Bài giảng Lớp Chồi - Chủ đề: Động vật - Hoàng Thị Giang

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

 1. Kiến thức:

- Trẻ biết lựa chọn góc chơi mà trẻ thích.

- Trẻ biết thảo luận với nhau trước khi chơi.

- Trẻ biết làm các món ăn từ củ, quả, bánh kẹo

- Trẻ biết chơi các bài tập phát triển kỹ năng tự phục vụ.

- Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để xây dựng vườn thú của bé.

- Trẻ biết tạo các con vật từ các nguyên vật liệu.

- Trẻ biết chơi các giáo cụ trong nhóm học tập.

- Trẻ biết mở sách truyện đúng chiều, biết hình ảnh nội dung trong truyện. Trẻ biết nhận vai chơi.

- Trẻ biêt khám phá bóng các con vật nam châm, vòng đời của bướm.

- Biết nhận xét, đưa ra kết quả sau khi khám phá.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Lớp Chồi - Chủ đề: Động vật - Hoàng Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH
***********
 HOẠT ĐỘNG GÓC
 Chủ đề: Động Vật. 
 Lứa tuổi: 4-5 tuổi
 Số lượng trẻ: 24 trẻ
 Thời gian tổ chức: 11 /12/2020
 Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Giang
 NĂM HỌC 2020 – 2021
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU	
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết lựa chọn góc chơi mà trẻ thích.
- Trẻ biết thảo luận với nhau trước khi chơi.
- Trẻ biết làm các món ăn từ củ, quả, bánh kẹo
- Trẻ biết chơi các bài tập phát triển kỹ năng tự phục vụ.
- Trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để xây dựng vườn thú của bé.
- Trẻ biết tạo các con vật từ các nguyên vật liệu.
- Trẻ biết chơi các giáo cụ trong nhóm học tập.
- Trẻ biết mở sách truyện đúng chiều, biết hình ảnh nội dung trong truyện. Trẻ biết nhận vai chơi. 
- Trẻ biêt khám phá bóng các con vật nam châm, vòng đời của bướm.
- Biết nhận xét, đưa ra kết quả sau khi khám phá.
2. Kỹ năng: 
- Có kỹ năng chơi trong các góc chơi.
- Trẻ có kỹ năng hợp tác nhóm.
- Có kỹ năng giao tiếp, liên kết giữa các góc chơi, chào hỏi, mời khách.
- Tạo ra được sản phẩm sau buổi chơi.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi.
- Trẻ biết đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi chơi. Nhường nhịn nhau trong khi chơi, lấy và cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, đúng nơi quy định.
II. NỘI DUNG DỰ KIẾN :
1. Góc học tập (góc trọng tâm): Chơi với giáo cụ montessori (nhận biết chữ số đến 50, cộng trong phạm vi 10, hộp hình tam giác, chữ nhật, lục giác)
2. Góc xây dựng, lắp ghép: Xây dựng khu vườn bách thú của bé.
3. Góc văn học: Xem sách truyện, kể chuyện theo tranh, diễn rối, vẽ phấn.
4. Tự phục vụ: Thực hành những bài tập phát triển kỹ năng tự phục vụ (cài khuy, buộc dây giầy, buộc tóc, xúc hột hạt, gắp hột hạt, rót nước, đong nước, trang điểm)
5. Khám phá: Khám phá bóng các con vật, nam châm, vòng đời của bướm
6. Góc nấu ăn, bán hang: Xếp hoa quả, bánh kẹotạo thành các con vật, trang trí bàn tiệc, tạo các hình thừ khuôn bánh.
7. Góc tạo hình: Tạo các con vật từ các nguyên vật liệu, vẽ tranh, nặn, cắt, xé dán theo chủ đề.
III. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI :
- Môi trường lớp học theo chủ đề “Động vật”
- Bố trí các góc chơi, đồ chơi phù hợp.
- Đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc:
+ Góc xây dựng, lắp ghép: Gạch, đồ chơi lắp ghép, cây xanh, cây hoa, một số cây, hoa, quả tự tạo, nhà
+ Góc phân vai: (nấu ăn bán hàng) Đồ dùng đồ chơi nấu ăn, bán hàng, rau củ quả, các món ăn, đồ chơi tự tạo. Dao, găng tay, cốc, thìa và đĩa sứ, hoa quả, bánh kẹo, bánh dày, bánh mỳ, gia vị.
+ Góc kỹ năng tự phục vụ: Gương lược, dây buộc tóc, nơ, cặp mái, cốc, bàn chải răng, bình nước, phễu, chai lọ, đũa, kẹp, hột hạt (viên bi), sách vải
+ Góc văn học: Sách truyện, tranh ảnh, rối tay, sân khấu rối, phấn....
 + Góc khám phá: Sách vải, các nguyên liệu thí nghiệm: tan- không tan, chìm- nổi, thấm- không thấm, nam châm, màu sắc, bóng của vật, bong bóng xà phòng, núi lửa phun trào....
+ Góc toán: Chơi với giáo cụ montessori (nhận biết chữ số đến 100, cộng trong phạm vi 10, hộp hình tam giác, chữ nhật, lục giác)
+ Góc tạo hình: Các nguyên vật liệu, giấy, giấy màu, tăm bông, chổi màu, băng dính, hồ , kéo
IV. CÁCH TIẾN HÀNH:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Thoả thuận chơi:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Tốc độ” trên nền nhạc nước ngoài “A ram sam sam” 
- Cô đưa thêm đồ chơi mới cho trẻ xem, đó là gì? Và đoán xem đây là đồ chơi góc nào? (đưa hộp hình của góc toán).
+ Hỏi sẽ làm gì với những đồ chơi này? 
- Cô hướng dẫn trẻ ghép các hình tam giác thành các con vật.
- Giáo dục trẻ tuân thủ nội quy các góc chơi, chơi đoàn kết và sử dụng đồ dùng gọn gàng trong và sau khi chơi
- Cho trẻ về góc thoả thuận trước khi chơi.
2. Quá trình chơi: 
- Khi trẻ về góc chơi, cô tới các góc chơi và nhập vai chơi để chơi cùng với trẻ kết hợp giáo dục lễ giáo trong giao tiếp.
- Cô chơi cùng với trẻ ở góc trọng tâm để giúp trẻ rèn kỹ năng xếp các hình, sử dụng đồ chơi cho phù hợp, gợi ý cho trẻ cách làm
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ chơi, gợi ý, hướng dẫn trẻ thực hiện kỹ năng, thao tác vai chơi của từng góc.
- Cô quan sát trẻ thực hiện ý tưởng, giúp trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội dung chơi và phát hiện xử lý các tình huống xảy ra dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý tưởng của trẻ, vai chơi của trẻ.
- Cô nhận xét trẻ chơi ngay trong quá trình chơi : Khen ngợi, động viên kịp thời những bạn chơi tốt, bạn chơi chưa tốt cô gợi ý, động viên trẻ khắc phục để buổi sau chơi tốt hơn.
3. Nhận xét sau khi chơi
- Những nhóm chơi mà trẻ đã hoàn thành cô nhận xét trước và cho trẻ cất đồ chơi.
- Trẻ chơi trò chơi 
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ nhập vai chơi
- Trẻ cất dọn đồ chơi 

File đính kèm:

  • docbai_giang_lop_choi_chu_de_dong_vat_hoang_thi_giang.doc