Bài giảng Công tác dân vận (tiếp)
3. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) qui định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”; “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tân tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính quyền làm dân vận2. Quan điểm của đảng về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân- “Xây dựng nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng CSVN lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về xây dựng nhà nước: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước CHXHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cán bộ công chức nhà nước thực sự là công bộc, tận tuỵ phục vụ nhân dân”.- NQ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”.- NQ Đại hội X tiếp tục khẳng định: “Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”. Nghị quyết cũng đặt yêu cầu phải: “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đối với nhân dân”.3. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) qui định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”; “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tân tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.- Pháp lệnh CBCC năm 1998 (sửa đổi và bổ sung năm 2000 và 2003) qui định: “Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phảI không ngừng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không được quan liêu hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”.- Luật tổ chức HĐND và UBND sửa đổi (6/1994) cũng qui định: Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý NN- Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận yêu cầu: Cán bộ, công chức ở Trung ương, tỉnh, huyện phải có chương trình đi cơ sở, bám sát thực tiễn, gặp gỡ, tiếp xúc với dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, tuyên truyền giải thích chính sách, pháp luật của NN4. Bài học lớn từ thực tiễn 20 năm đổi mới cho thấy “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân... Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra qui luật phát triển, đó là chìa khoá của sự thành công”; “Trong xây dựng nhà nước và pháp luật, luôn luôn quán triệt nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy tính sáng tạo của nhân dân”.
File đính kèm:
- Cong_tac_dan_van.ppt