Bài giảng Lịch sử 11 - Bài 3: Trung Quốc

 Năm 1902, ông trở về nước, sáng lập tờ Tân dân tùng báo tiếp tục cổ động tư tưởng cải cách. Tờ báo này đối lập với tờ Dân báo của Tôn Trung Sơn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, ông tham gia chính phủ quân phiệt Bắc Kinh với tư cách là đại diện cho Đảng Tiến bộ do ông thành lập năm 1913. Vào cuối đời, ông dạy học ở trường Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh.

Lương Khải Siêu còn là một học giả uyên bác. Ông viết nhiều tác phẩm về chính trị, kinh tế, triết học, ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt ông là người tích cực vận động dùng văn bạch thoại dễ hiểu, đơn giản trong văn thơ thay thế văn chương khó hiểu, rườm rà cổ xưa.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 11965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử 11 - Bài 3: Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TRUNG QUỐCBÀI:3BÀI 3TRUNG QUỐC + Nằm ở phía Đông Châu Á.+ Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị. 2 đặc khu kinh tế (Hồng Kông, Ma Cao)+ Trung Quốc có đường biên giới giap với 14 nước, 22.000 km).+ Diện tích: 9.572.800 km2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: Lãnh thổ – Vị trí địa líMỤC TIÊU BÀI HỌCBÀI:3TRUNG QUỐC2, Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX đầu TK XX3, Nắm được vài nét về vai trò của Tôn Trung Sơn. Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911BÀI:3TRUNG QUỐC1, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lượcSGKTrung Quốc bị các nước đế quốc xâu xéTrung Quốc bị các nước đế quốc xâu xéBÀI:3TRUNG QUỐC1, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược2, Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXLập bảng các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX đầu TK XX ?Nội dungPT Thái bình Thiên quốcCuộc vận động Duy TânPT Nghĩa Hòa đoànThời gianLãnh đạoLực lượngHình thứcMục tiêuKết quả2, Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXNội dungPT Thái bình Thiên quốcCuộc vận động Duy TânPT Nghĩa Hòa đoànThời gian1851-18641898Cuối TK XIX đầu TK XXLãnh đạoHồng Tú ToànKhang Hữu Vi và Lương Khải SiêuLực lượngNông dân Quan lại, sĩ phu, vua Quang Tự Nông dân Hình thứck/n vũ trangCải cáchk/n vũ trangMục tiêuChống thực dân, pkChống đế quốcChống đế quốc2, Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXTừ Hi Thái HậuVua Quang TựVua Quang Tự 28 tuổi, đang có nhiệt tình và đầy tham vọng. Nhà vua muốn dựa vào phái cải cách làm một cuộc duy tân để thay đổi xã hội Trung Quốc, đồng thời thay đổi luôn cả địa vị lệ thuộc của mình vào Từ Hi thái hậu. Nhưng cuối cùng thất bạiKhang Hữu Vi (1858 - 1927)Khang Hữu Vi - học giả, chính khách có xu hướng cải lương, người đề xướng phong trào Duy Tân năm 1898 ở Trung Quốc. Khang Hữu Vi xuất thân trong một gia đình địa chủ quan liêu ở tỉnh Quảng Đông. Tuy chịu sự giáo dục của Nho học, nhưng rất hâm mộ những thành tựu của nền văn hóa, khoa học, kỹ thuật và chế độ dân chủ tư sản phương Tây. Ông cho rằng chỉ có cải cách đất nước theo con đường TBCN với thể chế quân chủ lập hiến như ở Anh thì mới cứu Trung Quốc khỏi nguy cơ thuộc địa. Năm 1888, ông lên Bắc Kinh dự thi và viết một bức thư dâng lên Hoàng đế Quang Tự yêu cầu cải cách, nhưng thư không đến được tay vua, ông còn bị gạt ra khỏi danh sách trúng cử. Năm 1895, ông lại lên Bắc Kinh dự thi lần thứ hai. Lần này, ông đã vận động được 1300 cử nhân cùng ông viết bức thư tuy cũng không đến được tay vua, nhưng đã gây một tiếng vang lớn trong giới trí thức và quan lại tiến bộ. Ông còn thành lập tổ chức Cường học hội và xuất bản báo chí để tuyên truyền cổ động cho cải cách. Lần này ông đỗ tiến sĩ và được bổ nhiệm làm quan trong triều, điều kiện thuận lợi cho ông tiến hành cuộc vận động cải cách. Năm 1898, sau nhiều lần bàn bạc với Khang Hữu Vi, vua Quang Tự đã ban bố một loạt pháp lệnh cải cách về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa - giáo dục (lịch sử gọi là biến pháp Mậu Tuất). Những biện pháp cải cách trên có ý nghĩa tiến bộ rất lớn nhằm chuyển biến Trung Quốc từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Động