Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Làm quen với nhạc cụ đàn Guitar

1. Mục đích yêu cầu :

- Kiến thức : Trẻ biết tên nhạc cụ đàn Guitar, biết được cấu tạo, đặc điểm của cây đàn Guitar và được làm quen với cách sử dụng đàn Guitar.

- Kỹ năng :

+ Trẻ biết được tư thế và cách sử dụng đàn Guitar

+ Thích thú nghe âm thanh của đàn và nhận ra các giai điệu bài hát từ đàn Guitar.

+ Có kỹ năng vận động nhịp nhàng theo lời bài hát “ Làm chú bộ đội” Nhạc và lời Hoàng Hà;

+ Trẻ có kỹ năng nghe hát, nghe nhạc bài “ Cây đàn Ghita của đại đội ba” Nhạc Và lời Xuân Hồng;

+ Rèn kỹ năng chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Thái độ : Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức giữ gìn bảo quản đàn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Làm quen với nhạc cụ đàn Guitar, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Chủ đề: Nghề nghiệp
Lứa tuổi : 5-6 tuổi
Người thực hiện: 
 - NDTT: Làm quen với nhạc cụ đàn Guitar 
 - NDKH: + Nghe hát: Cây đàn Ghita của đại đội ba (Xuân Hồng)
 + Vận động : Làm chú bộ đội (Hoàng Long )
1. Mục đích yêu cầu :
- Kiến thức : Trẻ biết tên nhạc cụ đàn Guitar, biết được cấu tạo, đặc điểm của cây đàn Guitar và được làm quen với cách sử dụng đàn Guitar.
- Kỹ năng : 
+ Trẻ biết được tư thế và cách sử dụng đàn Guitar
+ Thích thú nghe âm thanh của đàn và nhận ra các giai điệu bài hát từ đàn Guitar.
+ Có kỹ năng vận động nhịp nhàng theo lời bài hát “ Làm chú bộ đội” Nhạc và lời Hoàng Hà;
+ Trẻ có kỹ năng nghe hát, nghe nhạc bài “ Cây đàn Ghita của đại đội ba” Nhạc Và lời Xuân Hồng;
+ Rèn kỹ năng chú ý ghi nhớ có chủ định.
- Thái độ : Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức giữ gìn bảo quản đàn.
2. Chuẩn bị :
- Đàn Ghita : 3 cây
- Đài, đĩa nhạc bài “ Làm chú bộ đội”,  " Cây đàn Ghita của đại đội ba " 
- Trang phục chú bộ đội cho cô 
3. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện – gây hứng thú
( Hôm nay cô thấy các bạn lớp mình rất xinh tươi và không khí lớp học rất vui khi được đón các cô lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện ĐH cùng toàn thể các thầy cô ở các trường bạn đến thăm lớp. Các con hãy nở một nụ cười thật tươi để chào đón các thầy cô)
- Trò chuyện về bộ trang phục của trẻ đang mặc.
+ Hôm nay các bạn nam lớp mình mặc trang phục giống của ai ?
- Trong tháng 12 có ngày lễ gì đặc biệt ?
- Để chào mừng ngày 22/12 dự định của các con hôm nay sẽ làm gì ?
- Cô và CM cùng hát bài hát thật hay tặng chú bộ đội nhé.
- Cả lớp hát kết hợp VĐ cùng cô bài “ Làm chú bộ đội”
* Hoạt động 2: Làm quen với cây đàn Guitar.
- Đến với lớp CM hôm nay còn có một điều đặc biệt nữa, CM cùng đón nhận điều đặc biệt đó là gì nhé.
- Chú Bộ đội xuất hiện cầm theo đàn Guitar và trò chuyện với trẻ : Chú tên là Hiển đang làm việc tại ban chỉ huy quân sự xã KS. Hôm nay chú đến thăm lớp CM chú còn mang theo cây đàn Guitar mà hàng ngày chú vẫn thường chơi để các cháu được làm quen.
- Trẻ chia về nhóm trải nghiệm
