Bài giảng Hóa học 8 - Bùi Quang Hảo - Tiết 61, Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

 Vậy qua hiện tượng 2 thí nghiệm trên, các em rút ra kết luận gì?

 - Muối CaCO3 không tan trong nước.

 - Muối NaCl tan được trong nước.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hóa học 8 - Bùi Quang Hảo - Tiết 61, Bài 41: Độ tan của một chất trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁPKHOA HÓA HỌC BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HÓA HỌC 8 LỚP: 31K6 Biên soạn: Bùi Quang Hảo Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1. Nêu khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? ĐÁP ÁN: Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. Dung dịch bảo hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. NỘI DUNG BÀI HỌC: CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC: Nội dung cần nắm: Hiểu được khái niệm về chất tan, chất không tan. Biết dược tính tan của một số axit, bazơ, muối. Hiểu khái niệm độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. Biết làm một số bài toán có liên quan đến độ tan. I. CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN 	1. Thí nghiệm về tính tan của chất: 	* Thí nghiệm 1: 	- Dụng cụ và hóa chất: Bột đá vôi(CaCO3), nước cất, giấy lọc, tấm kính, phểu, đèn cồn, ống nghiệm. 	- Tiến hành thí nghiệm: 	+ Cho bột đá vôi vào nước cất, lắc mạnh. 	+ Lọc lấy nước lọc. 	+ Nhỏ vài giọt nước lọc lên tấm kính sạch. 	+ Hơ tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết. 	- Quan sát ? * Thí nghiệm 2: 	- Thay muối CaCO3 bằng Muối NaCl và làm lại thí nghiệm như trên. 	- Quan sát? Nhận xét: Thí nghiệm 1: Sau khi nước bay hơi hết trên tấm kính không để lại dấu vết gì. Thí nghiệm 2: Sau khi nước bay hơi hết trên tấm kính có vết cặn. 	Vậy qua hiện tượng 2 thí nghiệm trên, các em rút ra kết luận gì? 	- Muối CaCO3 không tan trong nước. 	- Muối NaCl tan được trong nước. Kết luận 	Có chất tan và có chất không tan trong nước. Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước. Các em đã được học các loại hợp chất nào rồi? Oxit Axit Bazơ Muối Tính tan của một số axit; bazơ; muối trong nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu 2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối: K BaSO 4 H+ K MAØU SAÉC MOÄT SOÁ CHAÁT Tính tan một số chất (học nhanh) Axit: Tất cả các axit đều tan trừ axit silisic ( H2SiO3) Bazơ: Hầu hết bazơ không tan trừ: LiOH; 	 KOH; 	NaOH;	 Ba(OH)2; 	Ca(OH)2… Lỡ	 	 Khi	Nào	 	 Bạn	 	 Cần Muối - Các muối luôn hòa tan là muối nitrat và muối axit - Các muối Clorua, sunfat hầu hết tan Trừ bạc, chì clorua  Tức là muối bạc clorua, muối chì clorua không tan Bari, chì sunfat  Tức là muối bari sunfat và muối chì sunfat không tan - Các muối không hòa tan là muối Cacbonat và muối photphat, trừ kiềm, amoni  chỉ có muối mà kim loại là K, Na, Li hoặc [NH4]+ mới tan Ở 25OC khi hòa tan 36 g NaCl vào 100 g nước thì người ta thu được dung dịch NaCl bão hòa. Ta nói độ tan của NaCl Ở 25OC là 36g. Em có nhận xét gì về số g của NaCl và độ tan của NaCl ở 250C? Bằng nhau, bằng 36 g Vậy độ tan chính là cái gì? Độ tan chính là số gam chất tan. Có trong bao nhiêu gam nước? Trong 100gam nước. Ở nhiệt độ như thế nào? Ở nhiệt độ xác định. Tạo thành dung dịch như 	thế nào? Dung dịch bão hòa Bài tập: Em hãy tìm từ thích hợp diền vào chỗ …. “Độ tan ( ký hiệu là S) của một chất trong nước là ………… chất đó hòa tan trong ……..gam nước để tạo thành …………….. bão hòa ở một nhiệt độ …………….” số gam 100 dung dịch xác định II) Độ tan của một chất trong nước. 1. Định nghĩa: 	Độ tan ( ký hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. S = 100g . mchất tan mdung môi S là độ tan mchất tan là khối lượng chất tan mdung môi là khối lượng dung môi 	Tại sao khi ta mở nắp chai nước ngọt lại có ga? 	Tại sao khi ta cho đường vào cốc nước lạnh thì đường không tan, còn cho vào cốc nước thì đường tan? 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan: 	a. Độ tan của chất rắn: 	- Hầu hết độ tan của các chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng. Hìh vẽ b. Độ tan của chất khí: 	- Khi nhiệt độ càng tăng thì độ tan của chất khí trong nước càng giảm. 	- Khi áp suất càng tăng thì độ tan của chất khí trong nước càng tăng. t0 ( C) Số g chất tan/100g nước Em có nhận xét gì về độ tan của chất rắn trong nước khi nhiệt độ tăng? Em có nhận xét gì về độ tan của chất khí trong nước khi nhiệt độ tăng? 	Theo em trong các trường hợp trên thì trường hợp nào chất khí tan nhiều nhất? Vì sao? 1 3 2 Khí Nước 	Tại sao khi mở nắp chai nước ngọt thì có ga? ĐÁP ÁN Giải 	Tại nhà máy, khi sản xuất người ta nén khí cacbonic vào các chai nước ngọt ở áp suất cao rồi đóng nắp chai nên khí cacbonnic tan bão hòa vào nước ngọt. Khi ta mở chai nước ngọt áp suất trong chai giảm, độ tan của khí cacbonic giảm nên khí cacbonic thoát ra ngoài kéo theo nước. Muốn bảo quản tốt các loại nước có ga ta phải làm gì? Bảo quản ở nhiệt độ thấp nhằm tăng độ tan của khí cacbonic. Đậy chặt nắp chai nhằm tăng áp suất. 	Em hãy giải thích tại sao trong các hồ cá cảnh hoặc các đầm nuôi tôm người ta phải “Sục” không khí vào hồ nước? Đáp án 	Do khí oxi ít tan trong nước nên người ta “Sục” không khí nhằm hòa tan nhiều hơn khí oxi giúp tôm, cá hô hấp tốt hơn. Từ đó nâng cao năng suất. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học thuộc bài Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (SGK/142) Đọc trước nội dung bài 42. 

File đính kèm:

  • pptBAI 41DO TAN.ppt
Bài giảng liên quan