Bài giảng Lịch sử 12 - Tiết 2, Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) - Nguyễn Chí Thuận

Những thành tựu nhân dân miền Bắc đạt được trong sản xuất, chiến đấu và làm nghĩa vụ hậu phương đã góp phần cùng nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn mới.

 

ppt30 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử 12 - Tiết 2, Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) - Nguyễn Chí Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tiết 2 – Bài 22 GV : Nguyễn Chí ThuậnTrường THPT Dĩ An – Bình Dương NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤUCHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC, NHÂN DÂN MIỀN BẮCVỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 - 1973)-Từ giữa năm 1965, Mĩ bắt đầu mở rộng quy mô cuộc chiến tranh chiến lược, trực tiếp đưa quân viễn chinh Mĩ và quân chư hầu vào miền Nam nước ta, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1969). -Tiếp theo là “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Nhân dân hai miền Nam – Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đoàn kết chiến đấu, lần lượt đánh bại những âm âm mưu và thủ đoạn mới của Mĩ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari (1973), rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, tạo điều kiện cho quân dân ta nhanh chóng chuẩn bị giải phóng miền Nam để thống nhất Tổ quốc. -Tìm hiểu bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững được các sự kiện lịch sử dân tộc trên cả hai miền đất nước, giai đoạn 1965 – 1972.IV. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 – 1968)1. Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền BắcTrong khi ở miền Nam những năm 1965-1967, Mĩ đẩy mạnh các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” thì ở miền Bắc những năm 1965 – 1968, Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. Vậy để đánh phá miền Bắc, Mĩ thực hiện âm mưu và hành động gì?IV. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965 – 1968)Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc -Sau khi dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), Mĩ cho máy bay bắn phá 1 số nơi ở miền Bắc. -Ngày 7/2/1964, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. -Âm mưu, thủ đoạn: Dùng máy bay ném bom đánh phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn cản công cuộc xây dựng CNXH và sự chi viện của của miền Bắc cho miền Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara (giữa) - người thiết kế chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam - người đã nói dối trước Quốc hội Mỹ về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Nhận xét sau khi HS theo dõi đoạn phim tư liệu về sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (nguồn từ đĩa CD Những điều chưa được biết đến về chiến tranh Việt Nam của Đài truyền hình VN). 1. Khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, cách mạng miền Bắc có nhiệm vụ gì?2. Nhân dân Miền Bắc đã lập được thành tích gì trong sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ những năm 1965 - 1968?HS: Tìm hiểu SGK, gạch chân nhiệm vụ, những thành tích mà nhân dân miền Bắc đạt được trong sản xuất, chiến đấu và làm nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam.2. Miền Bắc vừa chiến đấu, vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương* Nhiệm vụ: Miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến để thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu, vừa sản xuất và quân sự hóa toàn dân.* Thành tích sản xuất, chiến đấu: - Nông nghiệp: Diện tích canh tác không ngừng được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng.- Sản xuất công nghiệp vẫn được giữ vững, công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh.- Giao thông vận tải đảm bảo thường xuyên thông suốt.- Bắn rơi hơn 3.000 máy bay MĩBắn rơi hơn 3.000 máy bay Mĩ* Làm nghĩa vụ hậu phương: - Đảm bảo kịp thời chi viện cho miền Nam theo phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. - Khai thông đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến- Trong 4 năm 1965 – 1968), miền Bắc chi viện về sức người và sức của cho miền Nam tăng 10 lần so với giai đoạn trước.* Ý nghĩa:Góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ bước sang giai đoạn mới. Hình 72. Những thửa ruộng vì miền Nam của nông dân xã Hoà Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh BìnhĐảm bảo kịp thời chi viện cho miền Nam theo phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.Trong giao thông vận tải thì có khẩu hiệu “xe chưa qua, nhà không tiếc”, “máu có thể đổ, nhưng đường thì phải thông”. Những thành tựu nhân dân miền Bắc đạt được trong sản xuất, chiến đấu và làm nghĩa vụ hậu phương đã góp phần cùng nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn mới.III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ -Vì sao từ năm 1969 Mĩ lại đưa ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”? -Âm mưu, thủ đoạn và hành động của Mĩ trong chiến lược này?Những thắng lợi quan trọng về mặt trận quân sự của quân dân miền Nam (chiến thắng Vạn Tường, hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thắng lợi trên mặt trận chống phá bình định) làm Mĩ phải thay đổi chiến lược.-Thế nào là “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh”? -Khái niệm “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh” : -Diễn ra sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.