Bài giảng Gia công (tiếp)

Phân loại: Tuỳ theo hình dạng bánh răng, phương răng và đoạn biên dạng răng, người ta chia bộ truyền bánh răng thành các loại sau:

+ Bộ truyền bánh răng trụ.

 Bộ truyền bánh răng trụ thẳng.

 Bộ truyền bánh răng trụ nghiêng.

 Bộ truyền bánh răng răng chữ V.

+ Bộ truyền bánh răng nón.

 Bộ truyền bánh răng nón thẳng.

 Bộ truyền bánh răng nón nghiêng.

 Bộ truyền bánh răng nón răng cung tròn.

+ Bộ truyền bánh răng thân khai.

+ Bộ truyền bánh răng Novikov.

+ Bộ truyền bánh răng Xicloit.

+ Bộ truyền bánh răng – thanh răng.

+ Bộ truyền bánh răng hành tinh.

+ Bộ truyền bánh răng ăn khớp trong.

+ Bộ truyền bánh răng sóng

 

ppt11 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Gia công (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I. Mục đích. - Từ xa xưa con người đã biết chế tạo ra các loại máy móc thô sơ nhằm phục vụ cho bản thân trong quá trình lao động và giải phóng sức lao động cho con người. Ngày nay vấn đề đó trở nên nóng bỏng và cấp thiết hơn bao giờ hết. - Khi nói đến một loại máy móc nào đó( đặc biệt là các loại máy dùng trong cơ khí) đều hoạt động theo nguyên lý truyền chuyển động, biến từ chuyển động này sang chuyển động khác. Vậy vì sao phải làm như vậy? Và những chuyển động đó là gì? Theo chúng tôi, đây không chỉ là thắc mắc của riêng ai mà là của tất cả mọi người đặc biệt là chúng ta là những nhà giáo tương lai cần phải trang bị những kiến thức cơ bản để có thể giảng dạy. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài "các cơ cấu truyền động trong máy" để báo cáo. II. Nội dung.1. Tỷ số truyền:Tỷ số truyền chuyển động i được xác định bằng biểu thức: Trong đó :	+ n là số vòng quay của trục.	+ d là đường kính puli.	+ z là số răng của bánh răng.	+ k là số đầu mối trục vít.	+ chỉ số "1" biểu thị của trục chủ động.	+ chỉ số "2" biểu thị của trục chủ động. 2. Các loại cơ cấu truyền động. a. Các cơ cấu truyền động phân cấp: là cơ cấu chỉ cho một hoặc vài tỉ số truyền xác định. - Bộ truyền đai: Thường dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song quay cùng chiều hoặc quay song song ngược chiều (truyền động đai chéo) Bộ truyền đai thông thường gồm 4 bộ phận chính: + Bánh đai dẫn số 1, có đường kính , được lắp trên trục dẫn I, quay với số vòng quay n, công suất truyền chuyển động P1, mômen xoắn trên trục T1+ Bánh đai bị dẫn số 2, có đường kính d2, được lắp trên trục dẫn II, quay với số vòng n2, công suất truyền chuyển động P2, mômen xoắn trên trục T2.+ Dây đai 3, móc vòng qua hai bánh đai.+ Bộ phận căng đai, tạo lực căng ban đầu 2F0Nguyên lý làm việc của bộ truyền đai: dây đai mắc căng trên hai bánh đai, trên bề mặt tiếp của dây đai và bánh đai có áp suất, có lực ma sát Fms. Lực ma sát chuyển động trượt tương đối giữa dây đai và bánh đai. Do đó khi bánh dẫn quay sẽ kéo dây đai chuyển động và dây đai kéo bánh dẫn quay. Như vậy chuyển động đã được truyền từ bánh dẫn sang bánh bị dẫn nhờ lực ma sát giữa dây đai và các bánh đai.Phân loại:tuỳ theo hình dạnh của dây đai, bộ truyền đai được chia thành các loại:+ Đai dẹt, hay còn gọi là đai phẳng.+ Đai thang, có tiết diện đai hình thang.+ Đai tròn.+ Đai hình lược, đai răngBộ truyền bánh răng: Thường dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song hoặc chéo nhau (bộ truyền bánh răng trụ), cũng có thể là truyền chuyển động động giữa hai trục cắt nhau (bộ truyền bánh răng nón)Bộ truyền bánh răng thường có hai bộ phận chính:+ Bánh răng dẫn 1, có đường kính d1, được lắp trên trục dẫn I, quay với số vòng quay n1, công suất truyền động P1, mô nem xoắn trên trục T1.