Bài giảng Địa lí 10 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

- Khái niệm:

Là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau, nhưng không làm thay đổi tính chất, màu sắc của đá và khoáng vật.

- Tác nhân chủ yếu:

Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng

- Kết quả:

Đá bị rạn nứt, vỡ thành từng tảng và mảnh vụn.

 

pptx24 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 9064 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lí 10 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 9/4/2014 ‹#› KIỂM TRA BÀI CŨ Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng diễn ra như thế nào? Nó có thể sinh ra các hiện tượng gì? Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang diễn ra như thế nào? Nó có thể sinh ra các hiện tượng gì? TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Bài 9 I. Ngoại lực - Ngoại lực là lực có từ bên ngoài Trái Đất. - Nguyên nhân: + Tác nhân: nhiệt, ánh sáng, gió, mưa, nước… + Nguyên nhân sâu xa: bức xạ nhiệt của Mặt Trời. Vì sao nói nguyên nhân sâu xa của ngoại lực là bức xạ nhiệt của Mặt Trời? II. Tác động của ngoại lực Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình nào? Các quá trình ngoại lực: - Phong hóa. - Bóc mòn. - Vận chuyển. - Bồi tụ. 1. Quá trình phong hóa: - Khái niệm: Là quá trình phá hủy và biến đổi các loại đá và khoáng vật do các tác nhân của ngoại lực. - Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất. Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở đâu? Tại sao? Lớp chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Phong hóa lí học Nhóm 2: Phong hóa hóa học Nhóm 3: Phong hóa sinh học Hãy tìm hiểu về khái niệm, tác nhân và kết quả của: Nhóm 1: Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh? Nhóm 2: Vì sao phong hóa lí học lại diễn ra mạnh mẽ nhất ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt? Nhóm 3: Vì sao phong hóa sinh học lại làm cho đá và khoáng vật bị phá hủy cả về mặt cơ giới và mặt hóa học? a. Phong hóa lí học: - Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau, nhưng không làm thay đổi tính chất, màu sắc của đá và khoáng vật. - Tác nhân chủ yếu: Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng… - Kết quả: Đá bị rạn nứt, vỡ thành từng tảng và mảnh vụn. - Tại miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), sự dao động nhiệt độ diễn ra mạnh nhất (nhiệt độ ban ngày rất cao, nhiệt độ ban đêm rất thấp).- Tại miền địa cực sự đóng băng diễn ra mạnh nhất. Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh? Tạo điều kiện cho quá trình phong hóa lí học diễn ra mạnh mẽ. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột b. Phong hóa hóa học: - Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật. - Tác nhân chủ yếu: Các chất khí, nước và các chất hòa tan trong nước. - Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá hủy và biến đổi thành phần, tính chất hóa học. Vì sao phong hóa lí học lại diễn ra mạnh mẽ nhất ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt? Do ở những nơi này có nguồn nước phong phú và đa dạng, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn… Làm tăng cường hoạt động của các phản ứng hóa học, hòa tan… Hang động – kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước c. Phong hóa sinh học: - Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây…). - Tác nhân chủ yếu: Vi khuẩn, nấm, rễ cây… - Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá hủy cả về mặt cơ giới và hóa học. Vì sao phong hóa sinh học lại làm cho đá và khoáng vật bị phá hủy cả về mặt cơ giới và mặt hóa học? - Rễ cây cắm sâu vào các khe nứt của đá. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rễ cây lớn dần lên và làm cho các khe nứt ngày càng mở rộng => Phá hủy về mặt cơ giới. - Rễ cây tiết ra các chất làm biến đổi tính chất của đá => Phá hủy về mặt hóa học. Rễ cây làm cho các lớp đá bị rạn nứt 2. Quá trình bóc mòn: - Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước, gió, sóng biển…) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó. - Quá trình bóc mòn bao gồm các dạng: xâm thực, thổi mòn, mài mòn… - Tác nhân chủ yếu: nước, gió, sóng biển, băng hà… Xói mòn đất do dòng chảy tạm thời Địa hình do gió tạo thành – Nấm đá Địa hình do tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển – Hàm ếch Địa hình do băng hà tạo thành – Phi-o 3. Quá trình vận chuyển: - Khái niệm: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. - Vận chuyển có 2 hình thức: + Vật liệu nhỏ, nhẹ được động năng của ngoại lực cuốn theo. + Vật liệu lớn, nặng lăn trên mặt dốc do chịu tác động của trọng lực. 4. Quá trình bồi tụ: - Khái niệm: Là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy. - Kết quả: tạo nên các dạng địa hình: + Cồn cát, đụn cát… + Các bãi bồi, đồng bằng châu thổ, tam giác châu… Cồn cát, đụn cát trong sa mạc Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực - Nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau: - Chúng luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. Các quá trình nội lực làm cho bề mặt Trái Đất ghồ ghề hơn Các quá trình ngoại lực san bằng những chỗ ghồ ghề đó 

File đính kèm:

  • pptxBai 9 Ngoai luc.pptx
Bài giảng liên quan