Bài Giảng Công Nghệ Lớp 8 - Tiết 26: Thực Hành Ghép Nối Chi Tiết

1. HS hiểu được cấu tạo và biết cách tháo, lắp ổ trục trước, ổ trục sau xe đạp.

2. HS tháo, lắp được ổ trục trước, ổ trục sau xe đạp qua hoạt động nhóm.

3. HS cần thao tác cẩn thận, an toàn; có tinh thần hợp tác cao. Qua bài HS biết cách bảo dưỡng xe đạp.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài Giảng Công Nghệ Lớp 8 - Tiết 26: Thực Hành Ghép Nối Chi Tiết, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Kiểm tra:* Cơ cấu:Một nhóm nhiều vật được nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được xem là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu.1. Thế nào là cơ cấu ?2. Các khớp tịnh tiến có đặc điểm gì ?- Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau ( quỹ đạo chuyển động, vận tốc,...)- Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt trên nhau tạo nên ma sát lớn làm cản trở chuyển động.- ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn- Trong khớp quay, mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.- Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.-Chi tiết có lỗ thường được lắp bạc lót để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót.3. Khớp quay có đặc điểm gì ?Tiết 26Thực hànhGhép nối chi tiếtMục tiêu:1. HS hiểu được cấu tạo và biết cách tháo, lắp ổ trục trước, ổ trục sau xe đạp.2. HS tháo, lắp được ổ trục trước, ổ trục sau xe đạp qua hoạt động nhóm.3. HS cần thao tác cẩn thận, an toàn; có tinh thần hợp tác cao. Qua bài HS biết cách bảo dưỡng xe đạp.* Nội dung và trình tự thực hành:1. Tìm hiểu cấu tạo ổ trước và ổ sau xe đạp:ổ trước và ổ sau xe đạp có cấu tạo như thế nào?- Moay ơ: để lắp nan hoa, để lắp nồi ổ trục.- Trục: hai đầu có ren M10 x 1 (hoặc M8 x1).- Côn xe: cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục.- Đai ốc hãm côn: Giữ côn ở vị trí cố định.- Đai ốc, vòng đệm: bắt cố định trục vào càng xe.ổ trước và ổ sau xe đạp gồm:2. Quy trình tháo, lắp ổ trục trước, sau:a) Quy trình tháo:Đai ốcVòng đệmĐai ốc hãm cônCônTrụcNắp nồi tráiBiNồi tráiNắp nồi phảiBiNồi phải* Chú ý:- Khi tháo côn chỉ cần tháo một bên(trái hoặc phải) còn bên kia vẫn để nguyên với trục.- Để thuận tiện cho việc lắp, khi tháo nên đặt riêng rẽ các chi tiết bên phải, bên trái theo trật tự tháo trước, tháo sau.- Khi tháo xong, dùng giẻ lau kĩ các viên bi và côn, nồi( mỗi bên ổ thường có 10 viên bi rời) rồi đặt vào giẻ sạch theo trình tự qui định.b) Quy trình lắp:Đai ốcVòng đệmĐai ốc hãm cônCônTrụcNắp nồi tráiBiNồi tráiNắp nồi phảiBiNồi phải(Ngược với qui trình tháo)* Chú ý:- Chi tiết nào tháo sáu thì lắp trước.- Khi lắp, trước hết phải lắp nắp nồi vào trục rồi mới lắp côn vào trục.- Trước khi lắp bi, phải bôi mỡ vào nồi rồi mới đặt bi theo chu vi của nồi.* Yêu cầu sau khi tháo, lắp:- Các ổ trục phải quay trơn, nhẹ, không đảo.- Các mối ghép ren phải được siết chặt, chắc chắn.- Các chi tiết không được hư hại, không để dầu mỡ bám bẩn vào moay ơ.Báo cáo thực hành:ghép nối chi tiếtDanh sách tổ viên:Tổ: Lớp:1. Từ qui trình tháo cụm trước(sau) xe đạp, hãy vẽ sơ đồ lắp?2. Có nên lắp các viên bi có đường kính khác nhau vào cùng một ổ không ? Tại sao ?3. Khi cụm trước(sau) bị đảo hoặc quá chặt không quay được, cần phải điều chỉnh như thế nào ?Kết quả thực hành:Sơ đồ lắp:1.Không nên lắp các viên bi có đường kính khác nhau vào cùng một ổ.Vì:2.- ổ trục sẽ bị dơ.- Côn nhanh mòn hoặc nồi nhanh mòn.- Có thể bị vỡ bi.3. Khi cụm trước(sau) bị đảo hoặc quá chặt không quay được, cần phải điều chỉnh như sau:Nới đai ốc, vặn lại côn, quay thử, khi đạt yêu cầu thì siết chặt đai ốc.+ Nếu bị đảo:- Do côn xiết chưa chặt thì xiết lại côn.- Do côn, nồi bị mòn, lệch thì thay côn, nồi.+ Nếu bị chặt: Thì:- Do bi không đều thì thay biVề nhà:1. Ôn tập về các mối ghép cố định và mối ghép động.2. Đọc trước bài truyền chuyển động.3. Tìm hiểu các mối ghép trên chiếc xe đạp và kiểu truyền chuyển động của xe đạp.

File đính kèm:

  • pptcn8.ppt