Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Thơ “Mèo đi câu cá”

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc lời bài thơ.

2. Kỹ năng

- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ.

- Biết mô tả hành động nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật.

- Biết phối hợp cùng bạn đóng kịch theo nội dung bài thơ.

3. Thái độ:

- Trẻ biết chăm chỉ lao động, có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Lớp Lá - Đề tài: Thơ “Mèo đi câu cá”, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Thơ “Mèo đi câu cá”
Loại tiết: Đa số trẻ đã biết
Đối tượng : Trẻ 5 - 6 tuổi
Số lượng : 22 trẻ
Thời gian : 30 - 35 phút
Người soạn, dạy : 
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc lời bài thơ.
2. Kỹ năng
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ.
- Biết mô tả hành động nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật.
- Biết phối hợp cùng bạn đóng kịch theo nội dung bài thơ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết chăm chỉ lao động, có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình.
II. Chuẩn bị
1. Xác định giọng đọc thơ
- Đoạn 1: “Anh em mèo trắngEm ra sông cái”: Giọng kể nhẹ nhàng
- Đoạn 2: “Hiu hiu gió thổiĐã có em rồi”: Giọng nhỏ nhẹ
- Đoạn 3: “Mèo em đang ngồiNhập bọn vui chơi”: Giọng hớn hở, vui vẻ
- Đoạn 4: “Lúc ông mặt trờiCùng khóc meo meo”: Giọng lo lắng, buồn
2. Đồ dùng
a. Đồ dùng của cô
- Khung cảnh bờ sông, ao cá
- Power point hình ảnh bài thơ
- Thẻ số 1, 2, 3, 4
- Nhạc diễn kịch, nhạc ráp, nhạc bài hát “mèo đi câu cá”
b. Đồ dùng của trẻ
- 2 : mũ mèo, đuôi mèo, râu, cần câu, giỏ cua
- Mõ dừa, phách tre, song loan, xắc xô
3. Địa điểm
- Trẻ ngồi ghế theo hình vòng cung
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Nội dung
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức và gây hứng thú
TC: Chiếc bảng đen kì diệu:
 Cô cho trẻ quan sát một bảng đen trên màn hình và cho trẻ dự đoán:
+ Điều gì sẽ xảy với cái bảng ra khi tắt đèn?
+ Cô tắt điện, trong bảng lần lượt xuất hiện xuất hiện hình ảnh bộ cần câu cá, 2 chú mèo
+ Các con còn nhớ, hình ảnh bộ cần câu cá và 2 chú mèo đã xuất hiện trong bài thơ nào mà các con đã được học rồi?
+ Bài thơ “mèo đi câu cá” của tác giả nào?
Trẻ dự đoán
- Bài thơ “Mèo đi câu cá” ạ.
- Tác giả: Thái Hoàng Linh
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe, đàm thoại trích dẫn
b. Dạy trẻ đọc thơ
* Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
- Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe kết hợp cho trẻ xem slide trên máy chiếu có nhạc đệm
* Đàm thoại 
+ Anh em mèo trắng rủ nhau đi đâu các con nhỉ? 
Trẻ đọc trích dẫn:
Anh em mèo trắng
vác giỏ đi câu
Anh ngồi bờ ao
Em ra sông cái.
+ Sau khi chia tay mèo em, mèo anh đã làm gì?
 Trẻ đọc trích dẫn:
Hiu hiu giói thổi
Buồn ngủ quá chừng
Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêng thầm chắc
Đã có em rồi.
+ Nếu con là mèo anh, con sẽ làm gì?
+ Khi thấy bầy Thỏ bạn đang chơi, Mèo em đã nghĩ gì và làm gì?
Trẻ đọc trích dẫn:
Mèo em đang ngồi
Thấy bầy thỏ bạn
Đùa chơi múa lượn
Vui quá là vui
Mèo nghĩ ồ thôi
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bọn vui chơi
+ Chuyện gì xảy ra với hai anh em mèo? Vì sao?
Trẻ đọc trích dẫn:
Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đôi mèo hối hả
Quay về lều gianh
Giỏi anh giỏ em
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Cùng khóc meo meo.
- Con thử tưởng tượng xem lúc đó khuôn mặt, thái độ của 2 anh em mèo như thế nào?
- Bài thơ đã nhắc nhở 2 anh em mèo điều gì?
=> Giáo dục: Bài thơ nhắc nhở anh em mèo không nên dựa dẫm, ỉ lại vào người khác đúng không nào? Và với các con cũng vậy, các con phải luôn biết cố gắng khi làm một việc gì đó, không nên dựa dẫm vào người khác vì nếu dựa dẫm vào người khác chúng mình sẽ không thể hoàn thành công việc hay nhiệm vụ theo ý mình. 
- Các con thấy bài thơ này có nhịp điệu như thế nào? Khi đọc, theo các con nên đọc với giọng điệu thế nào để bài thơ hay và vui hơn?
=> Bài thơ có nhịp điệu 2/2, khi đọc các con nhớ đọc với giọng điệu:
- Đoạn 1: “Anh em mèo trắngEm ra sông cái”: Giọng kể nhẹ nhàng
- Đoạn 2: “Hiu hiu gió thổiĐã có em rồi”: Giọng nhỏ nhẹ
- Đoạn 3: “Mèo em đang ngồiNhập bọn vui chơi”: Giọng hớn hở, vui vẻ
- Đoạn 4: “Lúc ông mặt trờiCùng khóc meo meo”: Giọng lo lắng, buồn
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
( Khuyến khích trẻ thể hiện giọng đọc diễn cảm phù hợp từng đoạn trong bài thơ)
- Cho các nhóm thảo luận, lựa chọn đoạn thơ mà nhóm mình thích nhất bằng cách cử đại diện lên lựa chọn “Ô chữ kỳ diệu”. Bức tranh trên ô chữ mở ra sẽ minh họa cho đoạn thơ mà trẻ phải đọc. Sau đó, cô tổ chức cho các nhóm đọc thơ theo hình thức nối tiếp.
- Tiếp tục cho trẻ lựa chọn 2 hình thức đọc thơ mà trẻ thích và cảm thấy phù hợp với bài thơ “mèo đi câu cá” để thể hiện. ( Hình thức đọc rap; đọc cùng nhạc cụ..)
- Cho trẻ lựa chọn vai diễn, phục trang, cả lớp cùng cô bầy cảnh để bạn diễn kịch minh họa bài thơ.
- Trẻ ngồi lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
Trẻ trả lời theo ý hiểu
Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Cả lớp đọc thơ
- Trẻ thảo luận và lựa chọn đoạn thơ mà nhóm thích.
Trẻ đọc thơ theo cách của nhóm mình
Trẻ chuẩn bị sân khấu, trang phục và diễn kịch thơ
3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung. Cô và trẻ cùng hát bài “mèo đi câu cá”
Trẻ vui múa hát cùng cô
Bài thơ “Mèo Đi Câu Cá”
 - Tác giả: Thái Hoàng Linh- 
Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu
Em ngồi bờ ao
Anh ra song cái
Hiu hiu gió thổi
Buồn ngủ quá chừng
Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêng thầm chắc
Đã có em rồi.
Mèo em đang ngồi
Thấy bầy thỏ bạn.
Đùa chơi múa lượn
Vui quá là vui
Mèo nghĩ: ồ thôi
Anh câu cũng đủ.
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bọn vui chơi.
Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đuôi mèo hối hả.
Quay về lều gianh
Giỏ em , giỏ anh
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Cùng khóc meo meo.

File đính kèm:

  • docbai_giang_lop_la_de_tai_tho_meo_di_cau_ca.doc