Bài giảng Công nghệ 6 - Nguyễn Thành Phong - Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 2)

 Lấy các vật ở trong túi ra, tách riêng áo quần màu trắng và nhạt với áo quần màu sẫm để giặt riêng, vò trước bằng xà phòng những chỗ bẩn như cổ áo, tay áo . cho đỡ bẩn. Ngâm áo quần trong xà phòng 30’, vò kĩ để xà phòng thấm đều. Giũ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng. Cho thêm chất làm mềm vải nếu cần. Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha ở ngoài nắng và phơi áo quần màu tối vải tổng hợp ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, mau khô và dùng cặp quần áo để quần áo không bị rơi khi phơi.

 

 

 

 

 

 

ppt44 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 23269 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ 6 - Nguyễn Thành Phong - Bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHƯỚC A CÔNG NGHỆ 6 GIÁO VIÊN : NGUYỄN THÀNH PHONG KIỂM TRA BÀI CŨ Khi phối hợp trang phục, cần quan tâm đến việc phối hợp hoa văn với vải trơn và phối hợp màu sắc như thế nào ? BÀI 4 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC ( t t ) II/ Bảo quản trang phục : Thế nào bảo quản trang phục ? Bảo quản trang phục bao gồm những công việc nào ? 1/ Giặt, phơi : Hãy chọn các từ ( nhóm từ ) ở bảng dưới điền vào chỗ ... để hoàn thiện quy trình giặt phơi ở nhà Lấy các vật ở trong túi ra, tách riêng áo quần màu trắng và nhạt với áo quần màu sẫm để giặt riêng, vò trước bằng xà phòng những chỗ bẩn như cổ áo, tay áo ... cho đỡ bẩn. Ngâm áo quần trong xà phòng 30’, vò kĩ để xà phòng thấm đều. Giũ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng. Cho thêm chất làm mềm vải nếu cần. Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha ở ngoài nắng và phơi áo quần màu tối vải tổng hợp ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, mau khô và dùng cặp quần áo để quần áo không bị rơi khi phơi. 2/ Là ( ủi ) Là ( ủi ) là công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi. Lưu ý - Các loại quần áo bằng vải sợi bông, vải lanh, vải lụa ... cần là thường xuyên vì sau khi giặt xong dễ bị co và nhàu. - Các loại quần áo bằng vải tổng hợp không cần là thường xuyên mà chỉ là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải. a/ Dụng cụ là : Gồm có bàn là, bình phun nước, cầu là. b/ Quy trình là : - Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải : + Vải bông : > 160 0 C + Vải sợi pha : 160 0 C Vải sợi pha < 160 0 Vải tổng hợp Vải tơ tằm < 120 0 C < 120 0 C Bắt đầu là loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp, sau đó là vải có nhiệt độ cao hơn. Đối với một số loại vải, cần phun nước làm ẩm vải. Thao tác là : Là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều đặn. Khi ngưng là, phải dựng đứng hoặc để vào nơi qui định. 3/ Cất giữ : Sau khi giặt sạch, phơi khô, cần cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ, treo bằng móc áo cất trong tủ hoặc xếp cất. GHI NHỚ SGK/25 CỦNG CỐ - Bảo quản trang phục có tác dụng gì ? - Nêu các công việc bảo quản trang phục. DẶN DÒ Về học bài Xem trước tiết sau : Thực hành Ôn một số mũi khâu cơ bản ( SGK/ 27, 28 ) XIN CHÀO TẠM BIỆT 

File đính kèm:

  • pptBai 4 Su dung va bao quan trang phuc.ppt