Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Làm quen với nốt La. Trò chơi âm nhạc: Rhythm BINGO

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ biết đặc điểm cơ bản của nốt La: ký hiệu tay, cao độ, vị trí của nốt La trên ngọn đồi cao độ (khuông nhạc).

- Trẻ biết về trường độ nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen thông qua ký hiệu hình màu.

- Trẻ nhận biết, phân biệt về trường độ của nốt đen (Tra), nốt móc đơn (Chi), dấu lặng đen (shuyt) thông qua kí hiệu hình màu khi tham gia chơi trò chơi âm nhạc.

2. Kĩ năng

- Trẻ nghe, nhận biết và phân biệt cao độ của các nốt Sol, Mi, La.

- Trẻ thể hiện đúng ký hiệu tay, bước đầu đọc nhạc đúng cao độ của các nốt Sol, Mi, La; xướng âm đúng giai điệu bài “La song”.

- Trẻ có kỹ năng sử dụng đàn metallophone một cách đơn giản để gõ đúng vào các nốt Sol, Mi, La.

- Trẻ có kĩ năng tham gia trò chơi.

 

docx4 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Làm quen với nốt La. Trò chơi âm nhạc: Rhythm BINGO, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO
GIÁO ÁN KIẾN TẬP
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Tên đề tài: - Làm quen với nốt La 
 - Trò chơi âm nhạc: Rhythm BINGO
 Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
 Số lượng trẻ: 18- 20 trẻ
 Thời gian tổ chức: 30-35 phút
 Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Lan Anh
 Nguyễn Thị Hoa Mai 
NĂM HỌC 2019-2020
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết đặc điểm cơ bản của nốt La: ký hiệu tay, cao độ, vị trí của nốt La trên ngọn đồi cao độ (khuông nhạc). 
- Trẻ biết về trường độ nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen thông qua ký hiệu hình màu.
- Trẻ nhận biết, phân biệt về trường độ của nốt đen (Tra), nốt móc đơn (Chi), dấu lặng đen (shuyt) thông qua kí hiệu hình màu khi tham gia chơi trò chơi âm nhạc.
2. Kĩ năng
- Trẻ nghe, nhận biết và phân biệt cao độ của các nốt Sol, Mi, La.
- Trẻ thể hiện đúng ký hiệu tay, bước đầu đọc nhạc đúng cao độ của các nốt Sol, Mi, La; xướng âm đúng giai điệu bài “La song”. 
- Trẻ có kỹ năng sử dụng đàn metallophone một cách đơn giản để gõ đúng vào các nốt Sol, Mi, La.
- Trẻ có kĩ năng tham gia trò chơi.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
1. Không gian, địa điểm
- Phòng học rộng rãi, đủ cho số lượng trẻ 
2. Đồ dùng
- Nhạc beat bài hát “La bụng đói”
- 18 đàn metallophone + 1 đàn xylophone
- 1 đàn ukulele
- Powerpoint giới thiệu nốt Sol, Mi, La 
- 3 bảng Rhythm BINGO 
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú: 
- Cô và trẻ cùng hát , vận động theo bài : “La bụng đói” chào đón trẻ đến với phòng âm nhạc
- Cô hỏi trẻ : 
+ Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về bạn nào?
+ Bạn La là 1 bạn như thế nào?
- Cô giới thiệu bài học: Bạn La là 1 bạn gái vô cùng xin h xắn, dễ thương và có một chiếc bụng đói nên bạn La có niềm đam mê với đồ ăn. Ngoài ra, bạn la của chúng ta còn rất nhiều điều thú vị nữa. Hôm nay cô và các con sẽ cùng làm quen, tìm hiểu về bạn La nhé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
*Ôn nốt Sol, Mi:
- Ở những giờ học trước, cả lớp đã cùng làm quen 2 bạn nhỏ sống trên Ngọn đồi cao độ. Đó là bạn gì?
+ Cho trẻ làm ký hiệu tay của nốt Sol và Mi
+ Sol và Mi ở vị trí nào trên Ngọn đồi cao độ? 