chạm tới quyền lợi của đa số quan lại phong kiến, cho nên bọn họ đã tập hợp xung quanh Từ Hi thái hậu, chống phá phong trào Duy Tân. Từ Hi thái hậu đã tổ chức tiến hành chính biến, bắt giam vua Quang Tự và truy nã phái Duy Tân. Khang Hữu Vi trốn thoát và nhờ sứ quán Anh đưa ra nước ngoài. Khang Hữu Vi tuy thất bại trong cuộc Duy Tân năm 1898, nhưng vẫn không từ bỏ con đường cải lương, vẫn chủ trương bảo tồn nên quân chủ và phản đối chính thể cộng hòa khi cách mạng Tân Hợi 1911 nổ ra. Lương Khải Siêu (1873 - 1929)Lương Khải Siêu - học giả, nhà cải lương nổi tiếng, người gắn bó với Khang Hữu Vi trong phong trào Duy Tân ở Trung Quốc.Lương Khải Siêu xuất thân trong một gia đình địa chủ ở Quảng Đông. Thời trẻ, ông theo học Khang Hữu Vi và là người học trò tâm đắc suốt đời cùng chung lí tưởng với thầy dạy của mình. Năm 1895, sau khi đỗ cử nhân, ông lên Bắc Kinh dự thi và đã kí vào đơn của Khang Hữu Vi đệ lên hoàng đế Quang Tự yêu cầu cải cách. Trong phong trào Duy Tân, ông là cánh tay đắc lực của Khang Hữu Vi, vận động tuyên truyền tư tưởng Duy Tân. Sau cuộc cải cách Duy Tân của vua Quang Tự thất bại (1898), ông trốn sang Nhật Bản. Năm 1902, ông trở về nước, sáng lập tờ Tân dân tùng báo tiếp tục cổ động tư tưởng cải cách. Tờ báo này đối lập với tờ Dân báo của Tôn Trung Sơn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, ông tham gia chính phủ quân phiệt Bắc Kinh với tư cách là đại diện cho Đảng Tiến bộ do ông thành lập năm 1913. Vào cuối đời, ông dạy học ở trường Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh. Lương Khải Siêu còn là một học giả uyên bác. Ông viết nhiều tác phẩm về chính trị, kinh tế, triết học, ngôn ngữ, lịch sử và văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt ông là người tích cực vận động dùng văn bạch thoại dễ hiểu, đơn giản trong văn thơ thay thế văn chương khó hiểu, rườm rà cổ xưa. Lương Khải Siêu (1873 - 1929)BÀI:3TRUNG QUỐC1, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược2, Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXTrình bày vài nét về Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hội ?3, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)+ Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội- chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc. + Tham gia: trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, một số ít đại biểu công nônga, Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh HộiBÀI:3TRUNG QUỐC1, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược2, Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX3, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)+ Cuơng lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc)a, Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh HộiBÀI:3TRUNG QUỐC1, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược2, Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX3, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)+ Mục đích của Hội là: “Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc” a, Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh HộiTôn Trung Sơn (1866-1925)Tôn Trung Sơn - nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh và thiết lập nước Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn tên là Tôn Văn, tự là Tôn Dật Tiên, sinh trưởng trong một gia đình nông dân khá giả ở tỉnh Quảng Đông. Thời niên thiếu, ông sang Hônôlulu (quần đảo Haoai) ở với người Anh buôn bán kinh doanh, ở bên đó ông theo học các trường tiểu học và trung học của người Âu Châu. Năm 1883, Tôn Trung Sơn trở về nước, theo học trường Đại học y khoa ở Hương Cảng và trở thành bác sĩ. Trong hoàn cảnh đất nước đang bị đế quốc xâu xé, ông thấy việc cứu nguy cho toàn xã hội quan trọng hơn là trị bệnh cho một vài người, nên ông bỏ nghề y tham gia hoạt động chính trị. Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang Haoai, thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức cách mạng ở trong nước, lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của Hội, ông đã công bố Chủ nghĩa tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) do ông đề xướng. Từ 1905-1911, Trung Quốc đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam, nhưng không thành công. Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở thành phố Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi (mở đầu cách mạng Tân Hợi). Ngày 24/12/1911, Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp đề cử làm Tổng thống. Ngày 1/1/1912, Tôn Trung Sơn nhậm chức tại Nam Kinh và tuyên bố thành lập nước Trung Hoa dân quốc. Ông đã ban bố (Hiến pháp lâm thời) để làm cơ sở cho việc xây dựng nước Trung Hoa dân quốc. Ngày 13/2/1912, để lôi kéo bọn quân phiệt Bắc Dương theo cách mạng, Tôn Trung Sơn đã từ chức Tổng thống lâm thời để cho Viên Thế Khải, một đại thần của triều đình Mãn Thanh lên thay. Viên Thế Khải lên làm Tổng thống chính thức nước Trung Hoa dân quốc, tuy đã buộc vua Thanh là Phổ Nghi thoái vị, những cũng có nhiều hành động phản bội lại phong trào CM, tước bỏ dần những thành quả của cách mạng Tân Hợi. Tôn Trung Sơn tập hợp các lực lượng CM ở các tỉnh phía Nam chống lại Viên, nhưng bị Viên đàn áp nhanh chóng (lịch sử gọi Cuộc CM lần thứ hai). Sau khi Viên Thế Khải chết (1916), các lực lượng quân phiệt chia nhau thống trị các vùng ở Trung Quốc gây hỗn chiến liên miên.CM tháng Mười 1917 ở Nga đã ảnh hưởng lên tới tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Ông cải tổ Quốc dân đảng ( thành lập 8-1912 thay thế Đồng minh hội), hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc và bổ sung chủ nghĩa tam dân thêm ba nội dung mới: liên minh với Liên Xô, liên minh với Đảng Cộng sản, dựa vào công nông. Tháng 3-1923, ông đã thành lập chính phủ CM ở Quảng Đông và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Trong khi phong trào CM đang lên cao thì Tôn Trung Sơn mắc bệnh, từ trần (12/3/1925). Cái chết của ông là một tổn thất lớn cho phong trào CM Trung Quốc lúc đó. BÀI:3TRUNG QUỐC1, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược2, Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXTrình bày nguyên nhân Cách mạng Tân Hợi năm 19113, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)a, Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hộib, Cách mạng Tân Hợi (1911)+ Ngày 9-5-1911, nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc sự kiện này châm ngòi cho Cách mạng bùng nổ- Nguyên nhân : + Nhân dân Trung Quốc >< với ĐQ và phong kiến BÀI:3TRUNG QUỐCTrình bày diễn biến Cách mạng Tân Hợi ?3, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)a, Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hộib, Cách mạng Tân Hợi (1911)- Nguyên nhân : - Diễn biến : Nội dung sự kiện10 - 10 - 191129 -12 - 19112 - 19123 - 1912Những sự kiện chủ yếu của cách mạng Tân Hợi Nội dung sự kiện10 - 10 - 1911k/n nổ ra ở Vũ xương giành thắng lợi và nhanh chóng lan ra miền Nam, miền Trung.29 -12 - 1911Thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn làm tổng thống, chế độ phong kiến bị lật đổ2 - 1912Tôn Trung Sơn từ chức3 - 1912Viên Thế Khải lên làm tổng thốngNhững sự kiện chủ yếu của cách mạng Tân HợiViên Thế KhảiBÀI:3TRUNG QUỐC3, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)a, Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hộib, Cách mạng Tân Hợi (1911)- Nguyên nhân : - Diễn biến : - Tính chất - ý nghĩa: + Cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản phát triểnTrình bày tính chất và ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi ?BÀI:3TRUNG QUỐC3, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)a, Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hộib, Cách mạng Tân Hợi (1911)- Nguyên nhân : - Diễn biến : - Tính chất - ý nghĩa: + Cách mạng ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt NamBÀI:3TRUNG QUỐC3, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (1911)a, Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hộib, Cách mạng Tân Hợi (1911)- Nguyên nhân : - Diễn biến : - Tính chất - ý nghĩa: + Cách mạng có nhiều hạn chế: không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

File đính kèm:

  • pptBai_3_Trung_Quoc_20150615_124339.ppt
Bài giảng liên quan