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ cách ngồi cầm đàn, gẩy dây đàn.
- CM vừa được làm quen với cây đàn gì?
- Các con thấy cây đàn Guitar như thế nào?
+ Cây đàn ghi ta có bao nhiêu dây ?
-> Đàn ghi ta có 6 dây, theo thứ tự từ trên xuống dưới ( hay từ dây to nhất xuống dây nhỏ nhất ) là: Mì, Là, Rề, Son, Si, Mí.
+ Cần đàn và phím đàn có tác dụng gì ?
 -> Cần đàn và phím đàn: Cần đàn được làm bằng gỗ, phím đàn là nơi ta dùng các ngón của tay trái bấm lên dây đàn tạo thành các nốt nhạc khác nhau.
- Cô giới thiệu bộ khóa: Dùng để căng giữ 6 dây đàn, khi lên dây ta vặn điều chỉnh các khóa để âm thanh phát ra được chuẩn với nốt nhạc.
- Còn đây là gì các con ? ( Cô chỉ vào thùng đàn và lỗ thoát âm)
+ Thùng đàn và lỗ thoát âm làm nhiệm vụ gì ?
-> Đây là bộ phận chính tạo nên các âm thanh mà ta nghe được.
- Khi sử dụng cây đàn này phải như thế nào ?
=> GD: Khi sử dụng phải cẩn thận, không tranh dành nhau, cùng nhau chơi và giữ gìn cho cây đàn luôn bền đẹp...
- Giờ học trước cô đã giới thiệu cho CM về đàn Óc gan rồi. Ở đàn Óc gan các nốt nhạc được sắp xếp như thế nào?
- Cho trẻ xướng âm những nốt nhạc
-> Còn ở đàn Guitar cũng có các nốt nhạc như : Mì, Là, Rề, Son, Si, Mí. Muốn âm thanh khác nhau tay trái phải bấm lên dây đàn, tay phải sẽ gẩy đàn. 
- Chú Hiển là người chơi đàn rất hay hôm nay chú sẽ đánh đàn cho CM nghe 1 bài hát nhé. ( Đánh đàn bài « làm chú bộ đội » 1- 2 lần)
- Chú H vừa chơi đàn cho các con nghe rất hay, các bé lớp MG A1 cũng muốn dành tình cảm của mình với Chú Hiển qua bài khiêu vũ 
- Cho cả lớp hát VĐ bài “ Làm chú bộ đội ”, chuyển đội hình về ngồi vòng cung.
* Hoạt động 3: Nghe hát " Cây đàn Ghi ta của đại đội ba " Nhạc và lời Xuân Hồng.
- Các con vừa được cùng cô và Chú H khiêu vũ rất đẹp. Các con ạ không chỉ có bài khiêu vũ đẹp mà còn có những bản nhạc được đệm bằng đàn Guitar rất hay cô mời CM cùng thưởng thức bản nhạc bài hát « Cây đàn Ghi ta của đại đội ba »
- Cô cho trẻ nghe 1 lần
+ CM vừa nghe bản nhạc của hát bài hát gì? 
=> Lời dẫn: Cây đàn Ghi ta tiếng vọng gần xa...Cây đàn là người bạn tâm tình luôn hành quân theo các chú bộ đội, trong giờ giải lao trên thao trường, đàn lại dạo lên những khúc hát quê hương... Đó cũng là nội dung bài hát “ Cây đàn Ghi ta của đại đội ba” của Nhạc sĩ Xuân Hồng mà hôm nay Chú Ngọc Hiển sẽ đệm đàn Guitar để cô D hát cho các con nghe.
+ CM vừa nghe cô hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
+ Bài hát được đệm bằng nhạc cụ nào?
* Kết thúc: Hát VĐ bài “ Làm chú bộ đội”
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời
- 1-2 lần
- Chú ý lắng nghe
- Trẻ về 2 nhóm trải nghiệm 
- Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ kể về cấu tạo, đặc điểm, chất liệu của cây đàn Guitar
- Cả lớp đếm dây đàn.
- 1-2 trẻ nói tác dụng của cần đàn và phím đàn.
- 1-2 trẻ kể.
- 1-2 trẻ trả lời.
- 1-2 trẻ trả lời
- Cả lớp xướng âm 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp hát VĐ 1-2 lần
- Trẻ chú ý lắng nghe 
