Bài giảng Khoa học Lớp 5 - Tuần 20 - Tiết 38: Sự biến đổi hoá học (Tiết 1)

- Sự biến đổi hoá học là gì ?

+ Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

* Kết luận: Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác được gọi là sự biến đổi hoá học. Còn nếu các chất trộn lẫn với nhau hay biến đổi sang dạng khác, thể khác mà vẫn giữ nguyên được tính chất của nó được gọi là sự biến đổi lý học.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Khoa học Lớp 5 - Tuần 20 - Tiết 38: Sự biến đổi hoá học (Tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Nhiệt liệt chào mừng 
các thầy (cô) giáo về dự giờ thăm lớp. 
Kiểm tra bài cũ 
- Dung dịch là gì ? 
+ Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hoà tan trong chất lỏng đó. 
+ Để tạo ra dung dịch cần ít nhất từ hai chất trở lên. Trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được trong chất lỏng đó. 
- Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ? 
KHOA HỌC 
 Thứ tư ngày 4 tháng 01 năm 2012  Khoa học  
a. Hoạt động 1: Thế nào là sự biến đổi hoá học ? 
- Gi áo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ mục thực hành trong SGK (trang 78).  
- Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả.  
- Gi áo viên đi hướng dẫn từng nhóm.  
- Gi áo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm.  
Tiết 38 : SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC. (T1) 
Nh óm 4 
(3 phút) 
- Đốt một tờ giấy. 
- Chưng đường trên ngọn lửa. 
=> Ta có thí nghiệm sau: 
Ch ưng đường 
trên ngọn lửa 
T nghiệm 
Mô tả hiện tượng 
Giải thích h tượng 
Thí nghiệm 1: 
Đốt một tờ giấy. 
Thí nghiệm 2: 
Chưng đường trên ngọn lửa 
Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác. 
Đường từ màu trắng chuyển sang màu vàng rồi nâu thẩm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa, nó sẽ cháy thành than. 
Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên 
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu. 
Tờ giấy bị cháy thành than 
- Giấy có tính chất gì ? 
+ Giấy dai. 
- Khi bị cháy tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không ? 
+ Khi bị cháy tờ giấy biến thành than, không còn tính chất ban đầu của nó. 
- Hoà tan đường vào nước, ta được gì ? 
+ Hoà tan đường vào nước ta được dung dịch đường. 
=> Lưu ý: Như vậy dung dịch đường đã bị biến đổi thành một chất khác dưới tác động của nhiệt và nó không giữ được tính chất ban đầu của nó, giấy đẫ bị biến đổi thành than khi đốt trên ngọn lửa. Hiện tượng đó gọi là sự biến đổi hoá học. 
* Kết luận : Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác được gọi là sự biến đổi hoá học. Còn nếu các chất trộn lẫn với nhau hay biến đổi sang dạng khác, thể khác mà vẫn giữ nguyên được tính chất của nó được gọi là sự biến đổi lý học. 
- Sự biến đổi hoá học là gì ? 
+ Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 
b. Hoạt động 2: Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học. 
- Cho học sinh cùng quan sát các hình minh họa (trang 79 - SGK) và giải thích từng sự biến đổi để xem đâu là sự biến đổi hoá học, đâu là sự biến đổi lý học 
Nh óm 4 
(3 phút) 
* Yêu cầu:  - Nội dung của tranh vẽ là gì ?- Đó là sự biến đổi nào ?- Hãy giải thích vì sao lại giải thích như vậy ? 
- Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
Hình 1: 
Cho vôi sống vào nước 
Hình 1: Cho vôi sống vào nước 
=> Sự biến đổi “Hoá học”. 
* Giải thích: Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại 
được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi 
dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt. 
Hình 2: 
Xé giấy thành những mảnh vụn 
Hình 2: Xé giấy thành những mảnh vụn 
=> Sự biến đổi “Lý học”. 
* Giải thích: Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất 
của nó, không bị biến đổi thành chât khác. 
Hình 3: 
Xi măng trộn cát 
Hình 3: Xi măng trộn cát 
=> Sự biến đổi “Lý học”. 
*Giải thích: Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, 
tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên, 
không đổi. 
Hình 4: 
Xi măng trộn cát và nước 
Hình 4: Xi măng trộn cát và nước 
=> Sự biến đổi “Hoá học”. 
*Giải thích: Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp 
chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi 
măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó 
là cát, xi măng và nước. 
Hình 5: Đinh mới, đinh gỉ 
Hình 5: Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ. 
=> Sự biến đổi “Hóa học”. 
* Giải thích: Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, 
chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của 
đinh mới. 
Hình 6: 
Thổi thủy tinh 
Hình 6: Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội trở lại thành thủy tinh ở thể rắn 
=> Sự biến đổi “Lý học”. 
*Giải thích: Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy 
tinh vẫn không thay đổi. 
* Kết luận : 
- Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi 
hóa học, các chất đã biến đổi có tính chất hoàn toàn khác 
tính chất của mỗi chất tạo thành nó. 
- Các em cần lưu ý không nên chơi gần hay đến gần các hố 
vôi đang tôi. Vì nó hoà tan trong nước thành một chất dẻo 
quánh, rất nóng kèm theo sự tỏa nhiệt, có thể gây bỏng, rất 
nguy hiểm nếu để chạm vào thân thể. 
- Thế nào là sự biến đổi hoá học ? 
 C ủng cố - Dặn dò 
- Liên hệ thực tế về sự biến đổi hoá học. 
- Chuẩn bị bài sau: Sự biến đổi hoá học (tiết 2). 
CHÀO TẠM BIỆT - HẸN GẶP LẠI ! 
CHÚC CÁC THẦY (CÔ) SỨC KHỎE, 
 HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_khoa_hoc_lop_5_tuan_20_tiet_38_su_bien_doi_hoa_hoc.ppt
Bài giảng liên quan