Bài giảng Địa lí 11 - Liên minh châu Âu EU
Cơ cấu tổ chức của EU gồm có
Hội đồng Liên minh châu Âu
+ Cơ quan ra quyết định chính của EU
+ Còn được biết tới dưới tên gọi Hội đồng các Bộ trưởng
+ Đại diện các quyền lợi của các quốc gia thành viên.
+ Mỗi nước thành viên được đại diện bởi các bộ trưởng của mình.
+ Quyền chủ tịch luân phiên giữa các nước thành viên 6 tháng
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 9/23/2014 ‹#› TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA SỬ - ĐỊA KÍNH CHÀO THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN MÔN :KINH TẾ XÃ HỘI CHÂU ÂU GV : ĐẶNG THỊ NHUẦN SV : BÙI VĂN CHƯ LỚP : K52 ĐHSP ĐỊA LIÊN MINH CHÂU ÂU EU NỘI DUNG MỤC TIÊU CƠ CẤU TỔ CHỨC MỤC ĐÍCH LỊCH SỬ RA ĐƠI QUAN HỆ DỮA VIỆT NAM VÀ EU 1. LỊCH SỬ RA ĐỜI Hơn nửa thế kỷ trước, chính sự tàn phá ở châu Âu sau Thế chiến II đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những thảm kịch như vậy tái diễn. Hai chính khách Pháp Jean Monnet và Robert Schumann là kiến trúc sư của nguyên tắc: Cách tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết châu Âu là thông qua phát triển các quan hệ kinh tế. Triết lý này là nền tảng cho Hiệp ước Paris, được ký năm 1951. Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) được lập nên, với các thành viên Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Khi Hiệp ước Rome có hiệu lực năm 1958, sáu nước này lập ra Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, hoạt động song song với ECSC. Năm 1967, cả ba khối này hợp lại thành Cộng đồng châu Âu (EC), trong đó hướng tập trung chính là về phát triển kinh tế và nông nghiệp. Đan Mạch, Ireland và Anh trở thành các thành viên đầy đủ của EC năm 1973, Hy Lạp tham gia năm 1981, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - 1986, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển -1995. Hiệp ước về Liên minh châu Âu, được ký tại Maastricht năm 1991, chính thức khai sinh Liên minh châu Âu để thay thế EC. Đồng thời, Maastricht mở rộng khái niệm liên minh châu Âu sang những lĩnh vực mới. Nó đưa ra chính sách đối ngoại và an ninh chung, đồng thời tiến tới chính sách điều phối EU về người tị nạn chính trị, nhập cư và khủng bố. Quyền công dân EU cũng được đưa vào lần đầu tiên, cho phép người dân ở các nước trong EU được đi lại tự do giữa các quốc gia thành viên. Hiệp ước này bao gồm Chương Xã hội, mà Anh không tham gia, trong đó đưa ra các chính sách về quyền của người lao động và các vấn đề xã hội khác. Đồng tiền chung euro được 11 nước thành viên chính thức sử dụng năm 1999. Hy Lạp, do cần thêm giời gian để đáp ứng các tiêu chuẩn, nhập cuộc hai năm sau 2. MỤC TIÊU * Mục tiêu: hợp tác, liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC Cơ cấu tổ chức của EU gồm có Hội đồng Liên minh châu Âu + Cơ quan ra quyết định chính của EU + Còn được biết tới dưới tên gọi Hội đồng các Bộ trưởng + Đại diện các quyền lợi của các quốc gia thành viên. + Mỗi nước thành viên được đại diện bởi các bộ trưởng của mình. + Quyền chủ tịch luân phiên giữa các nước thành viên 6 tháng Ủy ban châu Âu + Đề xuất dự luật lên Hội đồng và Nghị viện + Quản lý việc thực hiện các điều khoản của EU. + Các ủy viên được Hội đồng chỉ định 5 năm một lần, theo thỏa thuận với các nước thành viên. + Nghị viện sẽ thông qua những người được chỉ định. Nghị viện châu Âu + Các thành viên được các công dân EU bầu ra 5 năm một lần + Bỏ phiếu và giảm sát việc thực hiện ngân sách EU + Cân nhắc đề xuất của Ủy ban về các dự luật. + Làm việc với Hội đồng trong các quyết định về luật Hội đồng Bộ trưởng +Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung. + Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Tòa án Châu Âu Cơ quan kiểm toán + Quyết định của các cơ quan đầu não là quy định pháp luật trực tiếp đối với các nước thành viên. 4. MỤC ĐÍCH + Xây dựng và phát triển một khu vực tự lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn.+ Hợp tác, liên kết về nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, pháp luật, an ninh, đối ngoại, xã hội……. 5. QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ EU Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức được thiết lập vào cuối năm 1990. Tính đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Năm 2008, Phái đoàn Liên minh Châu Âu hỗ trợ Việt Nam thực hiện 12 dự án song phương, trong đó Liên minh Châu Âu đóng góp khoảng 78.000.000 euro. Ngoài ra, EU còn hỗ trợ trực tiếp vào ngân sách chung của quốc gia khoảng 71.000.000 euro. Trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển, Liên minh Châu Âu là một trong những nhà tài trợ lớn nhất, với tổng giá trị tài trợ cam kết cho năm 2009 là 58,75 triệu euro. Các hoạt động hỗ trợ của Liên minh Châu Âu luôn tôn trọng nguyên tắc của Tuyên bố Hà Nội nhằm giúp Việt Nam hoàn thành Mục tiêu Phát triển Kinh tế - Xã hội Quốc gia, đóng góp vào Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. 1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. 1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may. 1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC. 1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam. 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU. 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền. 2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội. 2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU 2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA). 2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU 2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU. XIN CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LĂNG NGHE
File đính kèm:
- lien minh chau au eu.pptx