Bài giảng Lớp Mầm - Tên bài: Vẽ mưa - Lê Thị Kim Dung

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách cầm bút vẽ những nét thẳng, nét xiên dài – ngắn từ trên xuống để tạo thành những hạt mưa.

- Trẻ biết một vài đặc điểm đặc trưng của mưa (mưa to, mưa nhỏ.).

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kĩ năng cầm bút bằng 3 ngón tay (Ngón cái và ngón trỏ cầm bút, ngón giữa đỡ thân bút) để vẽ các nét thẳng, nét xiên dài - ngắn tạo thành những hạt mưa.

- Trẻ có kỹ năng ngồi đúng tư thế: ngồi thẳng lưng, không cúi thấp đầu, chân vuông góc với mặt bàn, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút.

- Phát triển kĩ năng quan sát, tưởng tượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Lớp Mầm - Tên bài: Vẽ mưa - Lê Thị Kim Dung, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON MAI DỊCH
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Tên bài: Vẽ mưa 
 Loại tiết: Đề tài 
 Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé
 Số lượng trẻ: 15 - 20 trẻ
 Thời gian: 20 - 25 phút
 Người dạy: Lê Thị Kim Dung
Năm học 2017 – 2018
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách cầm bút vẽ những nét thẳng, nét xiên dài – ngắn từ trên xuống để tạo thành những hạt mưa. 
- Trẻ biết một vài đặc điểm đặc trưng của mưa (mưa to, mưa nhỏ...).
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng cầm bút bằng 3 ngón tay (Ngón cái và ngón trỏ cầm bút, ngón giữa đỡ thân bút) để vẽ các nét thẳng, nét xiên dài - ngắn tạo thành những hạt mưa.
- Trẻ có kỹ năng ngồi đúng tư thế: ngồi thẳng lưng, không cúi thấp đầu, chân vuông góc với mặt bàn, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút.
- Phát triển kĩ năng quan sát, tưởng tượng. 
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích sản phẩm trẻ và bạn làm ra.
- Trẻ tự tin hứng thú, say mê tham gia vào hoạt động.
 - Biết bảo vệ sức khỏe của mình khi đi ra ngoài trời (trời mưa phải mặc áo mưa, phải che ô).
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng:
1.1 Của cô:
- 03 tranh gợi ý: Tranh 1: Mưa nhỏ vẽ bằng nét thẳng; Tranh 2: Mưa to có gió vẽ bằng nét xiên dài. Tranh 3: Mưa lúc to lúc nhỏ, gió thổi theo các chiều vẽ bằng nét xiên phải, xiên trái, nét xiên ngắn, nét xiên dài). Que chỉ
- Đàn, nhạc bài hát: giọt mưa và em bé, nhạc không lời....
- 5 giá treo sản phẩm trẻ gắn sản phẩm .
1.2. Của trẻ:	
- Vở vẽ của trẻ; bút lông, bút sáp; bút dạ; bút vẽ...
- Khay màu; màu nước; khăn lau tay, áo vẽ 
- 05 giá vẽ, 01 bàn gỗ.
2. Địa điểm: Trong lớp học
3. Trang phục, tâm sinh lý: 
- Trang phục cô và trẻ: gọn gàng 
- Tâm sinh lý: Thoải mái
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Ổn định: (1 phút)
 Cô và trẻ cùng hát múa bài “Giọt mưa xinh”
(Hạt mưa be bé rơi từ trên cao
Mưa rơi rào rào nghe vui tai thế
Hạt mưa be bé rơi từ trên mây
Mưa như vẫy gọi hè ơi sang rồi
Hạt mưa be bé sao mà nhát ghê
Vừa rơi xuống đất, đã liền tan ngay”
- Bài hát các con vừa hát nói về điều gì? 
- Các con biết gì về mưa? -> Chơi trò chơi về mưa.
- Khi ra ngoài gặp trời mưa các con phải làm gì? 
- Các con biết không, những cơn mưa mang nước đến, tưới mát cho cỏ cây hoa lá. Có những cơn mưa to, có cơn mưa lại nhỏ. 
- Hôm nay các con có muốn cùng cô vẽ bức tranh trời mưa không?
2. Nội dung: (19 phút)
Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát tranh mẫu và đàm thoại (3 phút)
