Bài giảng Lịch sử 9 - Đặng Thị Nga - Bài 17: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1945-1975)

b. Chủ trương “kháng chiến,kiến quốc.”của Đảng

Trước tình hình mới ngày 25-11-1945 ,BCHTW Đảng ra chỉ

thị “Kháng chiến, kiến quốc”, vạch ra con đường đi lên

cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

 Phương hướng nhiệm vụ:

“Củng cố chính quyền, chống thực dân pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân, Kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” đối với Tưởng và độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.

 

 

 

ppt45 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử 9 - Đặng Thị Nga - Bài 17: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1945-1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Giảng viên : Đặng Thị Nga Cẩm Xuyên, tháng 7 năm 2014 Bài 17: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1945 - 1975) Bố cục bài giảng I. Đảng lãnh đạo bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) II. Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)  I. Đảng lãnh đạo bảo vệ chính quyền và kháng Chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945- 1954). 1. Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, Chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) a. Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám * Những khó khăn, thử thách. Giặc đói, giặc dốt Kinh nghiệm quản lý đất nước còn non yếu Chưa có nước nào công nhận nền độc lập của dân tộc ta và đặt quan hệ ngoại giao Giặc ngoại xâm + Nạn đói; Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người bị chết, chưa kịp khắc phục xong thì nguy cơ nạn đói mới đe dọa. Nạn đói năm 1945 Toàn dân xếp hàng đi góp vàng cứu nước trong “ Tuần lệ vàng” Về giặc dốt: Trên 90% dân Việt Nam mù chữ Sắc lệnh chống giặc dốt Tháng 9 năm 1945 Cuộc mít tinh về chống mù chữ Nha bình dân học vụ Về Giặc Ngoại xâm: Ở Miền Bắc; hơn 20 vạn quân tưởng đã tràn vào với mưu đồ “ Diệt cộng, cầm Hồ”. Ở Miền Nam; hơn 15 vạn quân Pháp với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh - Ấn đang quay lại xâm lược nước ta. Đây là thời kỳ thực sự khó khăn, vận mệnh Tổ quốc. Vì thế Đảng ta đã động viên được sức mạnh đoàn kết toàn dân, triệu người như một, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy nghiểm để củng cố, giữ vững chính quyền, đưa cách mạng vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. Quân Anh đến Sài Gòn năm 1945 giúp pháp 15 vạn quân pháp Cảnh hỏi cung b. Chủ trương “kháng chiến,kiến quốc.”của Đảng Trước tình hình mới ngày 25-11-1945 ,BCHTW Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”, vạch ra con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Phương hướng nhiệm vụ: “Củng cố chính quyền, chống thực dân pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân, Kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” đối với Tưởng và độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp. c. Xây dựng chính trị - xã hội Đảng ta đã xây dựng một nền móng cho một chế độ XH mới- Chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành + Ngày 6-1-1946 đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trên cả nước + HĐND các cấp đc thành lập thông qua phổ thông bầu cử. + Thành lập ủy ban hành chính các cấp. + Các tổ chức quần chúng được củng cố, mở rộng thêm + Đảng Xã hội Việt Nam, Đảng dân chủ VN được thành lập. d. Xây dựng và củng cố bảo vệ chính quyền Phát động thi đua sản xuất Xây dựng và phát triển quân đội, công an. Ngày 11/11/1945 Đảng ta tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Về bảo vệ chính quyền cách mạng. 2. Lãnh đạo toàn quốc kháng chiến (1946- 1950) - Ngày 20-11-1946 Pháp đã mở cuộc tấn công Hải Phòng - Ngày 18-12-1946 thực dân Pháp gửi thư mà thực chất là một tối hậu thư và yêu cầu ta phải giải tán lực lượng. - Ngày 19-12-1946 ban thường vụ TW Đảng đã họp hội ngị mở rộng. Ngày 20 -12- 1946 Pháp công khai tuyên bố sẽ hành động nếu chính phủ ta khước từ quan điểm nêu trong tối hậu thư của chúng. - Ban thường vụ ra chỉ thị toàn dân kháng chiến ,Cùng ngày 20-12 -1946 lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tich HCM phát trên đài tiếng nói VN” Mùa đông năm 1947 Pháp tập trung quân tấn công lên Việt Bắc. - Ngày 15-10 -1947 Ban thường vụ trung ương đảng đã ra chỉ thị phải “phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp” - Sau 75 ngày đêm chiến đấu ( 07-10/21-12-1947) Pháp đã chấp nhận thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang giai đoạn mới. Pháp thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Chuyển sang đánh lâu dài với âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Ta vừa xây dựng hậu phương,vừa chống phá thủ đoạn. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh dùng người Việt đánh người Việt”của Thực dân Phá. - Ngày 27-03 -1948 Ban thường vụ TW Đảng ra chỉ thị phat động phong trào “thi đua ái quốc”, tăng gia sản xuất và luyện quân lập công. - Để tăng cường xây `dựng bộ đội chủ lực, tháng 11/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự. Hàng vạn thanh niên nao nức tòng quân, đưa quân số lên 23 vạn người. - Đầu năm 1950, hai đại đoàn chủ lực đã ra đời Đầu năm 1950, hai đại đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn chủ lực của Bộ Tổng Tư lệnh và của các quân khu ra đời. - Cuối năm 1950 ta mở chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950, sau 54h chiến đầu ta đã giành thắng lợi. