Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 16 - Bài: Câu kể
II – Ghi nhớ:
1. Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
2. Cuối câu kể có dấu chấm.
Kiểm tra bài cũ:Câu 1: Kể tên các trò chơi rèn luyện trí tuệ?Câu 2: Hãy nêu câu thành ngữ, tục ngữ ứng với nghĩa : “Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ”CÂU KỂI - Nhận xét:1. Câu in đậm trong đoạn văn sau được dùng làm gì? Cuối câu ấy có dấu gì? Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu?Câu in đậm trong đoạn văn trên là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu?Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ.Chú có cái mũi rất dài.Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu. dùng để giới thiệu dùng để miêu tảdùng để kể về một sự việcCuối mỗi câu có dấu chấm => Đây là các câu kểI - Nhận xét:2. Những câu còn lại trong đoạn văn được dùng làm gì? Cuối mỗi câu có dấu gì?3. Ba câu sau đây cũng là câu kể. Theo em, chúng được dùng làm gì?+ Ba-ra-ba uống rượu đã say. + Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:+ Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này. Kể về Ba-ra-ba Kể về Ba-ra-ba Nêu suy nghĩ của Ba-ra-baI - Nhận xét:Ba-ra-ba uống rượu đã say. Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.II – Ghi nhớ:1. Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để: - Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. - Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.2. Cuối câu kể có dấu chấm.1. Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì? Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Theo Tạ Duy AnhIII – Luyện tập:Câu 1: Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Câu 2: Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Câu 3: Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Câu 4: Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Câu 5: Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. =>Kể sự việc=> Tả cánh diều =>Kể sự việc và nói lên tình cảm=> Tả tiếng sáo diều=> Nêu ý kiến, nhận địnhIII – Luyện tập:1. Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?2. Đặt một vài câu kể để: a/ Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về. b/ Tả chiếc bút em đang dùng. c/ Trình bày ý kiến của em về tình bạn. d/ Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.VD: a/ Hằng ngày, sau khi đi học về, em giúp mẹ dọn cơm. Cả nhà ăn cơm trưa xong, em cùng mẹ rửa bát đĩa. Sau đó em ngủ trưa...III – Luyện tập:b/ Tả chiếc bút em đang dùng.Em có một chiếc bút bi rất đẹp. Chiếc bút dài, màu xanh biếcc/ Trình bày ý kiến của em về tình bạn.Em nghĩ rằng tình bạn rất cần thiết với mỗi người. Nhờ có bạn, em thấy cuộc sống vui hơn. Bạn cùng em vui chơi, học hành. Bạn giúp đỡ khi em gặp khó khănd/ Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.Hôm nay là ngày rất vui của em vì lần đầu tiên em được điểm 10 môn Tập làm văn. Về nhà em khoe ngay điểm 10 này với bố mẹIII – Luyện tập:2. Đặt một vài câu kể để:Củng cốCâu kể được dùng để làm gì?Cuối câu kể có dấu gì?Cám ơn các thầy cô giáovà các em học sinh!Chào tạm biệt
File đính kèm:
- bai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_16_bai_cau_ke.ppt