Bài giảng Lịch sử Lớp 9 - Tiết 27 đến 30
2. Đường lối kháng chiến chống TD Pháp của ta
- Nội dung : Là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- Tính chất : Toàn dân, toàn diện
Lịch sử 9 Tuần 23 Tiết 27 - Bài 23 TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GV: Lê Hồ Lệ Hằng I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố a. Hoàn cảnh lịch sử - Thế giới : Phát xít Đức bị đánh bại (5/1945) + 8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện - Trong nước: Quân Nhật hoang mang dao động cực độ b. Chủ trương của Đảng - Đảng họp Hội nghị toàn quốc(14->15/8/1945) quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong toàn quốc -16/8/1945 Đại hội quốc dân Tân trào nhất trí tán thành quyết định lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng + Thành lập uỷ ban giải phóng dân tộc + Quyết định quốc kì, quốc ca II. Giành chính quyền trong cả nước - 15/8/1945 Hà Nội nhận được lệnh khởi nghĩa - Đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết, giải truyền đơn kêu gọi khởi nghĩa ở khắp nơi - 19/8/1945 mít tinh tại nhà hát lớn thành phố biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch => Khởi nghĩa giành thắng lợi cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân cả nước III. Giành chính quyền trong cả nước - 14 ->18/8/1958 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất : Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh - 19/8/1945 Hà Nội giành chính quyền -23/8/1945 Huế giành chính quyền - 25/8/1945 Sài Gòn giành chính quyền - 28/8/1945 cả nước giành chính quyền - 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hoà IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi 1. Ý nghĩa lịch sử - Đối với dân tộc: phá tan 2 tầng xiềng xíc nô lệ, đồng thời phá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm. - Đối với thế giới: Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa 2. Nguyên nhân thắng lợi - Truyền thống yêu nước của dân tộc ta - Sự lãnh đạo của Đảng đứng dầu là chủ tịch Hồ Chí Minh - Do điều kiện khách quan thuận lợi - Tình đoàn kết của các giai cấp, tầng lớp đặc biệt là CN và nhân dân Tuần 23 Tiết 28 – Bài 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946) GV: Lê Hồ Lệ Hằng I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1. Tình hình a. Khó khăn - Các lực lượng đế quốc vào chống phá cách mạng nước ta - Sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe doạ đời sống nhân dân - Tài chính trỗng rỗng - 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội tồn tại => Nước ta rơi vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” b. Thuận lợi - Nước ta đã giành chính quyền, ND ta tin tưởng vào chủ tịch HCM, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới lên cao 2. Bước đầu xây dựng chế độ mới - 6/1/1946 nhân dân cả nước đi bầu cử quốc hội với hơn 90% cử tri tham gia - 2/3/1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên thành lập chính phủ chính thức do HCM đứng đầu - Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và thành lập Uỷ ban hành chính các cấp ở các địa phương 3. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó về tài chính * Diệt giặc đói - Tổ chức quyên góp - Đẩy mạnh tăng gia sản xuất => Nạn đói được đẩy lùi * Diệt giặc dốt - 8/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xoá nạn mù chữ - Các trường học sớm được khai giảng, nội dung phương pháp học bước đầu được đổi mới * Giải quyết khó khăn về tài chính - Kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng quĩ độc lập, phong trào tuần lễ vàng - Phát hành tiền Việt Nam Tuần 24 Tiết 29 – Bài 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946) GV: Lê Hồ Lệ Hằng IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược - Đêm 22 rạng 23/9/1945 Pháp đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần 2 - Quân dân Sài Gòn, Chợ Lớn tiến hành tổng bãi công, bãi thị gây cho Pháp nhiều tổn thất - Đầu tháng 10 Pháp tăng viện đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ - TW Đảng, chính phủ, chủ tịch HCM phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn tay sai của chúng - Âm mưu của Tưởng : Chống phá cách mạng và đưa ra nhiều yêu sách về kinh tế, chính trị - Chủ trương của Đảng : Hoà hoãn, nhân nhượng chúng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị + Kinh tế: Cung cấp 1 phần lương thực, nhận tiêu tiền “Quan kim”, “Quốc tệ” + Chính trị : Nhường 70 ghế trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng - Với tay sai: Kiên quyết trấn áp bọ phản cách mạng VI. Hiệp định sơ bộ (6/3/46) và tạm ước Việt Pháp (14/9/46) a. Hoàn cảnh : - Tưởng và Pháp câu kết với nhau bằng hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/46) nhằm chống phá cách mạng nước ta - Ta chủ trương hoà hoãn với Pháp kí hiệp định sơ bộ (6/3/46) nhằm đuổi tưởng về nước b. Nội dung hiệp định - Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có nghị viện, có chính phủ, quân đội và tài chính riêng - Quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng và sẽ rút dần trong 5 năm - Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ * 14/9/46 Hồ chí Minh kí với Pháp bản tạm ước c. Ý nghĩa : - Loại bớt được 1 kẻ thù - Có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị kháng chiến lâu dài - Thể hiện thiện chí hà bình của nhân dân VN để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân toàn thế giới Tuần 24 Tiết 30- BÀI 25 NHỬNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỨC DÂN PHÁP 1945-1946 (2 tiết) GV: Lê Hồ Lệ Hằng I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19/12/46) 1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ - Về phía Pháp: + 20/11/46 Pháp chiếm HP, Lạng Sơn + Gây xung đột ở HN, Gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giao quyền kiểm soát thủ đô => Quyết tâm cướp nước ta 1 lần nữa - Về phía ta: + Ban thường vụ TW họp (18->19/12/46) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc + Hồ Chí Minh ra “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” 2. Đường lối kháng chiến chống TD Pháp của ta - Nội dung : Là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế - Tính chất : Toàn dân, toàn diện II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 - Ta chủ động tấn công địch ở các đô thị ngay từ những ngày đầu kháng chiến + MB: Hải phòng, Hà Nội, Hải Dương . + MT: Huế - Đà Nẵng => Giam chân địch trong các thành phố tạo ra thế trận cho chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn diện
File đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_9_tiet_27_den_30.docx