Bài giảng Địa lí du lịch

kiến trúc, nghệ thuật, xã hội, văn học bị vứt bỏ, hủy hoại.

- Nổi bật nhất trong thời kỳ này là những cuộc phát kiến địa lý của con người:

* Marco Polo:

- Năm 1271 Marco Polo đã cùng cha và chú sang Trung Quốc trong một chuyến buôn. Ông ở Trung Quốc 17 năm, những điều bí ẩn và khác lạ của Phương Đông đã được ông trình bày trong cuốn: “Marco Polo phiêu lưu ký”

 

ppt63 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lí du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
BÀI GiẢNG ĐỊA LÝ DU LỊCH Câu hỏi: Thế nào là du lịch? Thế nào là du khách? Sản phẩm du lịch là gì? I. Quan niệm về du lịch và chức năng của du lịch Theo Pirôgionic, 1985: ‘Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá’. Điều 10 của Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) định nghĩa về du lịch như sau: "Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". Bản chất của du lịch Nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở những nơi đến klhác nhau. Có hai yếu tố cơ bản là hành trình chuyến đi + các hoạt động của du khách Các hoạt động của khách du lịch ở nơi đến khác biệt với các hoạt động của cư dân tại đó. Sự di chuyển và lưu lại mang tính chất tạm thời, thời gian ngắn (< 1 năm) Nhiều mục đích song không phải định cư hoặc tìm việc làm. Du lịch dưới góc độ là khách du lịchNhững đặc điểm trong việc di chuyển của khách du lịch Tính nhất thời để phân biệt với sự đi lại thường xuyên của những người du mục, du canh du cư . Tính tự nguyện để phân biệt với các chuyến đi bắt buộc của những người bị đi đày hoặc ti nạn Có sự quay trở lại nơi cư trú thường xuyên để phân biệt với chuyến đi một chiều của những người di dư . Không lặp lại thường xuyên và không mang tính phương tiện để phân biệt với việc đi lại như là phương tiện nhằm mục đích kinh doanh, đại diện bán hàng... Du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế Du lịch được quan niệm: "Một ngành kinh tế được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người trong chuyến đi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên - đó là ngành du lịch". Gồm các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các yếu tố khác (kể cả quảng bá thông tin...). Du lịch có thể được xem như là một đại diện cho tập hợp các hoạt động: công nghiệp, thương mại cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách du lịch. Du lịch dưới góc độ tổng hợp Trong đó: Khách du lịch: là người tìm kiếm kinh nghiệm và sự thoả mãn nhu cầu cá nhân Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch: coi du lịch là cơ hội thu lợi nhuận. Chính quyền sở tại: coi du lịch như một nhân tố kích thích kinh tế Dân cư địa phương: coi du lịch là nhân tố tạo việc làm và giao lưu văn hoá Các chức năng của du lịch Chức năng xã hội (Xã hội – du lịch và ngược lại) Chức năng kinh tế Chức năng sinh thái Chức năng chính trị Tiêu chí đầu tiên là các nhà nghiên cứu coi du khách là người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình Tiêu chí thứ hai được nhiều nhà kinh tế du lịch nhấn mạnh là không phải theo đuổi mục đích kinh tế. Đây cũng là điều cần xem xét. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển du lịch, mọi người đều thừa nhận rằng chính các thương gia, trong quá trình mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán của họ lại là một đối tượng phục vụ quan trọng của ngành du lịch. - Tiêu chí thứ 3 mà họ quan tâm là thời gian và khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi du lịch. Có người cho rằng từ 24h trở lên, có người bổ sung thêm là không quá 1 năm. Hoa Kỳ và Australia thì cho rằng khoảng cách tối thiểu 50 dặm là quan trọng hơn cả. - Kripendoft lại cho rằng du khách là những kẻ nực cười, ngốc nghếch,ít học nhưng giàu có, quen thói bóc lột và vô cảm với môi trường * Tóm lại, có thể định nghĩa: du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với đích thỏa mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục hồi sức khỏe, xây dựng hay tăng cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với thiên nhiên), thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần và vật chất cũng như các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Vậy những người đi công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp…thì có coi là du khách không? Sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”(Michael M.Coltman) Những đặc tính của sản phẩm du lịch: Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm Khoảng thời gian mua sản phẩm và thấy, sử dụng sản phẩm quá lâu c. Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng d. Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau e. Sản phẩm du lịch thường là 1 kinh nghiệm nên dễ bắt chước f. Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ khách sạn, ghế ngồi nhà hàng không thể để tồn kho g. Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng cầu của khách có thể gia tăng hoặc giảm sút h. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành với công ty bán sản phẩm i. Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự giao động về tiền tệ, chính trị II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Thời kỳ cổ đại: Vào buổi bình minh của loài người, mọi hoạt động chỉ tập trung vào mục đích kiếm sống hàng ngày. Việc đi lại là để đáp ứng nhu cầu về đồ ăn, nước uống và nơi trú ẩn. Các chuyến đi thường nguy hiểm, khó khăn. Từ khi phát hiện và chế ngự được lửa, khu vực hoạt động của con người trở nên rộng rãi hơn. Con người đã có thể đến những nơi mà ở đó thời tiết không thuận lợi Nhiều học giả cho rằng hoạt động du lịch chỉ có thể hình thành khi xã hội đã bước ra khỏi giai đoạn hái lượm. Khả năng tích lũy lương ăn là 1 yếu tố rất quan trọng cho việc tạo ra nhu cầu du lịch theo nghĩa sơ đẳng nhất. Trong giai đoạn này có những phát minh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại. Đó là phát minh ra thuyền buồm của người Ai Cập vào khoảng thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Phát minh ra bánh xe của người Sumeri vào khoảng năm 3500TCN. Sự ra đời của sự kiện Olympic vào năm 776 TCN tại Hy Lạp cổ đại cũng ảnh hưởng sâu sắc đến du lịch Các chuyến đi truyền giáo của các tu sĩ, sự tham gia hành hương của các tín đồ tôn giáo. Các tác phẩm văn học cũng góp phần truyền bá cho ngành du lịch phát triển với các tác phẩm: Odyssey của Homer… 2. Thời kỳ trung đại - Sự suy sụp của nhà nước La Mã đã làm cho du lịch cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.Nhiều kiệt tác kiến trúc, nghệ thuật, xã hội, văn học bị vứt bỏ, hủy hoại. - Nổi bật nhất trong thời kỳ này là những cuộc phát kiến địa lý của con người: * Marco Polo: - Năm 1271 Marco Polo đã cùng cha và chú sang Trung Quốc trong một chuyến buôn. Ông ở Trung Quốc 17 năm, những điều bí ẩn và khác lạ của Phương Đông đã được ông trình bày trong cuốn: “Marco Polo phiêu lưu ký” 1254 – 1324 (Italian) * Christopher Columbus: Columbus đứng trước vua Ferdinand và Isabella Dự định đầu tiên của ông là đi từ phía Tây sang phía Đông. Ngày 12/10/1492, sau ba tháng lênh đênh trên biển Colombus đã cùng đoàn thủy thủ đặt chân lên đảo Guanahani, ông đặt tên cho là San Sanvador. Ông cũng đã đến được Haiti và CuBa. Sau chuyến đi này, châu Âu đã biết đền ngô, khoai tây và thuốc lá. Năm 1493, Columbus thực hiện chuyến hành trình lần thứ hai.Lần này, ông đến đảo Ăngti nhỏ, Puertorico, Jamaica. Do chưa tìm được đường đến Ấn Độ, Columbus lại được bảo trợ cho chuyến hành trình lần thứ 3. Lần này ông phát hiện ra Trinidad (1498) Con tàu Pinta – 1 trong 3 con tàu trong đoàn thám hiểm 1469 – 1524 tại Bồ Đào Nha - Vào tháng 8 năm 1497 ông đã cùng thủy thủ đoàn đi dọc theo bờ biển Tây Phi xuống phía Nam, vượt qua mũi Hảo Vọng và đến đất nước Ấn Độ vào ngày 20/5/1498 (Calicut). Sau đó ông còn thực hiện tiếp 2 chuyến đi nữa và chết ở Ấn Độ do bệnh sốt rét vào đêm giáng sinh năm 1524. - Có thể nói những đóng góp của ông có vai trò rất lớn đối với thế giới và đất nước Bồ Đào Nha. Hành trình của chuyến đi đến Ấn Độ * Ferdinand Magellan 1480 – 1529 tại Sabrosa, Portugal Năm 1512 Magellan đã đệ trình lên vua Bồ Đào Nha kế hoạch đi vòng quanh thế giới nhưng không được chấp thuận. 