Bài giảng Công nghệ 9 - Thực hành: Nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả
- Ban ngày bướm ẩn nấp ở mặt dưới lá, hoạt động mạnh lúc chập tối, rất ít vào đèn. Đẻ trứng rải rác từng quả ở mặt trên hoặc mặt dưới lá non.
- Sâu non gây hại bằng cách đào các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc.
- Sâu gây hại rất sớm ngay từ khi lá non mới xòe ra, nhiều trường hợp hầu hết các lá non bị sâu hại. Lá bị uốn cong và biến dạng, giảm quang hợp, có thể khô và rụng, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây.
- Vết đục của sâu vẽ bùa còn là đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh loét rất phổ biến trên lá cây có múi.
- Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm đặc biệt là giai đoạn cây chồi, lá non
Phòng Giáo Dục Đào Tạo Núi ThànhTrường THCS Kim Đồng BÀI THỰC HÀNH-Họ và tên: Lê Thị Thanh Thư Phạm Thân Hy Trần Thu Nguyệt Đỗ Thùy Trang Trần Văn Hậu Bùi Thị Tường Vi Châu Ngọc Nhật-Lớp: 9/5 năm học: 2014-2015GVHD: Nguyễn Trung Quốc 1 Một số loại sâu hại:A Bọ xít hại nhãn vải1. Đặc điểm nhận biết- Trưởng thành có màu vàng nâu, chiều dài thân 25-30 mm, có hình 5 cạnh, cánh trước là loại cánh nửa cứng.- Trứng mới đẻ có dạng gần tròn, đường kính khoảng 2 mm, màu xanh nhạt hoặc vàng. Sau đó từ từ trở nên màu vàng nâu. Khi sắp nở, trứng có màu xám đen.- Bọ xít non gồm 5 tuổi. Tuổi 1 dài khoảng 5 mm, tuổi 5 dài 18-20 mm. B Sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm:Cách gây hại: Sâu có thể gây hại ở mọi giai đoạn phát triển của trái, sâu non đục vào trái vị trí thường ở cuối trái, phát triển bên trong ăn phá, làm trái bị thối và rụng. Trái bị sâu đục vào có vết nứt và thối nên có thể dễ dàng phát hiện.Phòng trị: Thu lượm những trái bị hại đêm tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong trái.Phun thuốc bảo vệ thực vật khi thấy trưởng thành xuất hiện. Sử dụng bao trái khi trái còn nhỏ, đường kính khoảng 3 – 4 cm. C Dơi hại vải, nhãn:Rốc giống như con dơi nhưng to gấp 4 lần, ban ngày chúng ẩn nấp trong bóng tối, tối bay ra kiếm mồi và tập trung nhất khoảng 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Chúng ăn nhãn tại cây và quắp quả mang sang cây khác ăn, chúng bay từng đàn gây nhiều thiệt hại cho nhà vườn nhất là mùa nhãn chín.Cách phòng trừ: Giống như đối với dơi hại vải.D Rầy xanh(rầy nhảy) hại xoài:Tên khoa học là Idioscopus clypialis và I. niveospasus Rầy bông xoài cũng là một đối tượng rất nguy hiểm cho cây xoài, nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời thì vườn xoài có thể bị gây hại rất nặng. Thực tế cho thấy có những vườn xoài ra bông rất nhiều nhưng chỉ đậu loe ngoe được vài trái, thậm chí không đậu được trái nào cũng là do con rầy này. Con trưởng thành của chúng có hình dạng giống như con ve sầu, nhưng nhỏ hơn, (dài khoảng 3-5mm), màu xanh lợt hoặc xanh đậm 1. Đặc điểm nhận biết- Sâu non mới nở màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0,4mm, lớn lên có màu vàng xanh, dẹp, gần hoá nhộng có màu vàng. Sâu non không chân, đốt cuối bụng có hình ống dài.- Nhộng dài 2,5 - 3mm, phía đuôi thon nhọn, có một gai nhỏ trên đầu, có 2 đốm màu đen cuối mầm cánh. Khi mới hoá nhộng có màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu..E Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi 2. Đặc điểm phát sinh, gây hại- Ban ngày bướm ẩn nấp ở mặt dưới lá, hoạt động mạnh lúc chập tối, rất ít vào đèn. Đẻ trứng rải rác từng quả ở mặt trên hoặc mặt dưới lá non.- Sâu non gây hại bằng cách đào các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc.- Sâu gây hại rất sớm ngay từ khi lá non mới xòe ra, nhiều trường hợp hầu hết các lá non bị sâu hại. Lá bị uốn cong và biến dạng, giảm quang hợp, có thể khô và rụng, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây.- Vết đục của sâu vẽ bùa còn là đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh loét rất phổ biến trên lá cây có múi.- Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm đặc biệt là giai đoạn cây chồi, lá nonLá bị sâu vẽ bùa pháG Sâu xanh hại cây ăn quả có múiSâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) gây hại, có người còn gọi là sâu đục lá non. Đây là một đối tượng rất quan trọng , chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến, và đôi khi rất trầm trọng trên các vườn cây có múi, trong đó có cây bưởi đang ở thời lì ra lá non, nhất là vào dịp giao mùa (cuối mùa khô đầu mùa mưa) hoặc vào những thời điểm sau làm gốc để xử lý cho cây ra trái theo ý muốn.Con trưởng thành của sâu là một loại bướm rất nhỏ, cơ thể dài khoảng 2mm, sải cánh rộng khoảng 4-5mm, màu vàng nhạt hoặc nâu sáng, có ánh bạc. Chúng thường hoạt động vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm nên nhà vườn khó phát hiện.Trứng rất nhỏ (dài khoảng 0,2-0,3mm), màu trong suốt hoặc hơi vàng. Được đẻ vào ban đêm, rải rác ở mặt dưới của lá gần gân chính. h. Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả:Rất khó phát hiện triệu chứng gây hại của sâu đục thân, cành do trong quá trình gây hại bên trong thân cây, ấu trùng không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện thấy qua các lỗ đục trên thân cành làm thân cành héo khô và có thể chết. Trong quá trình gây hại, ấu trùng đục những đường hầm bên trong thân và cành cây. Trứng: tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong thời gian từ 2-3 ngày.2 Một số loại bệnhA Bệnh mốc sương hại nhãn, vải:Trên quả, vết bệnh có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịnb Bệnh thối hoa nhãn, vảiBệnh thường bắt đầu khi cây ra giò hoa (tháng 12), gây hại nặng trong tháng 2 làm cho các chùm hoa thối khô, có màu nâu ảnh hưởng đến việc ra hoa đậu quả.Thiệt hại do bệnh gây a có thể cục bộ trên từng vườn, từng khu vực, có trường hợp lan rộng trên quy mô lớn. Thiệt hại có thể làm giẩm 80 -100% năng suất quả trên cây.Phòng trừ: Dùng Boocđô 1%, hay Ridomil - MZ 0,2%; Anvil 0,2%, Score 0,1%. Có thể dùng hỗn hợp Ridomil - MZ 0,2% với Anvil 0,2% để phun. Phun làm 2 lần: lần thứ nhất khi cây ra giò, lần thứ 2 khi giò hoa nở 5 -7 ngày.c,Bệnh thán thư hại xoài Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến, đôi khi rất trầm trọng ở nhiều khu vực trồng xoài của nước ta. Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây xoài từ lá non, cành non, đến bông, trái..., khiến năng suất và chất lượng quả giảm.Trên lá non, vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn hay góc cạnh, màu nâu đỏ; nếu bị hại nặng, vết bệnh có thể hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn, chỗ bị bệnh khô dần rồi rách, làm phiến lá có nhiều vết thủng, cuối cùng có thể bị rụng. Còn trên cành non, nấm bệnh thường tấn công trên các chồi non, sau đó lan dần xuống cành non và phát triển bao kín xung quanh cành. Chỗ bị bệnh khô dần, làm cho khả năng dẫn dinh dưỡng lên nuôi những bộ phận non phía trên bị ách tắc, khiến lá rụng và đọt non chết khô.Trên trái, bệnh có thể tấn công từ lúc trái còn nhỏ, nhưng thường thể hiện rõ nhất từ khi trái già. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó lớn dần, chỗ bị bệnh lõm xuống, thịt trái bên dưới chỗ bị bệnh chai đi và dính theo vỏ trái khi lột. Bệnh làm cho trái bị chín háp hoặc bị rụng nếu bị hại nặng.D. Bệnh loét hại cây ăn quả Bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv.citri (tên cũ là Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua vết thương hay khí khổng ở các bộ phận của cây. Lá, cành non, trái thường bị nhiễm qua khí khổng khi có sương hay mưa làm ướt vết bệnh, vi khuẩn trong vết bệnh sẽ ứa ra và từ đó gió, nước mưa, côn trùng (sâu vẽ bùa) sẽ làm lây lan bệnh. bệnh loét lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh tối, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô lên trên mặt lá hay vỏ trái. Kích thước vết bệnh thay đổi tuỳ theo loại cây, từ 1 – 2 mm trên quít, 3 – 5 mm trên cam mật và hơn 10 mm trên cam sành, bưởi. Chung quanh vết bệnh trên lá có quầng màu vàng lớn nhỏ tuỳ loại cây, bề mặt vết bệnh sần sùi. E. Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá Greening, một chứng bệnh được coi là nguy hiểm vào bậc nhất trên cây có múi hiện nay, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trồng cam, quýt của châu Á, châu Phi bệnh đã làm tàn lụi hàng chục ngàn ha cây có múi đang cho thu hoạch, gây tổn thất lớn cho nhà vườn ở những nước này.Bệnh do vi khuẩnLiberbacter asiaticum gây ra. Khi mới nhiễm, cây thường bị hại cục bộ trên từng cành, trong khi các cành khác không bị bệnh vẫn cho trái bình thường. Biểu hiện của cây bị bệnh là lá bị đốm vàng ( vàng khảm) lá già trở nên vàng hay xanh xám hoặc có các đốm vàng trên nền xanh xám. Những cành mọc ra từ các cành đã bị bệnh trước đó thì triệu trứng của bệnh sẽ xuất hiện trong quá trình trường thành của lá, ở những lá này mức độ biến vàng của chúng cũng có sự khác nhau, tuỳ theo mức độ của bệnh nặng hay nhẹ, thường thì thịt lá biến vàng, viền mép lá và gân lá màu xanh, nếu bị nặng thì toàn bộ phiến lá biến vàng, chỉ còn lại vài đốm nhỏ màu xanh rải rác. Lá nhỏ hơn bình thường, dựng đứng như tai thỏ , cứng, giòn, những lá trên đầu cành rụng dần, có khi chỉ còn vài lá già phía dưới, các đọt nhánh bị khô, cây cằn cỗi, còi cọc, ra nhiều bông và ra bông trái vụ. Rễ kém phát triển, rễ tơ bị thối dần không đảm bảo việc hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây, nếu nặang có thể làm cho cây bị chết khô. Khi trái đã lớn cây mới bị nhiễm bệnh thì trái vẫn phát triển bình thường, nhưng vỏ trái chuyển sang màu xanh xám, vàng nhạt, ít bóng. Nếu bệnh xuất hiện sớm từ khi trái còn nhỏ thì trái thường nhỏ, méo mó, biến dạng, cắt đôi trái sẽ thấy trục của trái bị vặn vẹo, ít nước, vị đắng, hạt bị lép và đen1. Một số bệnh gây hại khác:1. Bệnh Thối gốc chảy nhựa.- Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập.- Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.- Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.*Bệnh thối gốc chảy mủ ở trái:“Bệnh gây ra các triệu chứng thối vỏ, chảy nhựa, thối rễ, cháy lá, chết ngọn và thối trái non và chín sầu riêng”. “Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó lớn dần và có màu đen xám; bệnh thường xuất hiện dọc theo chiều từ cuống trái trở xuống xung quanh trái, sau đó phát triển lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm trái bị nhũn, thối và có mùi hôi, chua”. Bệnh thối trái trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Loại nấm này thường lưu tồn dưới dạng bào tử hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh và bào tử trứng trong đất. Từ các vết bệnh ban đầu, các sợi nấm sẽ sinh sản rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh. Nguồn nước tưới trong vườn là một trong những yếu tố làm cho nấm phát tán Đặc biệt, những cây sầu riêng bị stress bởi thời kỳ khô hạn kéo dài sẽ trở nên mẫn cảm hơn với bệnh ở thời kỳ ẩm ướt của mùa mưa sau đó. Rệp hại quả: thường xuất hiên khi cành hoa vươn dài và quả non đã ổn định, mật độ cáo cỏ thể lên đến vài trăm con trên một cành, kích thước nhỏ 0.3 đến 0.6 mm nên rất khó phát hiện khi rầy mới khởi phát. Rệp hại hoa nhẵn từ 5-7 ngày, hoa quả non sẽ rụng hàng loạt. Sử dụng thuốc Sherpa 0.1- 0.2%, Trebon 0.1- 0.2% phun hai lần, lần đâu khi phát hiện,lần hai cách lần đầu từ 5-7 ngày. Bọ xít nâu: gặp mùa lạnh bọ xít phát triển mạnh hại hoa quả, sử dụng thuốc như rệp hại hoa để phòng trị Sâu đo ăn lá: nếu nhiệt độ ấm sẽ làm sâu nở sởm, để tránh sâu hại quả non chỉ nên dùng Shrpa và Trebon theo khuyến cáo.
File đính kèm:
- Bai_12_Thuc_hanh_Nhan_biet_mot_so_loai_sau_benh_hai_cay_an_qua.ppt