu trang trí ở các quách trong lễ tang.Tượng hoàng đế O-guýt (năm 20-17 tr CN), ở Pri-mi-pooc-taIII. Đặc điểm của mỹ thuật La mã cổ đạiKiến trúc mang tính hoành tráng, kiến trúc thế tục, phục vụ đời sống con người về vất chất lẫn tinh thần.Điêu khắc thành công trong tượng tròn mang tính lịch sử.Kiến trúc và điêu khắc thống nhất trong một tổng thể hoàn chỉnh = > mang phong cách sáng tạo độc đáo riêng của dân tộc mình.

File đính kèm:

  • pptmi_thuat_co_dai.ppt