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951 – 1954). Trước yêu cầu mới của cuộc k/c từ ngày 11 đến 19/2/1951 Đảng ta đã tổ chức ĐH đại biểu toàn quốc lân thứ 2 của Đảng tại tỉnhTuyên Quang - Họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên - Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên đang sinh hoạt trong các Đảng bộ toàn Đông Dương. Đến dự Đại hội còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Xiêm (Thái Lan). - Sau diễn văn khai mạc của đồng chí Tôn Đức Thắng, Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận kỹ các báo cáo trình trước Đại hội. Đã nêu lên mấy nhiệm vụ chính của cách mạng Việt Nam là: 1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. 2. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đã thảo luận thông qua 12 chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; Điều lệ mới của Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm có 07 uỷ viên chính thức và 01 uỷ viên dự khuyết; bầu đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng; đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư. * Với thế chủ động trên chiến trường ta đã liên tục chủ động mở các chiến dịch và dành thắng lợi: + Chiến dịch Trung du (12/1950), + Chiến dịch đường số 18 (3/1951), + Chiến dịch Hà Nam- Ninh (5/1951) +10-1952 ta mở chiến dịch Tây Bắc, + T4-1953 ta mở chiến dịch Thượng Lào, ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của VN và cho cách mạng Lào. + Năm 1953 Nava vạch ra kế hoạch tác chiến. + 13 giờ ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Đây là chiến dịch lớn nhất trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân cả nước. + Sau 3 đợt tiến công đến ngày 7/5/1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch hoàn toàn bị tiêu diệt. => Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả trực tiếp, cao nhất của chiến công Đông – Xuân 1953-1954 và là đỉnh cao của 9 năm kháng chiến thần thánh của dân tộc ta. Chiến thắng lịch sử này đã tạo điều kiện căn bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi. Phương tiện vận chuyển thô sơ để phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến Dịch Điện Biên Phủ Cờ giải phóng bay trên nóc hầm Đờ-ca-xtơ-ri * Trên mặt trận ngoại giao: + Một ngày sau khi thực dân Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh họp ở Giơnevơ đã bắt đầu bàn về Đông dương. + Ngày 21-7-1954,các văn bản của hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết .Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta kết thúc thắng lợi. => Ngày 22/7/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: “ Đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”. II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) 1. Đường lối Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. * Hoàn cảnh lịch sử sau tháng 7- 1954. + Miền bắc hoàn toàn giải phóng + Miền nam vẫn còn dưới ách thống trị của thực dân và tay sai. + Đất nước tạm thời chia làm 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau. + Mỹ – Diệm đã mở những cuộc hành quân càn quét để bình định miền Nam., áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Thực chất đây là một cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam tay không có vũ khí. Chủ trương chiến lược CM Việt Nam trong giai đoạn mới. + Miền Bắc: * Tiếp quản vùng giải phóng theo quy định của hiệp định Giơnevơ. * Chống âm mưu của địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam. * Miền Bắc thực hiện quá độ đi lên CNXH: nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế QD. * Phải ra sức củng cố miền bắc : Trước hết là hoàn thành cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, đưa miền bắc tiến dần từng bước lên CNXH, kiện toàn lãnh đạo các cấp và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất + Miền Nam: *Nhiệm vụ chiến lược CM dân tộc dân chủ nhân dân Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành CM dân tộc dân chủ * Con đường phát triển cơ bản là khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân, đánh đổ chính quyềnthống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chínhquyền liên hiệpdân tộc,dân chủ ở miền nam Đại hội đại biểu lần thứ III (Từ ngày 5 đến 10-9 -1960) + Thời gian: Từ ngày 5 đến 10-9-1960 + Địa điểm: Thủ đô Hà Nội +Thành phần tham dự: Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội. + Nội dung ; Đại hội đã xác định là “ Đại hội này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà” Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn bế mạc Đại hội. Người nói: "Đại hội lần thứ II đã đưa kháng chiến đến thắng lợi. Chắc chắn rằng, Đại hội lần thứ III này sẽ là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà". + Nhiệm vụ: Đại hội xác định nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là: => Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc=> Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.