Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 18, Bài 13: Phản ứng hóa học

Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau đây có phải là hiện tượng hóa học không?

Viết các phương trình chữ của các phản ứng hóa học? Đọc phản ứng như thế nào?

 

ppt16 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 10004 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Tiết 18, Bài 13: Phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN THĂM VÀ DỰ GIỜ LỚP CHÚNG TA. MÔN: HÓA HỌC 8 Kiểm tra bài cũ 1. Em hãy phân biệt hiện tượng vật lý với hiện tượng hoá học ? * Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lý. * Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hoá học. 2. Cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hoá học. a. Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh. Hiện tượng vật lý b. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm giấm . c. Để rượu nhạt lâu ngày trong không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua d. Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất oxit sắt từ màu nâu đỏ. Hiện tượng vật lý Hiện tượng hoá học Hiện tượng hóa học Tiết 18 BÀI 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I.Định nghĩa : Phản ứng hoá học là gì ? Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học Chất ban đầu, bị biến đổi là chất phản ứng (chất tham gia). Chất mới sinh ra là sản phẩm. Thí dụ: Đọc: Lưu huỳnh tác dụng (phản ứng) với sắt tạo thành sắt (II) sunfua. Đường Nước + than Đọc : Đường phân hủy thành nước và than Chú ý : Trong quá trình phản ứng lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần Lưu huỳnh + sắt Sắt (II) sunfua (Chất tham gia ) (Chất tạo thành) Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình như sau: Tên các chất phản ứng→ Tên các sản phẩm Bài tập : Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau đây có phải là hiện tượng hóa học không? Viết các phương trình chữ của các phản ứng hóa học? Đọc phản ứng như thế nào? a) Kẽm tác dụng với axit clohiđric tạo thành kẽm clorua và khí hiđrô. b) Đốt cháy hiđrô trong bình chứa khí oxi tạo thành hơi nước . Bài giải: Hai hiện tượng trên đều là hiện tượng hóa học. a) Kẽm + axit clohiđric → kẽm clorua + hiđro b) Hiđro + oxi → nước Đọc là : hiđro tác dụng với oxi tạo ra nước Mô hình tượng trưng diễn biến của phản ứng hoá học giữa khí hiđro và oxi. II. Diễn biến của phản ứng hoá học: 1.Diễn biến : O2 H2 O O H H H H Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước. o H2 H2O O2 a,Trước phản ứng b,Trong quá trình phản ứng * Theo sơ đồ phản ứng trên, thảo luận nhóm và cho biết: Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau? Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau? So sánh số nguyên tử hidro và oxi trước và sau phản ứng? Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không? Kết quả: Ở hình (a) trước phản ứng có 2 phân tử hiđrô và 1 phân tử oxi; Trong đó 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hiđrô; 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử oxi. Trong phản ứng các nguyên tử chưa liên kết với nhau; số nguyên tử oxi và hiđrô ở (b) bằng số nguyên tử hiđrô và oxi ở (a). Sau phản ứng có các phân tử nước được tạo thành; trong đó 2 nguyên tử hiđrô liên kết với 1 nguyên tử oxi. Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi; số nguyên tử mỗi loại không thay đổi. Nguyên tử được bảo toàn. “ Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác ”. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. * Nêu kết luận về diễn biến của phản ứng hóa học? 2. Kết luận : * Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: * Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là ................................ . Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là……………………… , chất mới sinh ra là …………… * Trong quá trình phản ứng, lượng chất ............... giảm dần, lượng chất ……………tăng dần. phản ứng hoá học chất phản ứng sản phẩm Bài tập 1: phản ứng sản phẩm * Sơ đồ phản ứng giữa magie và axit clohiđric tạo ra magie clorua và khí hiđro như sau: Bài tập 2: - Viết phương trình chữ của phản ứng? - Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau? - Sau phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau? Bài giải: PT: magie + axit clohiđric → magie clorua + hiđro Trước phản ứng gồm nguyên tử magie, nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử clo tạo thành phân tử axit clohiđric. Sau phản ứng nguyên tử magie liên kết với nguyên tử clo tạo thành phân tử magieclorua, hai nguyên tử hiđro liên kết với nhau tạo thành phân tử hiđro  Về nhà : Học bài Làm bài tập 2, 3, 4 trang 50, 51 SGK Chuẩn bị phần III, IV của bài phản ứng hóa học. Đọc bài đọc thêm trang 51 SGK 

File đính kèm:

  • pptphan ung hoa hoc(1).ppt
Bài giảng liên quan