Bài giảng Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học

-Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi .

Chương trình và nội dung dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS và khả năng tích hợp giáo dục KNS rất cao.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 3132 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Sở giáo dục & đào tạo Bắc GiangNhiệt liệt chào mừng các thày cô về dự lớp tập huấngiáo dục kĩ năng sống môn Tiếng Việt ở Tiểu học Vì sao phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ?Kĩ năng sống là gì?Theo tổ chức khoa học giáo dục và văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO)Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết.Học để làm người.Học để sống với người khác.Học để làm. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam ở thế kỉ XXI:Học để biết.Học để làm.Học để tự khẳng định.Học để cùng chung sống .Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.Tìm hiểu khả năng GD KNS qua môn Tiếng ViệtXây dựng mục tiêu GD KNS qua môn Tiếng ViệtNghiên cứu nội dung và địa chỉ GDKNS qua môn Tiếng ViệtCÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Cách tiếp cận và giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt như thế nào ?Hãy chia sẻ những điều mà bạn biết!I. Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.-Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi .Chương trình và nội dung dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS và khả năng tích hợp giáo dục KNS rất cao. KNS đặc thù của mônTiếng Việt là kĩ năng giao tiếp Trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học , có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu của kĩ năng giao tiếp xã hội như :Viết tự thuật;Lập danh sách học sinh; Lập thời gian biểu; Viết thiếp chúc tết; Viết nhắn tin; Viết quảng cáo; Điền vào giấy tờ in sẵn; Viết đơn ; Làm biên bản vụ việc; Lập chương trình hoạt động; Thuyết trình tranh luận; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia;..........- Nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói.(VD : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi; Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị ;....)-Nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành kĩ năng giao tiếp cộng đồng như : Mẫu đơn,thư, quảng cáo, biên bản,....; Cung cấp những câu chuyện mà mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn luyện KNS ( VD : Rùa và thỏ ; Có công mài sắt có ngày nên kim; Văn hay chữ tốt; Người gác rừng tí hon; Trí dũng song toàn;......) Chương trình Tiếng Việt trú trọng rèn kĩ năng nhận thức cho học sinh thông qua CT mang tính tích hợp :- Tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về tự nhiên, xã hội, con người theo nguyên tắc đồng quy.( Thông qua các chủ điểm )- Tích hợp một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm ( Còn gọi là trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc ); Kiến thức của lớp học trên, cấp học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp học dưới , cấp học dưới nhưng cao hơn và sâu hơn..=>Để kiến thức ấy thực sự là của mỗi người học để các em hoà nhập vào cuộc sống một cách tự tin, vững vàng.- Khả năng giáo dục KNS của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn thể hiện ở PPDH của giáo viên. Do vậy người giáo viên cần phải vận dụng nhiều PPDH để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.( PP thực hành giao tiêp, pptrò chơi,pp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,pp hỏi đáp, học nhóm;.....)II, Mục tiêu giáo dục KNS trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.- Giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết , phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống.- Biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên.- Biết sống tích cực chủ động trong mọi điều kiện hoàn cảnh. III. Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sốngThực hành (chia sẻ theo nhóm)Đồng chí hãy tìm hiểu sách giáo khoa Tiếng Việt và chỉ ra các nội dung và địa chỉ giáo dục KNS.Nhóm 1 : SGK Lớp 1Nhóm 2 : SGK Lớp 2Nhóm 3 : SGK Lớp 3Nhóm 4 : SGK Lớp 4 Nhóm 5 : SGK Lớp 5Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hànhThực hành soạn , giảng.Đồng chí hãy chọn một bài có nội dung giáo dục kĩ năng sống : - Thực hành thiết kế bài giảng đó theo nhóm.( Khối 1; Khối 2&3; Khối 4&5 ) - Chọn một hoạt động có nội dung giáo dục KNS trong bài học đó rồi thể hiện nội dung đó bằng PPDH và kĩ thuật dạy học. Hoạt động đánh giá Thiết kế bài giảngPhương pháp và kĩ thuật dạy học Thiết kế bài giảng (GV Tham khảo)I. Mục tiêu bài học: -Kiến thức -Kĩ năng -Kĩ năng sống được giáo dụcII.Các PP và kĩ thuật dạy học.III. Phương tiện dạy học.VI. Tiến trình dạy học : 1. Khám phá . 2. Kết nối. 3. Thực hành 4. Áp dụng , củng cố và hoạt động tiếp nối.Xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe tích cực, hợp tác, chia sẻ, vận dụng linh hoạt các Kĩ năng sống để học tốt môn học.Kính chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của năm học !Chân thành cảm ơn !Bắc Giang, ngày 15 tháng 8 năm 2011

File đính kèm:

  • pptTieng Viet - Thao.ppt