Bản nhạc.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát chọn vẹn bài hát và ngẫu hứng cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Cả lớp hát VĐ 1 lần
NHẠC CỤ CỔ TRUYỀN VN – ĐÀN T’RƯNG
Tiếp theo Trống Mảnh, mình giới thiệu đến các bạn một nhạc cụ chi gõ khác của dân tộc Việt Nam, Đàn T’rưng.
Là một nhạc cụ đặc sắc trong kho tàng nhạc khí Tây Nguyên, Đàn T’rưng có khả năng diễn tấu khá phong phú, đa dạng, thường khi được diễn tấu vào các dịp lễ hội truyền thống hay trong sinh hoạt cộng đồng của các tộc Ba Na, Gia Rai, Ê Đê
Đàn T’rưng được xếp vào loại nhạc cụ tự thân vang, chi gõ, là loại đàn do nhiều ống đàn hợp thành. Các ống đàn được chế tác từ những ống nứa khô, chắc có chiều dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Quan sát kỹ người ta thấy mỗi ống đàn gồm hai phần: ống hơi và thanh cộng hưởng. Giữa ống hơi và thanh cộng hưởng có quan hệ mật thiết để tạo nên các ống đàn có cao độ chuẩn, âm thanh vang.
Đàn T’rưng.
Ngày trước mỗi lần chơi đàn người ta buộc các ống đàn trên hai sợi dây, đầu dây phía các âm cao buộc vào thắt lưng người chơi đàn còn đầu kia buộc vào thân cây hoặc bờ đá, hai tay dùng hai dùi ngắn gõ trên những ống đàn. Bằng cách này đàn thường chỉ có từ 6 – 7 âm theo trật tự thang 5 âm không bình quân là các âm:
Si – Rê#1 – Fa1 – Sol#1 – La1 – Si1
hoặc:
Đô1 – Rê1 – Fa1 – Sol1 – La1 – Đô2
Tùy theo bài bản mà người ta thay đổi các ống đàn cho phù hợp.
Ngày nay các nghệ nhân chế tác đàn đã nâng âm vực Đàn T’rưng lên gần 3 quãng 8 (có đàn mắc thang âm Cromatique).
Thuở xưa, đàn được diễn tấu trên nương rẫy, trong lễ hội nhưng không được đánh trên nhà vì đồng bào Tây Nguyên cho rằng mỗi ống đàn có một vị thần trú ngụ. Các vị thần này bảo vệ nương rẫy, đuổi chim thú. Nếu đánh đàn trong nhà các gia súc, gia cầm sẽ không lớn được. Ngày nay T’rưng không phải là nhạc cụ kiêng cấm nữa, mà sử dụng để độc tấu, hòa tấu với các nhạc cụ khác và đệm cho hát
Thuyết minh về đàn T'rưng
Với người Tây Nguyên lời ca tiếng đàn luôn luôn là nguồn cổ vũ trong đời sống. Đêm đêm quanh ngọn lửa hồng dưới mái nhà rông người ta kể Khan, kể H'mon và hát lên những làn điệu dân ca Jôn-jơ, đợi chờ, giã gạo
Đàn T'rưng là một loại nhạc khí "thô" được chế tác từ những khúc gỗ bóc vỏ phơi khô hoặc những ống nứa vót một đầu, chặt theo những độ dài khác nhau để tạo nên những âm vực ưng ý đem treo lên một cái giá đủ trở thành một cây đàn gõ "phím" cho một hoặc hai người diễn tấu bằng cách cầm những dùi tre gõ vào phím này.
Đàn T'rưng thường được diễn tấu bên trong nhà rông hoặc ngoài trời vào các dịp lễ hội truyền thống hay trong sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc người Ba Na, Gia Rai, Ê Đê
T'rưng có khả năng diễn tấu phong phú và đa dạng. Với nguồn âm thanh bất tận khi êm nhẹ theo giai điệu trữ tình của một khúc hát giao duyên, khi hoà cùng dàn nhạc tấu lên bản hợp tấu của núi rừng hùng vĩ Trong giao lưu văn hoá T'rưng cũng xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc hiện đại phụ hoạ theo tiếng hát rực lửa của những người con Tây Nguyên, nâng cánh cho những giọng ca vàng vang đến mọi nơi chốn xa xôi.
