Bài giảng Địa lí: Công nghiệp

Phương pháp: trò chơi.

Gv yêu cầu học sinh nêu hoặc giáo viên nêu : Đố bạn biết, sản phẩm tôi cầm trên tay thuộc ngành công nghiệp nào?

GDMT: (?) Bên cạnh những thuận lợi để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, nó còn có những tác động gì cho môi trường ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Địa lí: Công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Địa lí
Công nghiệp
( GDMT – Khai thác trực tiếp nội dung bài )
I. Mục tiêu: 
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,…+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,…
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
Học sinh khá, giỏi:- Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có.- Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có).- Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
GDMT : Tác hại của môi trường sống đối với chất thải công nghiệp .
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
+ HS: Tranh ảnh 1 số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng(nếu có).
III. Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lâm nghiệp và thủy sản 
+ Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu? 
+ Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản? Ngành thuỷ sản phân bố ở đâu? 
Đánh giá.
3. Giới thiệu bài mới: “Công nghiệp”.
4. Phát triển các hoạt động: 
1. các ngành công nghiệp
v	Hoạt động 1: 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi.
* Đọc thông tin trang 91 SGK.
+ Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta.
+ Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp đó .
Tổ chức cho học sinh thi kể tên các ngành công nghiệp : hình thức “Đối đáp nối tiếp”
+ Quan sát hình 1 SGK cho biết : Các hình ảnh trong mỗi hình thể hiện hoạt động của ngành công nghiệp nào?
Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đới với đời sống sản xuất?
- Kể tên một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết?
v	Hoạt động 2: 
Phương pháp: trò chơi.
Gv yêu cầu học sinh nêu hoặc giáo viên nêu : Đố bạn biết, sản phẩm tôi cầm trên tay thuộc ngành công nghiệp nào?
GDMT: (?) Bên cạnh những thuận lợi để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, nó còn có những tác động gì cho môi trường ?
GV kết luận : 
+ Nước ta có nhiều ngành công nghiệp.
 + Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.
 + Các sản phẩm của ngành công nghiệp cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu. 
 + Nhà nước ta đang đầu tư để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, theo kịp với các nước công nghiệp trên thế giới …
 GD BVMT : Bên cạnh những thuận lợi đó nó còn có những tác dụng cho môi trường như: chát thải của các nhà máy làm ô nhiễm nguồi nước, ô nhiễm không khí, cho nên chúng ta phải có biện pháp để xử lí kịp thời.
2. Nghề thủ công 
* Giới thiệu tranh. ( HS quan sát tranh)
v	Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải.
(?) Nghề thủ công là những nghề như thế nào?
(?) Kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết? (Cho HS khá giỏi kết hợp chỉ bản đồ)
(?) Nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?
Địa phương em có những nghề thủ công nào?
Ngành thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
→ Chốt ý.
KẾT LUẬN :
- Nước ta có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm thủ công có giá trị xuất khẩu cao.
- Nghề thủ công tạo nhiều việc làm cho nhân dân, tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước.
- Nhà nước ta đang có chính sách khuyến khích sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống.
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: trò chơi
Nhận xét, đánh giá.
Giáo dục qua tiết hoc
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Công nghiệp “ (tt)
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Hoạt động nhóm đôi.
Làm các bài tập trong SGK.
Học sinh thi kể tên các ngành công nghiệp (dựa vào bảng SGK)
- HS thảo luận 
- Trình bày ý kiến cá nhân – lớp nhận xét bổ sung
+ Cung cấp máy móc cho sản xuất.
+ Tạo ra các mặt hàng phục vụ cho đời sống và xuất khẩu.
- Một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ở nước ta như : dầu mỏ, than, quần áo, giầy dép, các sản phẩm đóng hộp,…
- HS hình sản phẩm nêu ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm đó.
Bên cạnh những thuận lợi đó nó còn có những tác động cho môi trường như: chất thải của các nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, cho nên mọi người phải có biện pháp để xử lí kịp thời.
Hoạt động lớp.
- Đó là những nghề chủ yếu dựa vào sự khéo léo của bàn tay người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có để làm ra sản phẩm.
- Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông, gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,...
+ Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng.
 + Đó là nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
 + Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
 + Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
 + Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
Hoạt động cả lớp.
Học sinh thi đua giữa các đội
 Ngày soạn, 02 tháng 11 năm 2012
 Người soạn
 Hồ Vĩnh Tú

File đính kèm:

  • docCONG NGHIEP.doc