Bài giảng Đại số và Giải tích 11 tiết 21 §1: Quy tắc đếm

Ví dụ 1: Trong một hộp có chứa sáu quả cầu trắng được đánh số từ 1 đến 6 và ba quả cầu đen được đánh số 7, 8, 9. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?

Giải: Vì các quả cầu trắng hoặc đen đều được đánh số phân biệt nên mỗi lần lấy ra một quả cầu bất kì là một cách chọn. Nếu chọn quả cầu trắng thì có 6 cách chọn. Nếu chọn quả cầu đen thì có 3 cách chọn.

Do đó, số cách chọn một trong các quả cầu là 6 + 3 = 9 (cách)

 

 

ppt6 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Đại số và Giải tích 11 tiết 21 §1: Quy tắc đếm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Môn: ToánChương II. TỔ HỢP – XÁC SUẤT§1. QUY TẮC ĐẾMTiết PPCT: 21GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ DỰ THIGVTH: Nguyễn Quang Thànha) Nếu tập A={a,b,c} thì tập A có bao nhiêu phần tử?TL:Số phần tử của tập A là 3.b) Nếu A={ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}	 B={2, 4, 6, 8}TL: 	Số phần tử của tập A là 9.	Số phần tử của tập B là 4thì tập A có bao nhiêu phần tử?thì tập B có bao nhiêu phần tử?Số phần tử của tập hữu hạn A được kí hiệu là n(A) hay |A|TL:Số phần tử của tập A là n(A) = 3Tìm A\B?Ta có: A\B={1, 3, 5, 7, 9}n(A\B)=?Số phần tử của tập A\B là n(A\B) = 5.Trong một hộp có chứa sáu quả cầu trắng được đánh số từ 1 đến 6. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?TL: Có 6 cách chọn ra một quả cầu trắng.Trong một hộp có chứa ba quả cầu đen được đánh số 7, 8, 9. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?TL: Có 3 cách chọn ra một quả cầu đen.Chương II. TỔ HỢP – XÁC SUẤT§1. QUY TẮC ĐẾMI. Quy tắc cộng:Ví dụ 1: Trong một hộp có chứa sáu quả cầu trắng được đánh số từ 1 đến 6 và ba quả cầu đen được đánh số 7, 8, 9. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một trong các quả cầu ấy?Giải: Vì các quả cầu trắng hoặc đen đều được đánh số phân biệt nên mỗi lần lấy ra một quả cầu bất kì là một cách chọn. Nếu chọn quả cầu trắng thì có 6 cách chọn. Nếu chọn quả cầu đen thì có 3 cách chọn. Do đó, số cách chọn một trong các quả cầu là 6 + 3 = 9 (cách)TL: Vì n(A)=6 ,n(B)=3 và A và B không giao nhau nênn(AUB)=n(A)+N(B)=6+3=9, trong đó AUB là tập quả cầu trắng và đen.Hoạt động: Trong ví dụ 1, kí hiệu A là tập các quả cầu trắng, B là tập các quả cầu đen. Nêu mối quan hệ giữa số cách chọn một quả cầu và số các phần tử của tập A, B.§1. QUY TẮC ĐẾMI. Quy tắc cộng:Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có m + n cách thực hiện.Quy tắc: Nếu A và B là các tập hữu hạn không giao nhau, thìn(AUB)=n(A)+n(B)Chú ý: Quy tắc cộng có thể mở rộng cho nhiều hành độngGiải: Hình trên chỉ có thể có các hình vuông cạnh 1cm và 2 cm. Gọi A là tập các hình vuông cạnh 1cm và B là tập các hình vuông cạnh 2cm. Vì A B không giao nhau, AUB là tập hợp các hình vuông trong hình trên và n(A)=10, n(B)=4 nên n(AUB)= n(A) + n(B) =10+4= 14.Vậy có tất cả 14 hình vuông.Ví dụ 2: Có bao nhiêu hình vuông trong hình bên?§1. QUY TẮC ĐẾMI. Quy tắc cộng:Quy tắc:1cm1cmQuy tắc cộng.BTVN: 1.a/46(SGK)§1. QUY TẮC ĐẾMCỦNG CỐ:Bài toán: Trong một lớp có 18 bạn nam và 12 bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một bạn làm lớp trưởng?ĐS: có 30 cách chọnChuẩn bị nội dung phần II.Quy tắc nhân

File đính kèm:

  • pptquy_tac_dem.ppt