Là một loại nhạc cụ đặc sắc trong kho tàng nhạc khí Tây Nguyên, âm thanh độc đáo của T'rưng không chỉ lôi cuốn làm say đắm tâm hồn các dân tộc anh em trên đất Việt, mà còn ra khỏi biên giới ngân vang đến tận những vùng đất xa xôi và được các bạn bè khắp năm châu, bốn bể nhiệt tình đón nhận.
Trải qua quá trình sàng lọc với bao biến thiên của lịch sử, đàn T'rưng đã và sẽ tồn tại mãi mãi cùng với các dân tộc Tây Nguyên và cộng đồng dân tộc Việt.
Đàn T’rưng nhạc cụ nổi tiếng bậc nhất ở Tây Nguyên
Đi du lịch Đắk Lắk, có dịp nhắc đến kho tàng các nhạc cụ của các dân tộc ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, thì chắc chắn đàn T’rưng phải được nhắc đến đầu tiên. Với khả năng diễn tấu phong phú, đàn T’rưng thường xuất hiện vào các dịp lễ hội truyền thống của cộng đồng như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê,
Ngay cả khi chưa có kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk để tìm hiểu về văn hóa văn nghệ và nhạc cụ ở địa phương này, hẳn là bạn cũng đã từng nghe đến cái tên đàn T’rưng. Đàn T’rưng được xếp vào loại nhạc cụ thân vang, là loại đàn do rất nhiều ống đàn hợp thành. Đặc biệt, những ống đàn này được làm từ những ống nứa khô, có độ dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Và mỗi ống sẽ có ống hơi và thanh cộng hưởng tạo nên âm thanh chuẩn.
Đàn T’rưng nhạc cụ nổi tiếng bậc nhất ở Tây Nguyên
Đàn T’rưng là một nhạc khí khá “thô” nếu nhìn ở bề ngoài, tất cả chỉ có những khúc gỗ phơi khô, những ống nứa dài ngắn khác nhau được treo trên một chiếc giá đỡ và thế là thành cây đàn “gõ phím”. Đàn T’rưng có thể có một hoặc hai người cùng chơi bằng cách dùng một chiếc dùi bằng tre gõ lên các phím.
Với cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên như người Ba Na, Gia Rai, Ê Đê thì đàn T’rưng không thể thiếu trong những dịp lễ hội truyền thống, họ sẽ biểu diễn đàn này trong nhà Rông hoặc ngoài trời tùy vào lễ hội.
Đàn T’rưng là một trong những nhạc cụ mà có khả năng diễn tấu đa dạng, phong phú nhất. Âm thanh phát ra từ chiếc đàn T’rưng vang lên êm dịu, nhẹ nhàng bất tận, người ta ví tiếng đàn T’rưng như một khúc hát giao duyên. Còn khi hòa cùng những nhạc cụ khác, đàn T’rưng lại có âm hưởng mạnh mẽ, tấu lên điệu nhạc hùng vĩ của núi rừng. Hiện nay, đàn T’rưng đã xuất hiện nhiều hơn trong các sân khấu ca nhạc hiện đại, nhất là những màn biểu diễn của các ca sĩ xuất thân từ Tây Nguyên.
Có dịp đi tour du lịch về thăm Tây Nguyên, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội để khám phá loại đàn T’rưng, được xem là một trong những nhạc cụ đặc sắc nhất trong kho tàng nhạc khí của các dân tộc ở Tây Nguyên. Và với khám phá đó, bạn sẽ cảm nhận thật rõ, với âm thanh độc đáo, loại đàn này làm say đắm biết bao người đến, người đi, và vang xa tận cả năm châu bốn bể.

File đính kèm:

  • docbai_giang_lop_la_de_tai_lam_quen_voi_nhac_cu_dan_guitar.doc