Bài giảng Hóa học 9 - Tiết 11, Bài 7: Tính chất hóa học của Bazơ
Thí nghiệm:
Dùng kẹp gỗ, kẹp ống nghiệm chứa Cu(OH)2 rồi đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn
Hãy nhận xét hiện tượng quan sát được ?
Hiện tượng: Chất rắn ban đầu có màu xanh lam, sau khi nung chuyển màu đen và có hơi nước tạo ra
C A O Đ Ư 10 “ Học – học nữa – học mãi ” V. I – Lê nin C Kiểm tra bài cũ 1. Nhắc lại khái niệm bazơ. Cho VD ? 2. Dựa vào tính tan , chia bazơ làm mấy loại ? Lấy VD? 1/ Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH). Công thức chung : M(OH)n (M là nguyên tử kim loại, n là hóa trị kim loại) 2/ Dựa vào tính tan chia bazơ làm 2 loại: + Bazơ tan: VD: NaOH, KOH... +Bazơ không tan: VD: Fe(OH)2, Mg(OH)2... Trả lời Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu - Thí nghiệm 1 : nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím. Quan sát sự đổi màu của quỳ tím ? - Quỳ tím thành màu xanh. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu Quan sát đoạn phim, và nhận xét hiện tượng xảy ra ? - Thí nghiệm 2: Nhỏ 1 giọt dd phenolphtalein ( không màu ) vào ống nghiệm có sẵn 1 – 2 ml dung dịch NaOH. Các dd bazơ ( kiềm ) đổi màu chất chỉ thị: - Quỳ tím thành màu xanh. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu Nhận xét : - Phenolphtalein không màu thành màu đỏ Nhắc lại tính chất hóa học của oxit axit ? 2. Tác dụng của dd bazơ với oxit axit Dung dịch bazơ (kiềm ) tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước Thí dụ: 3Ca(OH)2 + P2O5 Ca3(PO4)2 + 3H2O (dd) (r ) (r ) (l ) 2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O (dd ) (k ) (dd ) (l ) Axit có thể tác dụng với loại chất nào để tạo ra muối và nước ? 3. Tác dụng của bazơ với axit Bazơ tan và không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Thí dụ : Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O (r ) (dd ) (dd ) (l ) Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O (dd ) (dd ) (dd ) (l ) Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa. Thí nghiệm: Dùng kẹp gỗ, kẹp ống nghiệm chứa Cu(OH)2 rồi đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn Quan sát đoạn phim, và nhận xét hiện tượng xảy ra ? Thí nghiệm: Dùng kẹp gỗ, kẹp ống nghiệm chứa Cu(OH)2 rồi đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn Hiện tượng: Chất rắn ban đầu có màu xanh lam, sau khi nung chuyển màu đen và có hơi nước tạo ra Hãy nhận xét hiện tượng quan sát được ? Rút ra kết luận và viết PTPƯ? Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit và nước Cu(OH)2 CuO +H2O (r ) (r ) (h ) xanh lam đen to 4. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ Tương tự : Viết PTPƯ khi nhiệt phân : Nhôm hiđrôxit và sắt(II) hiđrôxit PTPƯ: 2Al(OH)3 to Al2O3 + 3H2O Fe(OH)2 to FeO + H2O 5. Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối. ( sẽ học ở bài 9 ) BAZƠ Tác dụng với chỉ thị Bị nhiệt phân hủy Tác dụng với axit Tác dụng với oxit axit Tác dụng với muối Quỳ tím thành xanh Phenolphtalein không màu thành đỏ Muối + Nước Muối + Nước Oxit + Nước Củng cố Trò chơi giải ô chữ Đây là cụm từ gồm 14 chữ cái chỉ tính chất hoá học của bazơ không tan Trò chơi giải ô chữ Đây là cụm từ gồm 14 chữ cái chỉ tính chất hoá học của bazơ không tan Trò chơi giải ô chữ Từ gồm 4 chữ cái chỉ chất tác dụng được với cả bazơ tan và bazơ không tan Trò chơi giải ô chữ Từ gồm 4 chữ cái chỉ chất tác dụng được với cả bazơ tan và bazơ không tan BÀI tập số 1 : Tính chất hoá học không phải của bazơ tan là: Tác dụng với chất chỉ thị màu Tác dụng với axit Tác dụng với ôxit axit Tác dụng với dung dịch muối Bị nhiệt phân huỷ Đáp án : e BÀI tập số 2: Phân huỷ hết 9,8 gam đồng (II) hiđrôxit, khối lượng chất rắn thu được là: 8 gam 16 gam 4 gam 24 gam Đáp án : A Bài tập số 3 Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau: Na2SO4, H2SO4, NaCl, NaOH sơ đồ nhận biết Na2SO4,NaCl, NaOH, H2SO4 + Quỳ tím Quỳ đỏ Quỳ không đổi màu Quỳ xanh Na2SO4,NaCl H2SO4 NaOH +BaCl2 Na2SO4 NaCl Có kết tủa Không kết tủa bài tập về nhà Bài 2, 3, 4, 5 (Trang 25 SGK ) Đọc trước bài : “Một số bazơ quan trọng”
File đính kèm:
- tinh chat hoa hoc cua bazo.ppt
- Cu(OH)2++ HCl.mp4
- Fe2O3++ HCl.mp4
- NaOH + FeCl3.mp4
- NaOH + chi thi.wmv
- Nhiet phan Cu(OH)2.wmv