Bài giảng Địa lý 6 - Bài 1: Định hình lục địa Á - Âu

+ ở vùng trung tâm lục địa, các bồn địa thường sâu và hẹp nằm kẹp giữa các dãy núi rất cao, tạo thành kiểu địa hình “cấu trúc tổ ong” rất độc đáo. Ví dụ: bồn địa Tarim cao trung bình 800m nằm giữa các dãy Thiên Sơn và Côn Luân cao từ 5.000 đến 7.000m; bồn địa Dungari cao từ 400 đến 600m nằm giữa Thiên Sơn và Antai; bồn địa Tuốcphan là bồn địa hẹp và sâu nhất lục địa á Âu, có đáy nằm ở độ sâu -154m, nằm kẹp giữa các nhánh núi ở phía Đ dãy Thiên Sơn.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Địa lý 6 - Bài 1: Định hình lục địa Á - Âu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 1: địa hình lục địa á - âu Địa hình á - Âu có ba đặc điểm chính: Phát triển đầy đủ các kiểu địa hình Hai hướng núi chính là Đ - T và B - N Sự phân bố các dạng địa hình không đồng đều Quan sát bản đồ tự nhiên và cho biết đặc điểm địa hình lục địa á - Âu? Phát triển đầy đủ các dạng địa hình + Các hệ thống núi trung bình và núi cao phân bố rải ra trên các bộ phận khác nhau của lãnh thổ. + Các hệ thống núi và sơn nguyên cao thường nằm bên cạnh các đồng bằng rộng và phẳng. + Trong các vùng núi và sơn nguyên cao lại có các bồn địa thấp nằm xen vào giữa. + ở vùng trung tâm lục địa, các bồn địa thường sâu và hẹp nằm kẹp giữa các dãy núi rất cao. Các kiểu địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh. + Các hệ thống núi trung bình và núi cao phân bố rải ra trên các bộ phận khác nhau của lãnh thổ, như: dãy Pirênê, Anpơ, Cácpát, Bancăng…(ở Trung và Nam Âu); Capcadơ, Enbuốc, Dagrốt…(ở Tây Nam á); Xcăngđinavi (ở Bắc Âu); Véckhôian, Côlưma, Antai, Xaian, Xtanôivôi…(ở Đông Bắc á); Xkhôtê Alin, Đại Hưng An, Tần Lĩnh…(ở Đông á). Các hệ thống núi nói trên có độ cao trung bình từ 2.000 đến 3.000m. ở vùng trung tâm lục địa có hệ thống núi cao và độ sộ như Hinđu Cúc, Pamia, Thiên Sơn, Côn Luân, Caracôrum, Himalaya…cao trung bình từ 5.000 đến 7.000m. Trong đó, sơn khối Pamia cao > 7.000m được coi là “nóc nhà của thế giới” và dãy Himalaya là “xứ sở của Chúa Tuyết” với đỉnh Chômôlungma cao 8.848 m, là đỉnh cao nhất thế giới. Anpơ Himalaya Evoret Địa hình Phio Nauy Dãy Pirênê + Các hệ thống núi và sơn nguyên cao thường nằm bên cạnh các đồng bằng rộng và phẳng, như: đồng bằng Đông Âu, Tây Xibia, Turan, Mêdôpôtami, ấn - Hằng v.v…với độ cao trung bình không quá 300m. Đồng bằng Hoa Bắc (Trung Quốc) Sơn nguyên Tây Tạng Cao nguyên hoàng thổ (Trung Quốc) + Trong các vùng núi và sơn nguyên cao lại có các bồn địa thấp nằm xen vào giữa làm cho tính chất chia cắt của bề mặt được thể hiện rõ hơn. Các bồn địa này thường có dạng bầu dục nằm trên những độ cao khác nhau. Lòng chảo Tân Cương + ở vùng trung tâm lục địa, các bồn địa thường sâu và hẹp nằm kẹp giữa các dãy núi rất cao, tạo thành kiểu địa hình “cấu trúc tổ ong” rất độc đáo. Ví dụ: bồn địa Tarim cao trung bình 800m nằm giữa các dãy Thiên Sơn và Côn Luân cao từ 5.000 đến 7.000m; bồn địa Dungari cao từ 400 đến 600m nằm giữa Thiên Sơn và Antai; bồn địa Tuốcphan là bồn địa hẹp và sâu nhất lục địa á Âu, có đáy nằm ở độ sâu -154m, nằm kẹp giữa các nhánh núi ở phía Đ dãy Thiên Sơn. Sa mạc Gôbi 2. Các hệ thống núi trên lục địa chạy theo nhiều hướng khác nhau, nhưng nhìn chung có hai hướng chính + Hướng Đ - T hoặc gần với Đ - T: Bao gồm các hệ thống núi kéo dài từ Nam Âu qua Tiểu á đến Himalaya và các núi vùng Trung á và Nội á. + Hướng B -N hoặc B TB - N ĐN và B ĐB - N TN: Gồm các núi chạy theo bờ Đông á, Đông Nam á, Nam á, Nam Âu và các dãy Uran, Xcăngđinavi ở phía B. Hai hướng núi chính của lục địa á - Âu 3. Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt không đồng đều: Từ SN Pamia, tỏa ra ba cánh cung núi lớn: + Cánh ĐB: Gồm các hệ thống Thiên Sơn, Antai, Xaian và tiếp tục tới ĐB Xibia. + Cánh phía T: Gồm dãy Hinđu Cúc và các núi thuộc sơn nguyên Iran, Tiểu á và Nam Âu. + Cánh ĐN: Gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và các núi ở Đông Nam á. Hệ thống núi tạo thành ba cánh cung Ba cánh núi này chia bề mặt lục địa thành ba phần: Phần Bắc, phần Đông, phần Nam và Tây Nam. + Phần Bắc: Gồm các đồng bằng, sơn nguyên, núi trung bình và núi thấp chiếm ưu thế. Bộ phận này được hình thành chủ yếu trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh nên là bộ phận có địa hình thấp nhất lục địa. + Phần Đông: Gồm các núi cao, các sơn nguyên, cao nguyên cao và các núi trung bình xen các đồng bằng thấp. Đây là bộ phận hình thành chủ yếu trên nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh và Trung Sinh được nâng lên rất mạnh nên có địa hình cao, núi hiểm trở và đồ sộ nhất lục địa. Các núi và sơn nguyên thấp dần từ vùng nội địa ra biển. + Phần Nam và Tây Nam: Gồm các núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ với nhau. Địa hình bị chia cắt mạnh hơn phần Bắc lục địa. Cấu tạo sơn văn của lục địa như trên có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: Phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương. Bản đồ tự nhiên lục địa á - Âu 

File đính kèm:

  • pptDIA HINH AAU.ppt
Bài giảng liên quan