Bài giảng Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học cấp tiểu học

§ Bài học cung cấp được những kiến thức gì về môi trường và BVMT?

§ Bài học góp phần rèn luyện kỹ năng, hành vi BVMT cho học sinh như thế nào?

§ Bài học giáo dục tình cảm đạo đức, hành vi BVMT cho học sinh như thế nào?

 

ppt60 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học cấp tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔÂI TRƯỜNG QUA CÁC MÔÂN HỌC CẤP TIỂU HỌC BẾN TRE ,THÁNG 8 NĂM 2009Để dạy tốt các môn học có tích hợp /lồng ghép nội dung giáo dục BVMT, GV cần làm tốt khâu soạn giáo án .Khi soạn giáo án GV cần lưu ý một số điểm như sau THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN 1 .Xác định mục tiêu bài học ( Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng) cần trả lời đựơc các câu hỏi sau: Bài học cung cấp được những kiến thức gì về môi trường và BVMT? Bài học góp phần rèn luyện kỹ năng, hành vi BVMT cho học sinh như thế nào? Bài học giáo dục tình cảm đạo đức, hành vi BVMT cho học sinh như thế nào?2. Nghiên cứu nội dung của bài: Xác định nội dung giáo dục môi trường có khả năng tích hợp trong bài.- Xác định mục tiêu giáo dục môi trường của bài.KHI DẠY CÁC BÀI NÀY GV CẦN CHÚ Ý KHAI THÁC NỘI DUNG CỦA BÀI THEO CÁC TIÊU CHÍ:+ Những nội dung hiểu biết về môi trường và BVMT.+ Những nội dung của bài có thể tích hợp giáo dục và BVMT.+ Các kỹ năng, hành vi được hình thành qua bài học có liên quan thế nào với kĩ năng BVMT.Bạn hãy thiết kế một bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục BV MT.Giới thiệu một số giáo án minh hoạ theo hướng tích hợp nội dung GDMTGIÁO ÁN MINH HỌA MÔN TNXH LỚP 3BÀI : VỆ SINH HÔ HẤP (Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Bộ phận)I.MỤC TIÊUSau bài học, học sinh có khả năng: Nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng. Kể được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. Giữ sạch mũi, họng.II ĐỒ DÙNG DẠY HỌCCác hình trong SGK Tự nhiên vàXã hội 3 trang 8,9III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCHoạt động 1: Thảo luận nhómMục tiêuNêu được ích lợi của tập thở buổi sáng.b) Cách tiến hànhBước 1:Làm việc theo nhómGV yêu cầu học sinh quan sát các hình 1,2,3 trang 8, SGK Tự nhiên xã hội 3; thảo luận và trả lời các câu hỏi:Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?Bước 2: Làm việc cả lớpGiáo viên mời đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Sau mỗi câu trả lời, giáo viên cho học sinh các nhóm khác bổ sung.Kết luậnTập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì:+ Buổi sáng sớm không khí thường trong lành, ít khói bụi,.+ Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể cần được vận động để mạch máu lưu thông , hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để thải đựơc nhiều khí các bô-nic ra ngoài và hít được nhiều khí ôxi vào phổi.Hằng ngày, cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận cơ quan hô hấp trên.Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách phòng tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra đối với mũi như sau: Không dùng tay ngoáy vào lỗ mũi mà phải dùng khăn sạch để lau mũi. Mùa đông tránh để nhiễm lạnh đột ngột và tập thở bằng mũi , không thở bằng miệng. Mỗi khi xì mũi cần xì từng bên một, vì nếu bóp hẹp 2 lỗ mũi mà xì mạnh , không khí có thể qua vòi tai làm tăng đột ngột áp lực trong tai giữa , gay thủng màng nhỉ ;tránh các trò chơi nguy hiểm hoặc hoặc các va chạm vào mũi ; hoặc ngửi các chất kích thích mạnh cũng có thể gây tổn thương cho mũi . Khi bị chảy máu cam thì ngồi yên lặng , bóp chặt hai lổ mũi trong vòng 10 phút hoặc lâu hơn nữa cho đến khi máu ngừng chảy ; kết hợp dấp nước mát, nước lạnh vào mũi càng tốt.Giáo viên nhắc nhở học sinh nên có thói quen tập thở buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng. Lưu ý , chữa sớm các bệnh mũi,họng đều có tác dụng phòng bệnh cho tai.HOẠT ĐỘNG 2: THẢO LUẬN NHÓM ĐÔIMục tiêu Học sinh kể được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.b) Cách tiến hànhBước 1: Làm việc theo cặpGiáo viên đề nghị 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 9 SGK TNXH 3 và thảo luận để trả lời câu hỏi : - Các bạn trong hình đang làm gì ?Hãy chỉ và nói tên các việc làm của bạn trong hình .Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp ? Tại sao?Bước 2: Làm việc cả lớp- GV mời 1 HS lên trình bày .Mỗi HS chỉ phân tích 1bức tranh ,HS khác nhận xét bổ sung. GV bổ sung hoặc sửa chữa những ý kiến chưa đúng của HSGV yêu cầu HS cả lớp :+Liên hệ thực tế trong cuộc sống ,kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp . +Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ gìn cho bầu không khí luôn trong lành . KẾT LUẬN Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn sạch ,không có nhiều bụi Tham gia tổng VS đường đi ,ngõ xóm ; không vứt rác ,khạc nhổ bừa bãi Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá ,thuốc lào ( vì trong khói thuốc có nhiều chất độc)và không chơi đùa ở nơi có nhiều khói ,bụi -Khi quét dọn ,làm VS lớp học ,nhà ở cần đeo khẩu trang GIÁO ÁN MINH HOẠMÔN : ĐẠO ĐỨC LỚP 4BÀI: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Mức độ : Liên hệ)I.MỤC TIÊU Học xong bài này ,HS có khả năng: Biết được : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường -Biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình, về môi trường lớp học, trường học, về môi trườngsống ở cộng đồng địa phương,- Có ý thức BVMT; biết lắng nghe và ủng hộ những ý kiến đúng đắn của mọi người về vấn đề môi trường.I .TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆNCác tình huống, trường hợp điển hình có liên quan đến quyền được bày tỏ ý kiến có liên quan đến giáo dục BVMT Các tiểu phẩm , băng hình có liên quan đến quyền được bày tỏ ý kiến về vấn đề môi trường của học sinhIII .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCNội dung giáo dục BVMT được lồng ghép/ tích hợp ở hoạt động 1, hoạt động 2 và hoạt động 4 dưới đây.TIẾT 1Hoạt động 1: Phân tích tình huốngMục tiêu HS biết được quyền tham gia bày tỏ ý kiến của trẻ em về những vấn đề có liên quan, trong đó có vấn đề môi trường.b) Cách tiến hành- GV chia nhóm, phân công mỗi nhóm thảo luận phân tích mọt tình huống ở trang 9, SGK Đạo đức 4 và một vài nhóm thảo luận phân tích các tình huống có liên quan đến chủ đề giáo dục BVMT:Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?+ Thời gian gần đây, có lò nung vôi hoạt động gần trường em học. khói bay vào lớp học khiến em và các bạn rất khó chịu+ Nhà hàng xóm mở nhạc ầm ĩ khiến em không thể tập trung học bài .+ Góc học tập của em ở nhà không đủ ánh sáng. - Học sinh làm việc theo nhóm .- Đại diện từng nhóm trình ý kiến. - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.Đàm thoại: + Điều gì sẽ xãy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những vấn đề trên?+ Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về có liên quan đến cuộc sống của mình không? Điều đó được quy định ở đâu? Khi nào?c) Kết luận- Em cần bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan , trong đó vấn đề môi trường sống để bảo vệ quyền lợi chính đáng của em và bạn bè.- Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về tất cả các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em . Điều đó đã được quy định rõ trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt Nam.Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá hành vi, việc làmMục tiêu HS biết nhận xét ,đánh giá các hành vi, việc làm có liên quan đến quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em.b) Cách tiến hành- GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi bài tập i trong SGK và bổ sung thêm 2 ví dụ sau để học sinh nhận xét , đánh giá bày tỏ ý kiến:+ Chuồng lợn nhà Khoa đặt ở gần nhà . Thỉnh thoảng mùi cám lợn, phân lợn bốc vào nhà rất hôi thối , khó chịu. Khoa nói với bố mẹ nên chuyển chuồng lợn đi chỗ khác để bảo đảm vệ sinh, sức khoẻ cho cả gia đình.+ Mới đây, trước cửa Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ hình thành một chợ mới xây mất trật tự, vệ sinh , làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh nhà trường . Vì thế học sinh cả trường đã cùng với các thầy cô giáo gửi đơn tới Uỷ ban nhân xã đề nghị giải tán chợ này.Em có đồng tình với việc làm của bạn Khoa và các bạn học sinh Trường TH Nguyễn Văn Cừ không? Vì sao? Nếu em ở trong tình huống đó, em sẽ làm gì?c)Kết luậnViệc làm của bạn Khoa và các bạn trường TH Nguyễn Văn Cừ là đúng đắn, phù hợp với Quyền trẻ em.HOẠT ĐỘNG 3: Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 2, SGK)( Mục tiêu và cách tiến hành như SGV đã hướng dẫn )HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾPHS chuẩn bị ý kiến về các vấn đề có liên quan đến các em ,trong đó có vấn đề môi trường lớp học ,trường học ,vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương để trình bày với các thầy cô giáo,với chính quyền địa phương. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG 4:Giao lưu với các thầy cô giáo và chính quyền địa phươngMục tiêu Tạo cơ hội cho HS bày tỏ ý kiến với những người có trách nhiệm về những vấn đề có liên quan trong đó có vấn đề môi trường. b) Cách tiến hành-Lớp trưởng /cán bộ lớp tuyên bố lí do và giới thiệu khách mời .HS trình bày các ý kiến của các em về các vấn đề có liên quan ,trong đó có vấn đề môi trường lớp học ,vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương. Các khách mời cùng HS thảo luận ,trao đổi hướng giải quyết các vấn đề HS nêu ra .c) Kết luận Đại diện HS tổng kết buổi giao lưu ,cảm ơn các vị khách mời đã lắng nghe và ghi nhận các ý kiến của các em .HOẠT ĐỘNG 5:HS trình bày các tiểu phẩm,các bài viết ,tranh vẽ ,về quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em Có thể thực hiện như hướng dẫn của SGV Đạo đức 4 KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI 10 Kĩ năng đặt câu hỏi 1.Bạn đặt những câu hỏi mà HS có thể trả lời được không ?2.Bạn có để cho HS có đủ thời gian để trả lời không?3.Bạn có sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ (ánh mắt, nụ cười, nhướn lông mày, gật đầu) để khuyến khích HS trả lời không?4.Bạn có khen ngợi hay ghi nhận câu hỏi trả lời đúng của HS không?5.Bạn có tránh làm cho HS ngại ngùng với câu trả lời của mình không?6.Nếu không có ai trả lời, bạn có thể đặt một câu hỏi khác đơn giản hơn nhằm gợi mở cách trả lời câu hỏi ban đầu không?7.Câu hỏi của bạn có ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu không?8.Bạn có tránh được việc chuyên sử dụng các câu hỏi ghi nhớ?9.Bạn có thể phân phối câu hỏi đều cả lớp không?10.Trong khi giảng bài, bạn có khả năng đặt 2 câu hỏi trong mỗi phút không?LƯU Ý:_Câu hỏi GV phải chuẩn bị trước và đạt chất lượng cao_GV phải kiểm soát nột dung và thời gian của các câu trả lờiVD: MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4	Bài : RỪNG VÀ KHAI THÁC RỪNG Ở TÂY NGUYÊNVì HS Tiểu học còn nhỏ nên GV đưa ra 1 hệ thống câu hỏi gợi ý như sau:1.Nêu vai trò và tác dụng của rừng?2.Nêu hậu quả của nạn phá rừng ở vùng núi phía Bắc?3.Nêu 1 số biện pháp để bảo vệ rừng?CHÚC QUÍ THẦY CÔ THÀNH CÔNG 

File đính kèm:

  • pptBai_soan_giao_duc_moi_truong.ppt
Bài giảng liên quan