+ Cho trẻ xem vị trí nốt Sol và Mi trên Ngọn đồi cao độ
* Làm quen với nốt La:
a.Làm quen với nốt La qua 
- Chơi thân với bạn Sol không chỉ có bạn Mi mà còn có 1 bạn gái vô cùng xinh xắn, đáng yêu. Đó là bạn La. Hai bạn rất thích đi chơi với nhau. Đặc biệt, nhà của Sol và La rất gần nhau. 
- Giáo viên gõ nốt Sol và La trên đàn xylophone và cho trẻ đoán vị trí nốt La trên Ngọn đồi cao độ: 
+ Nhà của La sẽ ở cao hơn hay thấp hơn nhà của Sol trên Ngọn đồi cao độ? 
- Giáo viên cho trẻ thử đọc nhạc nốt La: 
+ Nếu nhà bạn La ở cao hơn/thấp hơn nhà bạn Sol thì sẽ đọc nhạc nốt La như thế nào? 
- Giáo viên cho trẻ xem powerpoint và giới thiệu vị trí nốt La trên Ngọn đồi cao độ. 
- Giáo viên đọc nhạc cho trẻ nghe cao độ của nốt La và cho trẻ làm theo. 
- Giáo viên làm mẫu ký hiệu tay của nốt La và cho trẻ làm theo
b. Làm quen với nốt la qua bài hát “La song”:
- Giáo viên giới thiệu khái quát về La, vị trí của La trên khuông nhạc: Nốt La nằm ở khe thứ 2 tính từ dưới lên trên của khuông nhạc. Nốt La có cao độ cao hơn nốt Sol và Mi. La và Sol là bạn thân và thích đi chơi với nhau. Chúng thường đứng cạnh nhau hoặc đuổi theo nhau trong các bài hát. (Cô chỉ lên bản nhạc “La song” cho trẻ quan sát) 
- Giáo viên dạy trẻ đọc nhạc theo bài “La song” 
c.Làm quen với nốt La qua gõ đàn metallophone
- Giáo viên cho trẻ đi lấy đàn metallophone 
+ Dạy từng câu với đàn (Giáo viên đọc nhạc và chơi trước, trẻ đọc nhạc và chơi theo sau)
+ Cả lớp cùng đọc nhạc và chơi đàn (2-3 lần) 
+ Từng nhóm trẻ (1 lần)
+ Cá nhân trẻ (1-2 trẻ)
* Trò chơi âm nhạc: Rhythm BINGO
- Các con vừa làm quen với bạn La và bạn ấy rất vui khi được chơi với các con đấy. Bạn La muốn thử thách cả lớp qua 1 trò chơi vô cùng thú vị. Đó là trò chơi Rhythm BINGO.
- Cách chơi: Cả lớp sẽ chia thành 3 đội, mỗi đội 6 bạn.Từng đội sẽ có 1 bảng BINGO với các ô vuông, trong mỗi ô chứa 1 đoạn tiết tấu khác nhau. Giáo viên sẽ đọc 1 tiết tấu bất kỳ, các bạn trong đội sẽ tìm ô có tiết tấu tương ứng trong bảng BINGO của đội mình và ngồi vào ô đó. 
- Luật chơi: Mỗi ô chỉ có 1 bạn ngồi. Đội nào tìm đúng ô tiết tấu và có các bạn ngồi thành 1 hàng dọc, 1 hàng ngang hoặc 1 hàng chéo nhanh hơn, đội đó sẽ hô “BINGO” và giành chiến thắng.
- Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần
3. Kết thúc
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi trẻ: Ngày hôm nay, các con đã chơi với bạn La biết được tên gọi, ký hiệu tay, đọc nhạc nốt La. Không những thế, các con còn vượt qua thử thách của bạn La đưa ra. Còn rất nhiều bạn nốt nhạc khác trong gia đình nốt nhạc muốn được làm quen với các con. Chúng ta hãy cùng làm quen và chơi với các bạn ấy trong những giờ học âm nhạc sau nhé.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm ký hiệu tay
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem vị trí của nốt Sol và Mi
- Trẻ nghe và đoán vị trí của nốt La
- Trẻ thử đọc nhạc
- Trẻ xem vị trí của nốt La 
- Trẻ nghe cô đọc nhạc và làm theo
- Trẻ làm theo cô
- Trẻ đọc nhạc theo bài “La song”
- Trẻ đi lấy nhạc cụ
- Trẻ đọc nhạc và chơi đàn theo cô
- Cả lớp thực hiện
- Nhóm trẻ thực hiện
- Cá nhân trẻ thực hiện
- Trẻ nghe cô nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe và chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_lop_la_de_tai_lam_quen_voi_not_la_tro_choi_am_nhac.docx