Bài giảng Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học

 

Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 5255 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học Thảo luận	Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, SGK môn Tự nhiên và Xã hội cấp Tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT trong trường Tiểu học, anh (chị) hãy xác định: Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội. Mục tiêu GDBVMT qua môn TN-XH* Kiến thức: - Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên ( cây cối, các con vật, mặt trời, trái đất) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường). - Biết một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm. - Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.* Thái độ - Tình cảm: - Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây cối, con vật và con người. - Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường .* Kĩ năng – Hành vi: - Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường. - Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. - Thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.Thảo luận	Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, SGK môn Tự nhiên và Xã hội cấp Tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT trong trường Tiểu học, anh (chị) hãy xác định: Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội. Để xác định nội dung GDBVMT qua một bài cụ thể.- Bước 1: Đọc kĩ SGK để tìm nội dung GDBVMT có thể tích hợp, lồng ghép được.- Bước 2: Xác định các kiến thức GDMT đã được tích hợp vào bài.- Bước 3: Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức GDMT vào bằng hình thức liên hệ, mở rộng, dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài.Nội dung GDBVMT trong môn TN-XH- Con người và sức khỏe: Mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.- Xã hội: Gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho hs những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng xóm, phố phường và có ý thức với những hành vi môi trường của mình.- Tự nhiên: Giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng.Lớp 1- Con người và sức khỏe: Vệ sinh cơ thể và các giác quan, vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hợp lí.-Xã hội: + Nhà ở: giữ gìn sạch sẽ nhà ở và đồ dùng.+ Môi trường lớp học: giữ vệ sinh lớp học.+ Môi trường cộng đồng: Phố phường, thôn xóm, bản.- Tự nhiên: + Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc.+ Môi trường thiên nhiên đối với con người: mưa, nắng, rétLớp 2- Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun.-Xã hội: + Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở, chuồng gia súc.+ Trường học: giữ vệ sinh trường học.+ Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng; Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường.-Tự nhiên: + Thực vật và động vật: Một số cây cối và một số con vật sống trên mặt đất, dưới nước, trên không và việc bảo vệ chúng.+ Mặt trời, mặt trăng, các vì sao và ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống của con người. Lớp 3- Con người và sức khỏe: + Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp.+ Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn.+ Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.+ Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ.- Xã hội: + Quan hệ trong gia đình.+ An toàn khi ở trường học.+ Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương.- Tự nhiên: + Thực vật, động vật và các điều kiện sống của chúng.+ Mặt trời và trái đất. ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời đối với sự sống.Mức độ, phương pháp và hình thức tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Trong môn Tự nhiên và xã hộiMức độ tích hợp, lồng ghép - Mức độ 1: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.- Mức độ 2: Một số phần của bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.- Mức độ 3: Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độMức độ 1 (lồng ghép toàn phần)Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học. Mức độ 2 ( lồng ghép bộ phận)Khi dạy học các bài học tích hợp ở mức độ này, giáo viên cần lưu ý:- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.- Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì? - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?- Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì?- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường (bộ phận kiến thức có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường) chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên cần lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn .Mức độ 3 (liên hệ)- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững. - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh liên hệ và mở rộng về GDBVMT tự nhiên, hài hòa, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.Xác định phương pháp và các Hình thức dạy học- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua các phương pháp dạy học phù hợp như phương pháp trò chơi, phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai...- Chú trọng tổ chức dạy học gần với môi trường tự nhiên và gắn với thực tiễn cuộc sống. Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục cụ thể phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận cơ bản trong GDBVMT: + GD về MT: Trang bị những hiểu biết, các kiến thức của bộ môn về MT, những hiểu biết về tác động của con người tới MT cũng như phương pháp nghiên cứu các biện pháp đánh giá tác động và xử lí sự cố MT.+ GD trong MT: Xem MT thiên nhiên, nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, MT sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người học.+ GD vì MT: GD ý thức, thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về MT, rèn luyện kĩ năng, PP cần thiết cho những quyết định, hành động bảo vệ MT và phát triển MT.- Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .- Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên, ở môi trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.- Giáo dục qua việc thực hành dọn môi trường lớp học sạch, đẹp; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp. Hình thức giáo dục lồng ghépthảo luậnTìm hiểu Nội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2 3BàiNội dung tích hợpMức độ THBàiNội dung tích hợpMức độ THBài 8Bài 9- Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe.- Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình. Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.LHBài 12Bài 13- Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người.- Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở.- ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.- Các công việc vần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: Sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập, ...BPNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 1BàiNội dung tích hợpMức độ THBài 17- Biết sự cần thiết phải giữ gìn môi trường lớp học sạch , đẹp.- Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch, đẹp. - Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác, vẽ bậy bừa bãi.- Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và đồ dùng của lớp gọn gàng không vẽ lên bàn, lên tường; trang trí lớp học.TPBài 18- Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.LHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 1BàiNội dung tích hợpMức độ THBài 29- Biết cây cối, con vật là thành phần của môi trường tự nhiên.- Tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết ích lợi của chúng. - Phân biệt các con vật có ích và các con vật có hại đối với sức khỏe con người.- Yêu thích, chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà.BPNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 1BàiNội dung tích hợpMức độ THBài 30Bài 33Bài 34- Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.- Có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi LHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 1BàiNội dung tích hợpMức độ THBài 6Bài 7- Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa.- Có ý thức ăn chậm, nhai kỹ; không nô đùa khi ăn no.- Không nhịn đi đại tiện, và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.- Biết tại sao phải ăn uống sạch sẽ và cách thực hiện ăn sạch.LHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 2BàiNội dung tích hợpMức độ THBài 9- Biết con đường lây nhiễm giun; hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh.- Biết sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: đi tiểu, đại tiện đúng nơi quy định, không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh.- Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, ăn chín, uống sôi, BPBài 12- Nhận biết đồ dùng trong gia đình, môi trường xung quanh nhà ở.BPNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 2BàiNội dung tích hợpMức độ THBài13- Biết lợi ích của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở.- Biết các công việc cần phải làm để giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch đẹp.- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp.- Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trường xung quanh: vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ.TPNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 2BàiNội dung tích hợpMức độ THBài18- Biết tác dụng của việc giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp đối với sức khỏe và học tập.- Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường, lớp học sạch, đẹp.- Làm một số công việc giữ gìn trường, lớp học sạch, đẹp : quét lớp, sân trường, tưới cây, chăm sóc cây của lớp của trường TPNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 2BàiNội dung tích hợpMức độ THBài21Bài22- Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh.- Có ý thức bảo vệ môi trường.LHBài24Bài27- Biết cây cối, các con vật có thể sống được ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí.- Nhận ra sự phong phú của cây cối, con vật.- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật.LHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 2BàiNội dung tích hợpMức độ THBài31- Biết khái quát về hình dạng đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất.- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối, các con vật và con người.LHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 2BàiNội dung tích hợpMức độ THBài3Bài8Bài10Bài15- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.- Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.BPBài19- Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội.- Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch đẹp.LHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 3BàiNội dung tích hợpMức độ THBài24- Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần bảo vệ môi trường như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cấy, BPBài30Bài31- Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.LHBài32- Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thịLHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 3BàiNội dung tích hợpMức độ THBài36- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.- Biết phân, rác thải nếu không sử lý hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.- Biết một vài biện pháp sử lý phân rác thải, nước thải hợp vệ sinh,- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.TPBài46- Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kỳ diệu của lá cây trong việc tạo ra ô-xi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.LHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 3BàiNội dung tích hợpMức độ THBài49đến bài 54- Nhận ra sự phong phú đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.LHBài56Bài57- Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên.- Yêu thích thiên nhiên.- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét mô tả môi trường xung quanh.LHNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 3BàiNội dung tích hợpMức độ THBài58- Biết Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất.- Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.LHBài64Bài65- Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.LHBài65Bài67Bài68- Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,  là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.BPNội dung giáo dục BVMT và mức độ tích hợp trong các bài môn tự nhiên và xã hội lớp 3Cảm ơn các thày cô giáo!

File đính kèm:

  • pptGDBVMT_TNXHBac_Giangppt.ppt