Bài giảng Công nghệ lớp 12 - Các mạch điện thông dụng
5.2.1. Mạch bảng điện
a) Mạch bảng điện chính
Bảng điện chính lấy điện từ sau công tơ, qua máy biến áp điều chỉnh (survonter hay lioa) rồi đến các bảng điện nhánh để cung cấp cho các đồ dùng điện.
Sơ đồ mạch bảng điện chính như hình 5-11.
5-2. CÁC MẠCH ĐIỆN THÔNG DỤNG5.2.1. Mạch bảng điệna) Mạch bảng điện chính Bảng điện chính lấy điện từ sau công tơ, qua máy biến áp điều chỉnh (survonter hay lioa) rồi đến các bảng điện nhánh để cung cấp cho các đồ dùng điện. Sơ đồ mạch bảng điện chính như hình 5-11.12345678910AA00Hình 5-11. Sơ đồ mạch bảng điện chính1, 3, 7, 8- Cầu chì; 2- Công tơ điện; 4- Đầu dây sơ cấp biến áp; 5- Máy biến áp; 6- Đầu thứ cấp biến áp; 9, 10- Bảng điện nhánh. b) Mạch bảng điện nhánhNhiệm vụ: cung cấp điện trực tiếp cho các đồ dùng điện ở xa bảng điện chính. Các khí cụ điện và thiết bị điện được lắp đặt trên bảng điện nhánh phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng, nhưng thường có cầu chì, ổ điện, công tắc, hộp số quạt trần ... Cỡ dây chảy của cầu chì ở bảng điện nhánh phải nhỏ hơn so với ở bảng điện chính. Hình 5-12 là sơ đồ mạch điện của một bảng điện nhánh. A0Hình 5-12. Sơ đồ mạch bảng điện nhánh 5.2.2. Một số mạch đèn chiếu sáng+ Mạch một cầu chì, một công tắc điều khiển một bóng đèn như ở hình 5 -13. + Mạch hai cầu chì, một ổ cắm, hai công tắc như ở hình 5-14.A0A0a)b)Hình 5-13: a) Sơ đồ nguyên lý; b) Sơ đồ lắp đặtHình 5-14: a) Sơ đồ nguyên lý; b) Sơ đồ lắp đặta)A0A0b) 5.2.3. Mạch công tắc ba cực+ Một công tắc 3 cực điều khiển hai mạch điện: mạch này dùng để chuyển đổi thắp sáng luân phiên hai bóng đèn hoặc hai cụm đèn (hình 5-15)+ Hai công tắc 3 cực điều khiển một đèn: mạch này dùng để điều khiển chiếu sáng cho cầu thang, hành lang, buồng ngủ. Hai công tắc được bố trí ở hai nơi, điều khiển đóng cắt cho một đèn (hình 5-16).1212A0Hình 5-15. Sơ đồ mạch công tắc 3 cựcA01212a)A01221b)Hình 6-16. Sơ đồ mạch điện cầu thanga) Phương án 1; b) Phương án 2 5.2.4. Mạch điện đèn huỳnh quang+ Mạch một đèn, chấn lưu 2 đầu dây (hình 5-17a) và chấn lưu 3 đầu dây (hình 5-17b)Hình 5-17. Sơ đồ mạch điện một đèn huỳnh quanga) Dùng chấn lưu 2 đầu dây; b) Chấn lư 3 đầu dây A0SCLĐa)A0SCLĐb)Hình 5-18. Sơ đồ mạch điện một đèn huỳnh quang có tụ bù cos A0SĐC1R + Sơ đồ mắc hai đèn huỳnh quang: Đèn huỳnh quang tạo ra hiệu ứng hoạt nghiệm.Hiệu ứng hoạt nghiệm gây nên sự sai lệch thụ cảm của thị giác con người (nhìn sai), ví dụ như khi quan sát vật đang quay, nó có thể thụ cảm bằng mắt là đang quay chậm hơn hoặc nhanh hơn so với thực tế, hoặc ngay cả khi hoàn toàn không chuyển động. Để khắc phục hiệu ứng hoạt nghiệm, người ta phải dùng sơ đồ bù đối với hai đèn (hình 5-19). Hiệu ứng hoạt nghiệm cũng có thể khắc phục được bằng cách lần lượt mắc các đèn cạnh nhau ở các pha khác nhau của lưới điện 3 pha có góc lệch 1200 (hình 5-20).