7 năm sau, phương án của ông đã được nhà vua Tây Ban Nha bảo trợ Ông đã đi xuống Nam Mỹ, đặt tên cho Argentina, quần đảo Đất lửa, eo biển Magellan…năm 1529 ông đến Philippines và hi sinh tại đây trong 1 cuốc chiến giúp chúa đảo chống lại các đảo láng giềng Để lại kinh nghiệm quý báu cho các lớp người kế tiếp Kích thích óc tò mò, sự ham hiểu biết của nhiều người, mở đường cho các chuyến đi sau 3. Thời kỳ cận đại Du lịch đã bước sang trang mới: + Các chuyến tàu thủy chở khách và hàng hóa định kỳ đầu tiên được hình thành nối Manchester và London Bridge vào năm 1772. + 1784, James Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên. Đây là 1 phát minh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. + Năm 1885, một kỹ sư người Đức là Benz đã chế tạo ra chiếc ô tô đầu tiên. Do tính tiện ích của nó, ngay sau đó công nghiệp ô tô đã ra đời Karl Benz Cugnot Thông tin liên lạc: thời kỳ này con người đã phát minh ra các phương tiện truyền tin không gian như điện tín (1876), điện thoại (1884), radio (1895)… * Thomas Cook, ông tổ ngành kinh doanh lữ hành - Tuy hoạt động du lịch đã có từ rất xa xưa nhưng theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, người đầu tiên thực sự tổ chức, kinh doanh du lịch là Thomas Cook. 22/11/1808 – 18/07/1892 4. Xu hướng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng + Mức sống người dân cao, giá cả dịch vụ rẻ hơn + CSVCKT du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn. + Mức độ gia tăng ô nhiễm + Giáo dục là nhân tố kích thích du lịch + Thời gian nhàn rỗi Xã hội hóa thành phần du khách Mở rộng địa bàn + Bắc – Nam + Vùng núi cao tuyết trắng + Tây - Đông Kéo dài thời vụ du lịch III. Hoạt động du lịch ở Việt Nam Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam. * Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam. Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch. Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam. IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch * Tài nguyên du lịch Tài nguyên tự nhiên (Địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, thực, động vật) Tài nguyên nhân văn (di sản văn hoá, di tích lịch sử, lễ hội, các yếu tố dân tộc học… ) Các nhân tố kinh tế, xã hội, chính trị Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Các loại hình du lịch Phân theo khoảng cách: DL quốc tế, DL trong nước. Phân theo thời gian: DL dài ngày (holiday), ngắn ngày. Phân theo lứa tuổi: DL người lớn tuổi, DL thanh niên, học sinh Phân theo hình thức tổ chức: có tổ chức (organised); DL tự do (independent) Phân theo mục đích của chuyến đi: chữa bệnh, nghỉ ngơi/giải trí, thể thao, văn hoá, thăm hỏi, công vụ… Căn cứ vào đặc điểm của nơi đến: DL núi, biển, đô thị, nông thôn Phân theo tính bền vững: DL thông thường, DL có trách nhiệm Cấu thành của nơi đến du lịch (Destination) Quan niệm về nơi đến du lịch: là một lãnh thổ mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thoả mãn nhu cầu tuỳ theo mục đích chuyến đi của người đó. Các yếu tố cấu thành của nơi đến: với 5 “A” Hạt nhân là các hấp dẫn (Attractions) Khả năng tiếp cận = giao thông (Access) Nơi ăn nghỉ (Accommodations) Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ (Amenities) Các hoạt động (Activities) Sự kết hợp của nơi đến DL: nơi đến cuối cùng, trung gian tạo nên tuyến DL Chu kỳ phát triển của nơi đến du lịch Giai đoạn thăm dò, phát hiện (Exploration) Giai đoạn tham gia (Involvement) Giai đoạn phát triển (Development) Giai đoạn ổn định (Consolidation) Giai đoạn ngừng trệ (Stagnation) Suy giảm (Decline) hoặc phục hồi (Rejuvenation) Khám phá Ngừng trệ Củng cố Phát triển Tham gia Phục hồi Suy giảm Thăng bằng Sơ đồ: Giả thiết chu kỳ sống của khu du lịch Du lịch sinh thái (DLST) – Ecotourism Hector Ceballos-Lascurain định nghĩa DLST (1987) như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này". Buckley (1994) đã tổng quan các định nghĩa về DLST như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào tự nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được mô tả như là DLST”. Định nghĩa DLST của Việt Nam (1999) DLST là một loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Cấu trúc của DLST Các loại hình du lịch gần gũi về ý nghĩa với DLST Du lịch dựa vào tự nhiên (Nature –based tourism) Du lịch thân thiện với môi trường (Environmentally –friendly Tourism) Du lịch thiên nhiên hoang dã (Wide –life Tourism) Du lịch xanh (Green Tourism) Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism) Du lịch nhẹ nhàng và vất vả (Soft and hard Tourism) Du lịch lựa chọn (Alternative Tourism) Các đặc trưng cơ bản của DLST Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và văn hoá bản địa. Ủng hộ bảo tồn, đảm bảo bền vững về sinh thái. Có giáo dục môi trường (GDMT). Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Thoả mãn nhu cầu cao về kinh nghiệm DL cho khách Các kiểu DL tự nhiên DL tiên phong: cá nhân hoặc vài người, đến những nơi còn hoang sơ, ít yêu cầu về dịch vụ, yêu cầu cao về kinh nghiệm du lịch, ít tác động môi trường. DL nhóm nhỏ: qui mô nhóm nhỏ, đến nơi còn khá nguyên sơ, yêu cầu về dịch vụ và kinh nghiệm DL vừa phải. DL phổ biến (đại trà): Nhóm đông, đến nơi đã khá nổi tiếng, yêu cầu về dịch vụ cao hơn yêu cầu về kinh nghiệm DL, dễ gây tác động môi trường. DLST đích thực chỉ thể hiện ở kiểu DL tiên phong / DL nhóm nhỏ DL phổ biến là thể hiện của DL đại chúng (Mass Tourism) Mối quan hệ giữa phát triển DLST và bảo tồn Du lịch và bảo tồn có thể tồn tại một trong ba dạng quan hệ: Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập. . Quan hệ cộng sinh: trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận được những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau . Quan hệ mâu thuẫn: khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng, làm hại đến bảo tồn tự nhiên . Các dạng QH này tồn tại tương ứng với các giai đoạn trong “chu kỳ sống” của nơi đến DL DL = phát triển du lịch BT = bảo tồn tự nhiên Tình trạng A có thể chuyển sang tình trạng B, từ B có thể biến đổi sang C, hoặc từ tình trạng A có thể chuyển trực tiếp sang C (B) DL và BT có quan hệ cộng sinh  +  DL  +  BT  +  (C) DL và BT có quan hệ mâu thuẫn  - DL  - BT  - Các dạng quan hệ giữa du lịch và bảo tồn tự nhiên Các tác động tiêu cực từ QH mâu thuẫn Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản: leo núi, thăm hang động, thu lượm các mẫu đá, xd CSHT, khách sạn… Tác động lên thổ nhưỡng: đi bộ, cắm trại, các bãi đỗ xe… Tác động vào nguồn tài nguyên nước: nhu cầu sử dụng lớn, nước thải. Tác động lên hệ thực - động vật: bẻ cành, hái hoa, thu lượm cây cảnh, sự đi lại của xe cộ, xây dựng, săn bắn, câu cá, tiêu sài thực phẩm ĐV. Tác động về mặt thẩm mỹ lên cảnh quan thiên nhiên: thải rác, khắc, đẽo, viết, vẽ trên các thân cây, trong hang động, bẻ cành, làm hỏng các hàng rào, biển báo... Chức năng của vườn quốc gia Khái niệm: Một VQG là một lãnh thổ mà: - Ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn trong đó chứa đựng các cảnh quan thiên nhiên đẹp.  - Ở đó có ban quản lý, ngăn chặn hoặc loại bỏ sự khai thác hoặc chiếm lĩnh khu vực dảm bảo về sinh thái, hình thái học và cảnh quan. - Nơi đó khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt, với mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, giải trí và lòng ngưỡng mộ. Chức năng: bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá; nghiên cứu, phục vụ khoa học; phục vụ tham quan du lịch. Như vậy các VQG/ khu cảnh quan VH - MT là địa bàn thích hợp với loại hình DLST (và ngược lại) Quản lí hoạt động du lịch tại VQG 	 Tổ chức không gian du lịch hoà hợp với bảo tồn Khoanh vùng sử dụng Quản lý du lịch trên cơ sở sức chứa du lịch Khai thác hợp lý các tuyến, điểm tham quan trong các vùng sử dụng DL Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch Yêu cầu giáo dục trong DLST Thông tin, quảng bá DL Các tài liệu cung cấp cho khách Thời gian Nội dung thông tin Hình thức Đào tạo đội ngũ Đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương Phối hợp với địa phương trong quản lý, vận hành du lịch Sử dụng lao động là người địa phương vào các dịch vụ du lịch Tổ chức sản xuất và cung cấp sản phẩm địa phương phục vụ du lịch Chia sẻ lợi ích từ lệ phí tham quan để hỗ trợ phát triển cộng đồng - Sự tham gia của dân cư địa phương. - Công bằng các lợi ích Sự cân bằng giữa Du lịch - Môi trường- Xã hội Du lịch VQG Cúc Phương Bản đồ định hướng DLST VQG Cúc Phương 

File đính kèm:

  • pptdia ly du lich.ppt