-“VN hoá chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.-Âm mưu của Mĩ là giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tiếp tục âm mưu “dùng người VN đánh người VN”.-Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ * Âm mưu:- Thất bại trong Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, năm 1969 Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, rồi mở rộng ra toàn Đông Dương thành “Đông Dương hóa chiến tranh”, tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” và tiến tới “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.* Thủ đoạn và hành động: - Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh với Lào  chiến tranh lan ra toàn Đông Dương.- Dùng ngoại giao thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc để cô lập cách mạng Việt Nam với thế giới Năm 1972 Nixon đến thăm chính thức CHND Trung Hoa và ký Thông cáo chung Thượng Hải với Chủ tịch Mao Trạch Đông Năm 1972 Nixon thoả hiệp với Brezhnev (Liên Xô)Để chiến đấu chống lại chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh của Mĩ, nhân dân ta vừa đánh địch trên chiến trường, vừa đấu tranh trên bàn đàm phán.Vậy nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được những thắng lợi như thế nào trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ? Ý nghĩa của những thắng lợi này?Dựa vào SGK (tr. 181 – 183), hãy điền thông tin còn thiếu vào Phiếu học tập về cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ của nhân dân miền Nam.1. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.Để chiến đấu chống lại chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh của Mĩ, nhân dân ta vừa đánh địch trên chiến trường, vừa đấu tranh trên bàn đàm phán:+/ Trên mặt trận chính trị và ngoại giao: Ngày 6/6/1969, .. , ngay sau đó đã có 23 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.Tháng 4/1970, Hội nghị ., biểu thị quyết tâm của ba nước Đông Dương trong đoàn kết chống Mĩ.+/ Trên mặt trận quân sự: Từ ngày 30/4 đến ngày 30/6/1970, quân đội  chiến đấu đập tan cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.Từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971, quân đội .. chiến đấu đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn Mĩ và quân đội Sài Gòn.+/ Phong trào chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn, rừng núi, đô thị diễn ra mạnh mẽ. Đến đầu năm 1971, nhân dân miền Nam đã giành quyền làm chủ thêm .. ấp với 3 triệu dân. 2. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972+/ Từ ngày , quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng khắp miền Nam. Kết quả, quân ta đã .., loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn và nhiều vùng đất đai rộng lớn.+/ Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược ., buộc Mĩ phải tuyên bố , tức là Mĩ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. * Mặt trận chính trị, ngoại giao: - Ngày 6/6/1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam VN được thành lập, có 23 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.- Tháng 4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp, biểu thị quyết tâm của ba nước Đông Dương trong đoàn kết chống Mĩ.* Trên mặt trận quân sự: - Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam và Campuchia chiến đấu đập tan cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.- Từ 12/2 đến 23/3/1971, quân đội Việt Nam và Lào chiến đấu đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn Mĩ và quân đội Sài Gòn.* Phong trào chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” :-Ở các vùng nông thôn, rừng núi, đô thị diễn ra mạnh mẽ, giành quyền làm chủ thêm hàng nghìn ấp.Hình 73. Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969Hình 74. Xi-ha-núc, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, Xuphanuvông tại Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương* Cuộc Tiến công chiến lược xuân – hè năm 1972:Từ ngày 30/3 đến tháng 6/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng khắp miền Nam. Kết quả, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.* Ý nghĩa :- Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức là Mĩ thừa nhận sự thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.-Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 diễn ra trong bối cảnh sau khi quân dân ta giành được hàng loạt thắng lợi trong ba năm liên tiếp 1969, 1970 và 1971 trên tất cả các mặt trận (chính trị, quân sự và chống “bình định”, phá “ấp chiến lược”). -Năm 1972 cũng là năm nước Mĩ tiến hành bầu cử Tổng thống, Níchxơn tiếp tục cuộc chạy đua vào Nhà trắng lần nữa, nên ta có thể lợi dụng để tiến công. Từ ngày 30/3 đến tháng 6/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng khắp miền Nam. Kết quả, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.Vùng đất Quảng Trị năm 1972 được xem là chiến trường khốc liệt nhất CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC ĐÃ HỌCÂm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1968 như thế nào?Miền Bắc đã lập được những thành tích gì trong sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ từ năm 1965 đến năm 1968?Khái niệm “VN hoá chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh” là gì? Nêu thắng lợi chung của ba nước VN, Lào, Campuchia trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “VN hoá chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ?

File đính kèm:

  • pptchien_tranh_lan_2_20150615_010205.ppt
Bài giảng liên quan