ĐSĐSC1R~220VHình 5-19. Sơ đồ 2 đèn huỳnh quangĐ1Đ2P1P2NSSHình 5-20. Sơ đồ mắc các đèn cạnh nhau ở các pha khác nhau + Sơ đồ đèn đôi không cần stắcte mồi đèn, sử dụng điện áp 110V (Hình 5-21) Nguyên lý làm việc của sơ đồ như sau: Khi cấp nguồn, cuộn dây biến áp tự ngẫu của Ballast nâng điện áp lên 220V, nạp dòng điện qua tụ C1 = 3,5F làm đèn 1 sáng. Sau 1/4 chu kì, do dòng điện giảm xuống nên tụ C1 xả điện trở lại, qua tụ C2 = 0,5F, đưa dòng điện IC qua đèn 2 làm đèn này sáng. Dòng qua đèn 2 chậm pha so với đèn 1 môt góc 1200 điện. Cứ như thế, ở nửa chu kì âm, hai đèn sáng lần lượt như trên và ánh sáng có liên tục trong suốt chu kì của dòng điện.Các cuộn dây ít vòng của ballast chỉ để cung cấp điện vài vôn cho tóc đèn để nung nóng tóc đèn để dễ phát xạ điện tử. Vì vậy, với loại ballast đôi này không cần stắcte để mồi đèn lúc khởi đầu.Điện trở R = 1,5K mục đích để xả dòng cho tụ khi đèn ngưng làm việc.Hệ số công suất của đèn này có thể đạt đến 0,9.Đặc điểm của bộ đèn này là khi có một bóng, đèn vẫn hoạt động bình thường và sẽ không sáng khi điện áp nguồn giảm chỉ còn 80%.Đ1Đ2110V1.5K0.5F3.5FHình 5-21. Sơ đồ mạch đèn đôi có 8 dây không cần stắcte mồi đèn, sử dụng điện áp 110V 5.2.5. Mạch quạt trần (hình 5-22), mạch chuông (hình 5-23)Hình 5-23. Sơ đồ mạch chuôngA0TụHộp sốĐộng cơ quạtHình 5-22. Sơ đồ mạch quạt trần0A 5.2.6. Quy trình lắp đặt bảng điệnBước 1: Bố trí thử các thiết bị lên bảng và chỉnh sửa cho hợp líBước 2: Vạch dấu và khoan các lỗ cần thiết (lỗ bắt vít và lỗ luồn dây).Bước 3: Bắt dây vào thiết bị.Bước 4: Gá tạm các thiết bị lên bảng đúng vị trí, luồn dây ra phía sau và nối dây theo sơ đồ.Bước 5: Kiểm tra lại sơ đồ nối dây, nếu đúng thì bắt cố định các thiết bị lên bảng, nếu có sai sót thì chỉnh sửa lại.Bước 6: Đánh dấu các đầu dây ra, đặt bảng điện vào vị trí cần lắp, nối dây với phụ tải, kiểm tra nguồn và nối nguồn vào bảng. Cho mạch vận hành thử, nếu không có sự cố thì bắt chặt bảng vào tường.5.2.7. Nguyên tắc nối dây các khí cụ điện trong lắp điện sinh hoạt- Cầu dao: nối tiếp với hai dây nguồn.- Cầu chì và công tắc: lắp nối tiếp với nhau và nối vào dây pha (bắt buộc), trong đó cầu chì lắp trước cầu dao (phía nguồn đến).- Ổ cắm: Lắp song song với nguồn và ở phía sau cầu chì.- Các cầu chì và công tắc dùng để bảo vệ và điều khiển thiết bị điện phải có tính độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau.- Cầu chì hoặc hai dây chảy của cầu chì ở phía dưới cầu dao: dây chảy phía dây trung tính phải lớn hơn dây chảy phía dây pha.- Các khí cụ điện (cầu dao, cầu chì, công tắc...) phải được lựa chọn phù hợp với phụ tải.
File đính kèm:
- Bai_24_Mot_so_mach_dien_chieu_sang_thong_dung.ppt