Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Sáng tạo tranh từ một số nguyên vật liệu tạo hình
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết các cách tạo nền tranh từ màu nước, màu 3D. Trẻ nhận biết được một số vật liệu, chất liệu cơ bản sử dụng trong hội họa như: Màu nước, màu 3D, cồn .
- Trẻ biết một số màu cơ bản thuộc gam màu tối, màu sáng.
- Trẻ biết lựa chọn sản phẩm tạo hình từ những giờ học trước kết hợp với nền tranh vừa làm để tạo ra sản phẩm theo ý thích.
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Đề tài: Sáng tạo tranh từ một số nguyên vật liệu tạo hình. Hoạt động: Tạo hình theo ý thích. Đối tượng: Mẫu giáo lớn. Số trẻ: 30-35 trẻ. Thời gian tiến hành: 30- 35 phút. Người dạy: Hoàng Thị Công Hà - Vũ Thị Thủy Ngày dạy: 21/11/2019 Năm học 2019-2020 I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ biết các cách tạo nền tranh từ màu nước, màu 3D. Trẻ nhận biết được một số vật liệu, chất liệu cơ bản sử dụng trong hội họa như: Màu nước, màu 3D, cồn .... - Trẻ biết một số màu cơ bản thuộc gam màu tối, màu sáng... - Trẻ biết lựa chọn sản phẩm tạo hình từ những giờ học trước kết hợp với nền tranh vừa làm để tạo ra sản phẩm theo ý thích. - Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình. 2. Kỹ năng: - Trẻ có một số kỹ năng tạo nền tranh bằng màu nước và màu 3D, xịt màu để tạo nền tranh. - Trẻ có kỹ năng phối màu theo nhóm màu: tông màu lạnh, tông màu nóng. - Củng cố kỹ năng tưởng tượng, phán đoán, tư duy trừu tượng. - Trẻ có kỹ năng sắp xếp bố cục tranh hài hòa,cân đối. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm. 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động. - Trẻ biết chờ đến lượt và hợp tác trong khi thực hiện nhiệm vụ. - Yêu thích sản phẩm mình tạo ra và nói lên cảm nhận của mình trước cái đẹp trong sản phẩm của mình và của bạn. II. Chuẩn bị. 1. Địa điểm: - Lớp học sạch sẽ, rộng rãi, an toàn. 2. Đồ dùng: a. Đồ dùng của cô: - Video trình chiếu trẻ tạo nền tranh từ giờ hoạt động trước. - Khay đồ dùng gồm: Bình xịt, lắp ghép hình hoa, kim sa, giấy vẽ.... - Nhạc không lời. b. Đồ dùng của trẻ: - Khay đồ dùng gồm: Màu nước, màu 3D, cồn, quả bông, bình xịt màu, bút lông các cỡ, chổi sơn, bóng kính, lắp ghép hình hoa, kim sa..... - Giấy vẽ. - Một số sản phẩm tạo hình của trẻ trong các buổi hoạt động trước và các nguyên vật liệu. IV. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức- giới thiệu bài - Cô hỏi trẻ: + Trong giờ học trước các con đã được làm gì? - Cô và trẻ cùng trò chuyện và xem lại những hình ảnh của giờ học trước trên màn hình. - Cô cho trẻ chọn một trong các cách mà trẻ đã học để tạo nền cho những bức tranh và sáng tạo tranh từ một số nguyên vật liệu tạo hình. - Trẻ xem các hoạt động và trò chuyện cùng cô. - Trẻ trả lời 2. Phương pháp, hình thức tổ chức. Hoạt động 1: Hướng dẫn mở rộng kỹ năng tạo nền tranh bằng cách in phun. - Cô hướng dẫn thêm cho trẻ cách tạo nền tranh bằng cách sử dụng bình xịt màu xịt lên các hình lắp ghép hình bông hoa, kim sa hình lá trên giấy. (Trong quá trình xịt màu cô đặt câu hỏi về cách tạo nền tranh bằng cách sử dụng bình xịt) Hoạt động 2: Gợi hỏi ý tưởng của trẻ. - Có rất nhiều cách tạo nền tranh, hôm nay các con định tạo nền tranh như thế nào? - Con sử dụng những chất liệu gì để tạo nền cho bức tranh của mình? Sau khi con tạo nền tranh con sẽ làm gì? - Cô cho trẻ về nhóm tạo nền bức tranh. * GD: Nhắc nhở trẻ khi sử dụng bình xịt. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. - Cô quan sát, động viên trẻ thảo luận và phối hợp cùng nhau để hoàn thành sản phẩm. - Sau khi trẻ tạo nền xong cô cho trẻ chia sẻ một vài cảm xúc, ý tưởng về nền tranh vừa tạo ra. + Nền tranh này gợi cho các con liên tưởng đến hình ảnh gì và con muốn tạo ra bức tranh gì trên nền tranh đó? Cô cho trẻ lấy mêka rồi ghép với bức tranh nền màu của trẻ vừa tạo ra. Cô cho trẻ lấy các sản phẩm tạo hình từ các giờ học trước cùng các nguyên vật liệu để tạo thành bức tranh theo ý tưởng của trẻ. Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Cho trẻ mang tranh lên trưng bày. - Cô cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình. + Con đặt tên cho bức tranh của con là gì? + Vì sao con lại đặt tên như vậy? + Con đã làm nền bức tranh của con bằng cách nào? + Khi tham gia hoạt động này con cảm thấy như thế nào? + Con thích nhất điều gì? + Sản phẩm của con sẽ dành tặng cho ai? - Cô nói cho trẻ biết sự linh hoạt của các bức tranh sử dụng mêka: Có thể thay đổi từ nền bức tranh này sang bức tranh khác để tạo ra một bức tranh mới. - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ đưa ra ý tưởng của mình - Trẻ về các nhóm - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ mang tranh lên treo - Trẻ trả lời. 3. Kết thúc - Cô nhận xét, khen động viên trẻ
File đính kèm:
- bai_giang_lop_la_de_tai_sang_tao_tranh_tu_mot_so_nguyen_vat.doc