+ Bánh răng dẫn 2, có đường kính d2, được lắp trên trục dẫn II, quay với số vòng quay n2, công suất truyền động P2, mô nem xoắn trên trục T2.Nguyên lý làm việc: Trục I quay với số vòng quay n1, thông qua mối ghép then làm cho bánh răng I quay. Răng của bánh răng I ăn khớp với bánh răng II, đẩy bánh răng II chuyển động, nhờ mối ghép then trục II quay với số vòng quay n2Phân loại: Tuỳ theo hình dạng bánh răng, phương răng và đoạn biên dạng răng, người ta chia bộ truyền bánh răng thành các loại sau:+ Bộ truyền bánh răng trụ. Bộ truyền bánh răng trụ thẳng. Bộ truyền bánh răng trụ nghiêng. Bộ truyền bánh răng răng chữ V.+ Bộ truyền bánh răng nón. Bộ truyền bánh răng nón thẳng. Bộ truyền bánh răng nón nghiêng. Bộ truyền bánh răng nón răng cung tròn.+ Bộ truyền bánh răng thân khai.+ Bộ truyền bánh răng Novikov.+ Bộ truyền bánh răng Xicloit.+ Bộ truyền bánh răng – thanh răng.+ Bộ truyền bánh răng hành tinh.+ Bộ truyền bánh răng ăn khớp trong.+ Bộ truyền bánh răng sóng- Bộ truyền trục vít đai ốc dùng để biến chuyển động quay tròn của trục vít thành chuyển động tịnh tiến của đai ốc, Đọan đường tịnh tiến S của đai ốc được xác định bằng biểu thức sau:S=n.tx (mm)Với: - n là số vòng quay của trục vít - tx là bước của trục vítBộ truyền bánh vít - trục vít: Thường dùng truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc với nhau trong không gian, hoặc chéo nhau. Bộ truyền trục vít có 2 bộ phận chính:+ Trục vít dẫn 1, có đường kính d1, trục vít thường làm liền với trục dẫn I, quay với số vòng quay n1, công suất truyền động P1, mô men xoắn trên trục T1.+Bánh vít bị dẫn 2, có đường kính d2, trục vít thường làm liền với trục dẫn II, quay với số vòng quay n2, công suất truyền động P2, mô men xoắn trên trục T2. Phân loại: Tuỳ theo hình dạng trục vít, biên dạng ren của trục vít, người ta chia bộ truyền trục vít thành các loại sau:+ Bộ truyền trục vít trụ.+ Bộ truyền trục vít Globoit+ Bộ truyền trục vít Acsimet+ Bộ truyền trục vít thân khai+ Bộ truyền trục vít CônvôlútBộ truyền bánh răng – thanh răng.Bộ truyền bánh răng - thanh răng dùng để biến chuyển động quay của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng hoặc ngược lại.Đoạn đường tịnh tiến S của thanh răng được xác định bằng biểu thức:S = t.z.n = π.m.z.nTrong đó: S là khoảng tịnh tiến của thanh răng. t là bước của thanh răng. z là số răng của bánh răng. n là số vòng quay của bánh răng. m là mođun của bánh răng.Bộ truyền ma sát:: thường dùng truyền chuyển động giưac hai trục song song nhau, cắt nhau hoặc vừa truyền chuyển động vừa biến đổi vận tốc chuyển động. Bộ truyền bánh ma sát có 3 bộ phận chính: + Bánh ma sát dẫn 1, có đường kính d1, được lắp trên trục dẫn I, quay với số vòng quay n1, công suất truyền động P1, mômen trên trục T1. + Bánh ma sát bị dẫn 2, có đường kính d2, được lắp trên trục dẫn II, quay với số vòng quay n2, công suất truyền động P2, mômen trên trục T2.Nguyên lí làm việc của bộ truyền bánh ma sát : hai bánh ma sát được nén bởi lực Fo, trên bề mặt tiếp xúc có áp suất, có lực ma sát Fms, lực ma sát cản trở chuyển động trượt tương đối giữa hai bánh ma sát. Do đó khi bánh ma sát dẫn quay sẽ kéo bánh bị dẫn quay theo, như vậy chuyển động đã được truyền từ trục I mang bánh ma sát dẫn sang trục II mang bánh bị dẫn. Cũng giống như bộ truyền đai, bộ truyền ma sát truyền chuyển động nhờ lực ma sát trên bề mặt tiếp xúc của các bánh ma sát. 

File đính kèm:

  • pptgia_cong.ppt