Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 2 - Đỗ Thị Lê - Cả nhà thương nhau

Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết Viết xong thư, chị hỏi:

Em còn muốn nói thêm gì nữa không

Cậu bé đáp:

- Dạ có Chị viết hộ em vào cuối thư: “ Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.”

 

ppt15 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 2 - Đỗ Thị Lê - Cả nhà thương nhau, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM LUYỆN TỪ VÀ CÂU GIÁO VIÊN DẠY: ĐỖ THỊ LÊ Nghe và tìm những từ chỉ người có trong bài hát? Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Luyện từ và câu Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. Bài 1/82: - Mở sách Tiếng Việt trang 78. - Đọc thầm và viết vào vở nháp các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi Các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà là: bố, ông, bà, con, mẹ, cụ già, cô, chú, con cháu , cháu. Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Luyện từ và câu Sáng kiến của bé Hà 1.Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến. Một hôm, Hà hỏi bố: - Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ ? Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích: - Con đã có ngày 1 tháng 6 . Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hằng năm làm “ngày ông bà”, vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già. 2. Ngày lập đông đến gần. Hà suy nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố: - Con sẽ cố gắng , bố ạ.3. Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo: - Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống trăm tuổi. Ông thì ôm lấy bé Hà, nói: - Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy. Bài 2/82: Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết. Dì, dượng ( chồng của dì), bác, cậu, mợ ( vợ của cậu), thím (vợ của chú), con dâu, con rể, chắt,… Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Luyện từ và câu Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi Bài 3/82: Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết: a/ Họ nội b/ Họ ngoại Họ nội Họ ngoại Ông nội, bà nội, cô, chú, thím, bác, … Ông ngoại, bà ngoại, dì, dượng,cậu, mợ, bác,… Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Luyện từ và câu Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi Bài 4/82: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống. ? . Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết Viết xong thư, chị hỏi: Em còn muốn nói thêm gì nữa không Cậu bé đáp: - Dạ có Chị viết hộ em vào cuối thư: “ Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.” . Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Luyện từ và câu Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi 1 2 3 4 5 6 Người sinh ra bố, em gọi là gì? a/ Ông bà nội b/ Ông bà ngoại a/ Dấu chấm b/ Dấu chấm hỏi Khi viết hết câu ta thường đặt dấu câu nào? Sau câu hỏi, em thường thấy dấu câu gì? b/ Dấu chấm hỏi a/ Dấu chấm Em trai của mẹ, em gọi là gì? b/ Cậu a/ Chú Người sinh ra mẹ, em gọi là gì? b/ Ông bà ngoại a/ Ông bà nội Em trai của bố, em gọi là gì? a/ Chú b/ Cậu Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014 Luyện từ và câu Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi 

File đính kèm:

  • pptluyen tu va cau tuan 10 lop 2.ppt