Bài giảng Lớp Mầm - Đề tài: Đồ và trang trí con vật bé thích - Vũ Thị Thu Thúy

I/ Mục đích yêu cầu:

1/Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm đặc trưng của một số con vật quen thuộc như: Con bò, con cá, con gà, con vịt, con hươu, con bướm

- Trẻ biết đồ và trang trí con vật bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: Màu nước, màu sáp, len, nhũ, kim sa, cát màu để tạo ra bức tranh con vật theo ý muốn.

2. Kĩ năng:

- Trẻ cầm bút đúng cách và vẽ được theo các khuôn đồ hình con vật có sẵn với đường nét liền mạch.

- Lựa chọn và phối hợp các nguyên liệu khác nhau để tô màu, trang trí cho con vật theo ý thích.

- Bước đầu có kỹ năng thể hiện bố cục tranh hợp lý và đặt tên cho sản phẩm của mình

- Phát triển vận động tinh và phát huy khả năng sáng tạo và phát triển cảm xúc thẩm mỹ về đề tài với những cách thức thể hiện khác nhau.

- Rèn kỹ năng lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Lớp Mầm - Đề tài: Đồ và trang trí con vật bé thích - Vũ Thị Thu Thúy, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON PHÙ ĐỔNG
--------***--------
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Đồ và trang trí con vật bé thích
Chủ đề: Thế giới động vật
Loại tiết: Đề tài
Lứa tuổi: Mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi
Số lượng: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 20 – 25 phút
Giáo viên thực hiện: - Vũ Thị Thu Thúy
NĂM HỌC: 2015 - 2016
I/ Mục đích yêu cầu:
1/Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm đặc trưng của một số con vật quen thuộc như: Con bò, con cá, con gà, con vịt, con hươu, con bướm
- Trẻ biết đồ và trang trí con vật bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: Màu nước, màu sáp, len, nhũ, kim sa, cát màuđể tạo ra bức tranh con vật theo ý muốn.
2. Kĩ năng:
- Trẻ cầm bút đúng cách và vẽ được theo các khuôn đồ hình con vật có sẵn với đường nét liền mạch.
- Lựa chọn và phối hợp các nguyên liệu khác nhau để tô màu, trang trí cho con vật theo ý thích.
- Bước đầu có kỹ năng thể hiện bố cục tranh hợp lý và đặt tên cho sản phẩm của mình
- Phát triển vận động tinh và phát huy khả năng sáng tạo và phát triển cảm xúc thẩm mỹ về đề tài với những cách thức thể hiện khác nhau. 
- Rèn kỹ năng lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình, cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình.
- Trẻ yêu quý, giữ gìn sản phẩm mình tạo ra.
4. Nội dung tích hợp:
- Giáo dục trẻ: Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng sau hoạt động. Cất đồ dùng đúng nơi qui định
I/ CHUẨN BỊ
1. Địa điểm:
- Trong lớp học 
2.Môi trường học tập
- Trang trí theo chủ đề “Những con vật đáng yêu”. 
- Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng
3. Đội hình:
- Đàm thoại quan sát: Ngồi hình vòng cung.
- Trẻ thực hiện: Trẻ ngồi 4 nhóm, 
- Nhận xét: Trẻ ngồi 3 hàng ngang
4. Đồ dùng:
a/Đồ dùng của cô
- 6 tranh
+ Tranh 1: Tranh con gà trống
+ Tranh 2: Tranh con trâu đang ăn cỏ
+ Tranh 3: Tranh đàn gà đang ăn thóc
+ Tranh 4: Tranh con hươu cao cổ đang ăn lá cây
+ Tranh 5: Tranh con cá đang bơi
+ Tranh 6: Tranh con bướm đang bay
+ Tranh 7: Tranh bê con đang bú mẹ
- Nơi trưng bày sản phẩm trang trí theo hình thức phòng triển lãm tranh.
- Nhạc bài “Cưỡi ngựa tre”
- Nhạc nhẹ không lời cho trẻ đi thăm quan triển lãm
- Nhạc không lời các bài hát chủ đề động vật.
b/Đồ dùng của trẻ
- Bàn thấp cho trẻ ngồi.
- Khung tranh, bìa màu đủ cho số trẻ.
- Các khuôn đồ hình con vật ( Con cá, con bò, con hươu, con bướm, con gà, con vịt)
- Bút dạ, bút sáp, chổi lông, chổi bông
-Khay đựng các nguyên liệu như: Màu nước, màu sáp, len, nhũ, hột hạt, kim sa, cát màu, khuy nhựa, keo dán...
-Ảnh thẻ của trẻ.
II/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG 
CỦA TRẺ
 1. Ổn định – Gây hứng thú:
- Giới thiệu khách.
- Cô và trẻ cùng nhảy theo nhạc bài “Cưỡi ngựa tre”.
- Giới thiệu chương trình “Nhân tài đất Gióng”
2.Nội dung chính:
a. Quan sát và đàm thoại:
