Bài giảng Động vật cắn, đốt

 NGUYÊN TẮC CHUNG

 - Quan sát chung quanh và cẩn thận những mối nguy hiểm với bạn

 - Động viên nạn nhân và giải thích để họ bình tĩnh, giúp họ đỡ hoảng sợ, góp phần phòng chống sốc do sợ hãi

 - Hạn chế sự lan tỏa của nọc độc hoặc nguồn gây bệnh qua vết cắn, đốt bằng cách:

 Hướng dẫn nạn nhân hạn chế cử động; Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng

 Băng ép vết thương

 Cố định chi nếu bị cắn, đốt ở chi

 Cố gắng tìm hiểu con vật gây vết căn đốt để điều chỉnh phương pháp sơ cứu cho phù hợp

 Chuyển đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt cùng với con vật

 - Lưu ý:

 Không tiếp xúc với máu khi tiến hành sơ cấp cứu, bằng cách đeo găng tay cao su, nilon, Rửa tay bạn kỹ trước và sau sơ cấp cứu vết thương

 Không được mút (hay hút) vết thương bằng miệng, vì có thể gây nguy hiểm cho người sơ cứu

 Không cắt rạch, chà xát, bôi hóa chất tại vết thương

 Không được làm garo nếu vết thương ở chi vì co nguy cơ ngoại tử nếu garo không đúng cách

 

ppt7 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Động vật cắn, đốt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỘNG VẬT CẮN, ĐỐTMục tiêu:	1. Nắm vững những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, nguy cơ các xử trí vết thương do động vật, côn trùng cắn, đốt	2. Nắm được nguyên tắc và kỹ thuật sơ cứu vết thương do bị cắn đốt	Dấu hiệu tại vết cắn, chích ,đốt:	- Sưng phù	- Rách da, chảy máu	- Đau,buốt	- Có vết tím bầm	- Có các xúc tu (nếu do sinh vật biển)	Toàn thân:	- Có thể bất tỉnh, ngừng thở, ngừng tim	- Phù toàn thân,	Do các động vật, côn trùng có nọc độc hoặc có mang nguồn gây bệnh nguy hiểm cắn, đốt như: Rắn, rết, bọ cạp, ong, chó, mèo, sứa, rắn biển,	Vết thương do động vật cắn, đốt có thể gây nhiểm khuẩn, nhiểm trùng, nhiểm độc nặng, sốc phản vệ dẫn đến tử vong Dấu hiệu nhận biếtNguyên nhânNguy cơ	NGUYÊN TẮC CHUNG	- Quan sát chung quanh và cẩn thận những mối nguy hiểm với bạn	- Động viên nạn nhân và giải thích để họ bình tĩnh, giúp họ đỡ hoảng sợ, góp phần phòng chống sốc do sợ hãi	- Hạn chế sự lan tỏa của nọc độc hoặc nguồn gây bệnh qua vết cắn, đốt bằng cách:	Hướng dẫn nạn nhân hạn chế cử động; Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng	Băng ép vết thương	Cố định chi nếu bị cắn, đốt ở chi	Cố gắng tìm hiểu con vật gây vết căn đốt để điều chỉnh phương pháp sơ cứu cho phù hợp	Chuyển đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt cùng với con vật	- Lưu ý:	Không tiếp xúc với máu khi tiến hành sơ cấp cứu, bằng cách đeo găng tay cao su, nilon, Rửa tay bạn kỹ trước và sau sơ cấp cứu vết thương	Không được mút (hay hút) vết thương bằng miệng, vì có thể gây nguy hiểm cho người sơ cứu	Không cắt rạch, chà xát, bôi hóa chất tại vết thương	Không được làm garo nếu vết thương ở chi vì co nguy cơ ngoại tử nếu garo không đúng cách Xử tríCÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT	1. Rắn độc cắn:	Nhanh chóng đặt nạn nhân nằm, hướng dẫn họ nằm yên để làm hạn chế sự lan truyền của nọc độc	- Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức ở vùng vết cắn, vì có thể gây chèn ép sau này khi vết thương sưng, phù	- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Nên vận chuyển bằng cáng	- Nếu có thể mang con rắn đã cắn nạn nhân tới bệnh viện để xác định loại huyết thanh trung hòa nọc độc rắn thích hợpBĂNG ÉP NẸP BẤT ĐỘNG 	2. Ong đốt:	- Lấy bỏ ngòi cấm trên da nếu có thể, bằng cách dùng một nỉa nhỏ để gấp hoặc dùng 1 vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi ong	- Rửa vết đốt bằng dung dịch thuốc tím 0,1 – 0,2% hoặc nước vôi, hoặc nước và xà phòng (nếu có)	- Đặt miếng gạc ẩm lên chổ bị đốt để giảm sưng đau	- Đặt nạn nhân nằm nghỉ nơi mát, cho uống nhiều nước	- Nếu có nhiều vết đốt hoặc ở vùng đầu hoặc có biểu hiện đỏ da, mề đay, ngứa lan rộng toàn thân. Nạn nhân đau nhức, buồn nôn/nôn mửa, hốt hoảng, bồn chồn, kích thích vật vã, tức ngực, khó thở, cần chuyển ngay đến bệnh viện	3. Vết cắn do chó, mèo, chuột:	- Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng	- Đưa nạn nhân tới trạm vệ sinh phòng dịch để được hướng dẫn theo dõi và tư vấn tiêm phòng dại cho nạn nhân nếu cần thiết	4. Vết thương do sinh vật biển:	- Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối loãng	- Đắp gạc lạnh hoặc chờm túi đá lên vết thương	- Băng ép lên vết thương và cố định để hạn chế vận động	- Theo dõi tình trạng nạn nhân. Nếu có bất tỉnh, ngừng thở cần tiến hành CPR kịp thời	- Gọi cấp cứu hoặc chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất 	- Không chọc phá tổ ong. Tránh xa hoặc nhốt, cách ly động vật cho mèo nghi dại	- Tránh gần bụi rậm hoặc chuẩn bị phương tiện bảo hộ khi tiếp cận những nơi có nguy cơ hoặc xua, đuổi các động vật nguy hiểm trước khi đi vào	- Luôn trang bị sẵn sàng các phương tiện phòng hộ và phương tiện sơ cứu để kịp thời ứng phó khi có tai nạn xảy raPhòng ngừa	Các điểm cần ghi nhớ:	1. Không làm: mút, nặn chỗ vết thương động vật cắn; đạt garo	2. Nên làm: Băng ép, cố định cả chi khi bị động vật cắn, chuyển ngay đến cơ sở y tết gần nhất

File đính kèm:

  • ppt17 Dong vat can, dot.ppt