+ Vị trí, vai trò: Đại hội xác định ở mỗi miền Miền Bắc Cách mạng XHCN Miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Miền Nam Cách mạng dân tộc dân chủ nhân Dân ở Miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình,thống nhất nước nhà, hoàn thành CMDTDCND trong cả nước. 2. Thực hiện các kế hoạch nhà nước ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ và tay sai ở miền Nam (1954-1965) a. Thực hiện các kế hoạch nhà nước ở miền Bắc. - Sau chiến tranh, nền kinh tế Miền Bắc gặp nhiều khó khăn, việc Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đã được khẩn trương thực hiện. + Vê kinh tế: Tiến hành khôi phục sản xuất nông nghiệp kết hợp với cải cách ruộng đất và vận động đổi công, đồng thời khôi phục sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải cũng hoàn thành =>Mọi hoạt động kinh tế củaMB đã ổn định. Công cuộc giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất được tiếp tục đẩy mạnh. + Văn hóa, giáo dục, y tế được phát triển nhanh. + Về chính trị: Hệ thống chính trị từ TW đến cơ sở được xây dựng và củng cố, đã phát huy được hiệu lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế và trong việc đập tan mọi âm mưu và thủ đoạn của bọn phản động chống đối chế độ mới. + Tháng 7 -1956, cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành . Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến ở miền Bắc nước ta đến đây bị xóa bỏ hoàn toàn. - Trên cơ sở tháng lợi khôi phục kinh tế , Đảng ta thực hiện kế hoạch cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh tế- Văn hóa (1958-1960) - Đảng lãnh đạo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965 ) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- kỷ thuật của CNXH, thực hiện một bước CNH-XHCN và hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN tiếp tục đưa miền bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến Vững chắc lên CNXH. + Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt được những thành tựu to lớn, bảo đảm cho miền bắc ổn định về kinh tế - chính trị, phát huy vai trò hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. + Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế. Việc hợp nhất và đưa ồ ạt các hợp tác xã lên bậc cao là chủ quan, nóng vội. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và trình độ quản lý của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất nghèo nàn. Tỷ lệ xã viên xin ra khỏi hợp tác xã cao. Từ ngày 05-8-1964 Mỹ đã thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với miền Bắc, MB phải chuyển hướng để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra. MB đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng của cả nước. b. Đấu tranh chống Mỹ và tay sai ở miền Nam (1954-1965) Sau khi hất cẳng Pháp, Mỹ trực tiếp can thiệp vào Miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, lập phòng tuyến để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống Đông Nam Á, thiết lập căn cứ quân sự để tiến công ra miền Bắc. Mỹ đã thiết lập bộ máy chính quyền đứng đầu là Ngô Đình Diệm,, xây dựng lực lượng quân sự gần nửa triệu người cùng hàng vạn cảnh sát, mật vụ được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại - Xét về tương quan lực lượng Việt Nam + Ưu thế về chính trị và lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo + Hạn chế: lực lượng vũ trang, chính quyền không còn Đế quốc Mỹ Đủ sức mạnh về kinh tế và quân sự nắm trong tay bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đồ sộ => Chúng thẳng tay đàn áp, tiêu diệt phong trào Cách mạng, gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề + Đảng ta quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị + Lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi Mỹ - Diệm phải thi hành hiệp định. + Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và đòi thực hiên các quyền dân sinh, dân chủ, chống mọi hành động khủng bố, dàn áp. Chủ trương của Đảng 3. Nhân dân cả nước kháng chiến kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975 Giai đoạn 1965-1968: ta đã đánh bại “Chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở Miền Nam và chiến tranh phá hoại đối với miền bắc Giai đoạn 1969- 1972: Ta đánh bại chiến lược “VN hoá chiến tranh “ của Mỹ và tay sai ở Miền Nam và chiến tranh phá hoại đối với miền bắc làn thứ 2. Giai đoạn từ 1973 -1975: - Năm 1973 ta ký hiệp định Pari. Từ ngày 18/12/1974 đến 8/1/1975 Hội nghị bộ chính trị mở rộng Đã bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Mùa xuân năm 1975 với ba chiến dịch lớn: + Chiến dịch Tây Nguyên + Chiến dịch Huế - Đà Nẵng + Chiến dịch Hồ Chí Minh Vào lúc 10 giờ 45 phút 30/4/1975, cờ chiến thắng đã cắm trên Dinh độc lập. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 

File đính kèm:

  • pptBai 17 Dang lanh dao hai cuoc khang chien chong xam luoc va xay dung chu nghia xa hoi o mien Bac 19451975.ppt
Bài giảng liên quan