Bài giảng Công nghệ 9 - Bài 1: Giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng

Sử dụng được dụng cụ lao động một cách hợp lý và đúng kỹ thuật.

Thiết kế và chế tạo được máy biến áp một pha công suất nhỏ.

Thiết kế, lắp đặt được mạng điện trong nhà đơn giản.

Tuân thủ những qui định an toàn lao động của nghề trong quá trình học tập.

Tìm hiểu được những thông tin cần thiết về nghề điện dân dụng.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 7030 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Công nghệ 9 - Bài 1: Giới thiệu giáo dục nghề điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIỚI THIỆU GIÁO DỤC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNGBiết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.Biết được triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng.Biết mục tiêu,nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề điện dân dụng.Bài 1I.Vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.Điện năng được sản suất tập trung trong các nhà máy điện và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao.Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng được tự động hóa và điều khiển từ xa dễ dàng.Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác.Trong sinh hoạt, điện năng đóng vai trò quan trọng.Nhờ điện năng có thể nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển.1. Vị trí, vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống2.Vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng Sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.Chế tạo vật tư và các thiết bị điện.Đo lường, điều khiển, tự động hóa quá trình sản xuất.Sửa chữa những hỏng hóc của các thiết bị điện, mạng điện, sửa chữa đồng hồ đo điện.Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và sản suất của các hộ tiêu thụ điện như:Lắp đặt mạng điện sản xuất nhỏ và mạng điện sinh hoạtLắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện sản xuất nhỏ và mạng điện gia đình, các thiết bị và đồ dùng điện gia đình.II.Triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng.Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Sự phát triển của nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển của ngành điện.Nghề điện dân dụng phát triển gắn liền với tốc độ đô thị hóa nông thôn và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ờ thành thị mà còn ở nông thôn, miền núi.Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và kỹ thuật cũng làm xuất hiện nhiều thiết bị điện, đồ dùng điện mới với tính năng càng ngày càng ưu việt, càng thông minh, tinh xảo. Nghề điện dân dụng ngày càng phát triển để đáp ứng sự phát triển đó.III.Mục tiêu,nội dung chương trình Giáo dục nghề điện dân dụng.Biết những kiến thức cần thiết về an toàn lao động của nghề.Biết đươc những kiến thức cơ bản, cần thiết về đo lường điện trong nghề điện dân dụng.Hiểu được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản một số đồ dùng điện trong gia đình.Hiểu đượcnhững kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà đơn giản.Biết tính toán, thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ.Biết những kiến thức cần thiết về đặc điểm, yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng.1.Mục tiêu:a)Về kiến thứcSử dụng được dụng cụ lao động một cách hợp lý và đúng kỹ thuật.Thiết kế và chế tạo được máy biến áp một pha công suất nhỏ.Thiết kế, lắp đặt được mạng điện trong nhà đơn giản.Tuân thủ những qui định an toàn lao động của nghề trong quá trình học tập.Tìm hiểu được những thông tin cần thiết về nghề điện dân dụng.b)Về kỹ năngHọc tập nghiêm túc.Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và giữ vệ sinh môi trường.Yêu thích, hứng thú với công việc và có ý thức chủ động lựa chọn nghề nghiệp tương lai.c)Về thái độ2.Nội dung chương trình Giáo dục nghề Điện dân dụng (105 tiết)Chủ đềNội dung1.Mở đầuGiới thiệu vị trí, vai trò và triển vọng của nghề; Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề.2.An toàn lao động trong nghề Điện dân dụngNguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề Điện dân dụng; Những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề Điện dân dụng.3.Đo lường điệnĐồng hồ đo điện: phân loại;công dụng;sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng trong nghề Điện dân dụng;Một số dụng cụ kiểm tra điện trong nghề Điện dân dụng: chức năng; cấu tạo và sử dụng; Sử dụng một số đồng hồ đo điện và dụng cụ kiểm tra điện thông dụng.4.Máy biến ápPhương pháp thiết kế máy biến áp công suất nhỏ; Thiết kế và quấn máy biến áp công suất nhỏ.5.Động cơ điệnMột số kiến thức cơ bản về động cơ điện; Động cơ điện một pha; Một số mạch điều khiển động cơ điên xoay chiều một pha đơn giản;Bảo dưỡng, sửa chữa một số hư hỏng đơn giản đồ dùng điện-cơ trong gia đình.6.Mạng điện trong nhàMột số kiến thức cơ bản về chiếu sáng trong nhà; Phương pháp tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà; Thiết kế, lắp đặt mạng điện đơn giản cho một phòng ở.7.Tìm hiểu nghề điện dân dụngĐặc điểm, yêu cầu của nghề; Thông tin về thị trường lao động của nghề; Vấn đề đào tạo nghề.IV. Phương pháp học tập nghề điện dân dụng.Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi:“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”Hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.Hiểu rõ mục tiêu bài học.Tích cực tham gia xây dựng cách học theo nhóm.Chú trọng phương pháp học thực hành.

File đính kèm:

  • pptBai_1.ppt