* Cho trẻ xem tranh mẫu
Cô cho trẻ quan sát 2 tranh mẫu (Tranh 1: mưa nhỏ vẽ bằng nét thẳng. Tranh 2: mưa to có gió vẽ bằng nét xiên trái) trò chuyện hỏi trẻ:
- Hai bức tranh của cô vẽ gì đây? 
- Ai có nhận xét về những hạt mưa cô vẽ trong 2 bức tranh? Có gì đặc biệt (khác nhau)?
- Trong 2 bức tranh cô vẽ mưa bằng những nét gì? 
* Chốt lại: Trong bức tranh vẽ mưa: Cô đã sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ mưa. Trời mưa nhỏ cô vẽ hạt mưa nhỏ bằng nét thẳng ngắn, cách xa nhau 1 chút. Trời mưa to, lại có gió thổi mạnh, những hạt mưa xiên theo chiều gió nên cô vẽ hạt mưa to bằng nét xiên, xiên từ bên phải sang bên trái, dài hơn, đậm hơn và sát cạnh nhau đấy. 
Tranh 3: (Mưa có gió vẽ bằng nét xiên phải, xiên trái)
Cô còn có1 bức tranh khác cũng vẽ về trời mưa, các con cùng quan sát xem bức tranh cô vẽ trời mưa có gì đặc biệt nhé!
+ Cô vẽ mưa bằng những nét gì?
+ Vì sao cô lại vẽ mưa bằng nét xiên phải và xiên trái?
* Chốt lại: Các con biết không, trời mưa, những cơn gió lúc thổi theo các chiều, lúc thổi sang bên phải, lúc thổi sang bên trái... Những hạt mưa nghiêng ngả theo chiều gió. Chính vì vậy cô đã sử dụng nét xiên phải, xiên trái để vẽ mưa đấy. 
- Các con muốn vẽ bức tranh trời mưa không? Các con sẽ vẽ như thế nào? Các con sẽ vẽ bằng nét gì?
- Nếu bạn nào vẽ cảnh trời mưa lại có gió thổi mạnh, các con sẽ vẽ mưa như thế nào? Vẽ bằng nét gì?
Hoạt động 2: Cho trẻ thao tác trên không cùng cô (1 phút)
Nào các con cùng vẽ mưa với cô nhé!
Nhắc trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.
-> Cho trẻ vẽ trên không nét thẳng, nét xiên dài ngắn. Khi vẽ trên không cô vừa cho trẻ vẽ, vừa trò chuyện với trẻ: Các con ơi, mưa rơi từ đâu xuống nhỉ?Đúng rồi, mưa rơi từ trên xuống. Vẽ những hạt mư từ trên xuống nào! Mưa nhỏ mưa nhỏ rồi, các con vẽ mưa bằng nét thẳng ngắn từ trên xuống dưới nào, mưa nhỏ nên các hạt mưa cách xa nhau ra 1 chút các con nhé! Trời mưa to rồi, vẽ nét thẳng dài hơn, mau hơn nào, các hạt mưa sát cạnh với nhau hơn nhé! Trời nổi gió rồi, vẽ mưa bằng nét xiên nào. Gió mỗ lúc một nạh hơn, nét xiên từ bên phải sang bên trái , từ bên trái sang bên phải nào.Giỏi quá! Khen tất cả các con.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện (7-8 phút)
- Trẻ về các nhóm vẽ mưa sử dụng các loại bút khác nhau (bút sáp màu, bút dạ, bút lông, phấn)
-> Trong quá trình trẻ làm giáo viên quan sát, động viên, gợi ý trẻ vẽ mưa, giúp đỡ trẻ khi cần thiết (Cô mở nhạc nhẹ nhàng trong quá trình trẻ làm).
Trẻ vẽ xong cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm(5 phút)
- Cho trẻ mang sản phẩm làm được cùng cô gắn vào bảng (trên có mây, gió.
- Cho trẻ quan sát, thảo luận về sản phẩm của mình và của bạn. 
- Hỏi trẻ:
+ Đâu là bài của con?
+ Con thích bài nào nhất? Vì sao con thích? Bạn đã vẽ tranh trời mưa bằng những nét gì ?
- Cho 2 - 3 trẻ lên giới thiệu bài của mình.
- Cô chia sẻ và đưa ra những cảm nghĩ của mình về sản phẩm của trẻ.
3. Kết thúc: 1 phút
Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và thu dọn đồ dùng cùng cô.
- Trẻ xem
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ vẽ trên không cùng cô
- Trẻ về nhóm thực hiện
- Trẻ mang sản phẩm làm được trưng bày và cùng nhận xét, giới thiệu sản phẩm.

File đính kèm:

  • docbai_giang_lop_mam_ten_bai_ve_mua_le_thi_kim_dung.doc