* Giới thiệu phòng triển lãm tranh
-Tổ chức cho trẻ đi thăm quan phòng triển lãm tranh trên nền nhạc nhẹ không lời. 
+Giao nhiệm vụ cho trẻ khi đi thăm quan phải quan sát xem tranh đó có con gì? Được trang trí như thế nào? Nhắc trẻ sờ nhẹ tay xem các bức tranh đó được trang trí bằng nguyên liệu gì?
- Đàm thoại:
+ Kể lại cho cô nghe xem các con ấn tượng nhất bức tranh nào?Vì sao? ( nếu trẻ không trả lời được cô dùng câu hỏi gợi mở)
.Bức tranh có con gì? Trang trí bằng nguyên liệu gì?
.Ai đã sờ vào bức tranh? Cảm nhận thế nào?
.Bạn nào ấn tượng bức tranh khác? Bức tranh đó có gì?
*Cô treo tranh “Bê con bú mẹ” lên giá, bật đèn chiếu.
- Cô giới thiệu bức tranh cô đã chuẩn bị để tham gia triển lãm. Cho trẻ quan sát và đàm thoại:
+ Đây là bức tranh gì? Bê con đang làm gì?
- Cô giới thiệu cách làm và nguyên liệu làm ra bức tranh.
-Cho trẻ đặt tên cho bức tranh.(Nếu trẻ không đặt được – cô gợi ý và đặt tên)
à Cô chốt lại: Để làm được bức tranh các con vật cô đã dùng bút dạ để vẽ theo các đường nét bên ngoài của khuôn hình con vật có sẵn sau đó dùng các nguyên liệu như màu nước, nhũ, kim sa, hột hạt để trang trí cho con vật. Với bức tranh có một con vật thì cô đặt ở giữa tờ giấy tạo nên sự cân đối, hài hòa.
b. Hình thành ý tưởng cho trẻ.
- Hỏi ý tưởng của trẻ thích làm tranh con gì? (Hỏi 3 – 4 trẻ)
-Sử dụng nguyên liệu gì để làm sản phẩm đó? 
-Con sẽ làm như thế nào? 
- Dùng chất liệu gì để trang trí?
- Còn các bạn khác sẽ cùng đồ và trang trí các con vật mà mình thích nhé!
 ( Cô chú ý gợi ý và mở rộng ý tưởng cho trẻ)
- Để các con tham gia tốt phần thi này cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu như: Các khuôn đồ hình con vật và rất nhiều nguyên liệu để các con trang trí cho bức tranh thêm sinh động.
-Hỏi trẻ đã sẵn sàng chưa? Chúc trẻ trở thành nhân tài đất Gióng.
- Thời gian thực hiện là một bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc tất cả dừng tay và mang tranh lên treo trên giá.
*Trẻ thực hiện
-Cho trẻ về chỗ. Tự lựa chọn khung tranh và các chất liệu để làm tranh
-Nhắc trẻ: Cần thận khi sử dụng màu nước không dây bẩn ra bàn, quần áo, nhũ hoặc cát màu thừa phải đổ vào khay, không vứt rác bừa bãi, và tự thu đồ dùng gọn gàng sau hoạt động. Làm xong nhớ đặt tên cho sản phẩm của mình nhé!
( Mở nhạc nhẹ trong quá trình trẻ làm), nhắc trẻ khi thời gian gần hết.
-Cô bao quát, hướng dẫn trẻ còn lúng túng khi lựa chọn nguyên vật liệu và cách làm. 
-Với trẻ khá: Cô gợi ý để trẻ kết hợp nhiều nguyên vật liệu phối hợp cùng bạn để tạo ra sản phẩm sáng tạo hơn.
-Với trẻ yếu: Cô khuyến khích trẻ cố gắng tạo ra sản phẩm
c.Trưng bày sản phẩm
- Cô cùng trẻ bày sản phẩm lên giá
- Cô cho trẻ giới thiệu tranh (2 - 3 trẻ)
.Con đã làm được bức tranh gì? Con làm như thế nào? 
. Con đặt tên cho bức tranh là gì?
+Con thích bức tranh nào? Vì sao? 
+Ai thích bức tranh khác? Cô nhận xét về bố cục?
- Cô nhận xét tranh tiêu biểu, sáng tạo (Về hình dáng, trang trí, cách phối hợp các nguyên vật liệu)
-Nhắc nhở một số cháu chưa hoàn thiện sản phẩm và cách làm để sản phẩm đẹp hơn (Nếu có)
3. Kết thúc:
-Cô khen trẻ: Tất cả các bức tranh đều đẹp và các con đều đạt danh hiệu nhân tài đất Gióng. Giới thiệu với trẻ buổi triển lãm mở cửa lúc 4h chiều. Các con sẽ là người hướng dẫn viên để giới thiệu các bức tranh cho bố mẹ, người thân của mình.
- Cho trẻ chào khách
- Cô cùng trẻ mang sản phẩm ra để bên ngoài phòng đón. (Mở nhạc)
-Nhắc nhở trẻ cất dọn gọn gàng đồ dùng sau khi làm và lau tay sạch sẽ.
- Trẻ chào các cô
- Trẻ nhảy theo nhạc cùng cô
-Trẻ đoán
-Trẻ đi quan sát các bức tranh
-Trẻ ngồi tự do
- Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ vễ chỗ thực hiện ý tưởng
- Trẻ cùng cô trưng bày sản phẩm.
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chào các cô
- Trẻ mang tranh trưng bầy ở phòng đón trẻ, để giới thiệu với bố mẹ.

File đính kèm:

  • docbai_giang_lop_mam_de_tai_do_va_trang_tri_con_vat_be_thich_vu.doc
Bài giảng liên quan