Bài giảng Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi thực hành trải nghiệm - Đường Thị Nam

- Hoạt động chiều:Đối với họa động chiều tổ chức các hoạt động trải nghiệm chú trọng theo hình thức nhóm, cá nhân trẻ với hình thức này giúp giáo viên quan tâm được đến từng trẻ năm bắt được khả năng của tầng trẻ :ví dụ hoạt động rèn kỹ năng rữa mặt, rữa tay, đi tất, gập quần áo, kỹ năng tao hình.vv

 

pptx20 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 19/03/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi thực hành trải nghiệm - Đường Thị Nam, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 BÀI THUYẾT TRÌNH 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 TUỔI THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM 
GIÁO VIÊN: ĐƯỜNG THỊ NAM 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN 
TRƯỜNG MẦM NON SƠN TRUNG 
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Trẻ em như búp trên cành , biết ăn, biết nói, biết học hành là ngoan” trẻ em là thế hệ măng non là thế hệ tiếp bước cha anh xây dựng đất nước. Chính vì vậy giáo dục mầm non là bậc học quan trọng, là nền móng giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
Nhiệm vụ của bậc học mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên trong nhân cách làm con người. 
Hiện nay bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ thi nhiều văn bản chỉ đạo về đổi mới sang tạo trong phương pháp dạy học. đối với trẻ mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi, vừa học vừa chơi “chơi mà học học mà chơi” có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tâm sinh lý cả trẻ. Việc dạy học theo phương pháp cũ, cô là nói là chính, trẻ không được trải nghiệm, không đươc làm tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Bên cạnh đó việc thực hiện giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức, ngại đổi mới phương pháp giáo dục,nhiều giáo viên chưa chú trọng cho trẻ thực hành trải nghiệm, chưa tạo được hứng thú, chưa kích thích được trẻ tham gia các hoạt động nên hiêu quả giáo dục trẻ chưa cao 
 Đặc biệt với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, khả năng tập trung chú ý chưa cao, vì trẻ mới được đi học nên mọi thứ xung quanh trẻ còn mới lạ nên trẻ rất tò mò thích khám phá. Và đặc biệt hơn trẻ đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 nên trẻ rất bướng bĩnh thích làm theo ý của trẻ chính vì vậy việc giáo dục trẻ theo hướng “ trải nghiệm” là hết sức cần thiết. 
 Việc cho trẻ trải nghiệm có nghĩa là: Cho trẻ được làm chủ các hoạt động, làm dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ được tham gia vào các hoạt động, được trao đổi, bày tỏ ý kiến , được nói lên những gì mà trẻ quan sát được, trẻ được chia sẽ, tìm tòi khám phá một cách thoải mái từ đó trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho trẻ. Bên cạnh đó trẻ con được hoạt động theo nhóm bạn từ đó trẻ sẽ có kỹ năng làm việc nhóm đây là một trong những nhóm kỹ năng cần thiết đối với mỗi con người 
     Chính vì vậy giáo viên cần chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động, để trẻ phát triển tư duy sang tạo, mạnh dạn tự tin trong mọi hoàn cảnh. Cho nên tôi đã tìm tòi các biện pháp giúp trẻ MG 3D giáo dục trẻ theo hướng thực hành trải nghiệm “ Lấy trẻ làm trung tâm” để nâng cao hiệu quả giáo dục 
 II. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC.  
  1.Tạo môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm: 
 Ở biện pháp này tôi đã xây dựng môi trương giáo dục, sắp xếp bố trí các góc theo hướng mở, dễ lấy, dễ làm và trẻ có thể chơi trực tiếp trên các góc đó 
2. Làm đồ dung đồ chơi sáng tạo 
 Bên cạch làm đồ dung đồ chơi theo thông tư 02 tôi còn làm thêm một số đồ dung đồ chơi theo hướng phát triển tư duy cho trẻ như sách vải, thảm chơi theo chủ đềvv .. 
3. Tích cực tổ chức các hoạt động học, ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động ngoại khóa. theo hướng trải nghiệm) 
Ở biện pháp này tôi thiết kế các hoạt động học theo hướng trải nghiệm, trẻ được trực tiếp làm tự tạo ra các sản phẩm để trẻ chủ động tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm sống 
 -. Đối với hoạt động học tôi tổ thiết kế kế hoạch giáo dục theo hướng trải nghiệm, tích cực đưa các nội dung thực hành phù hợp với các chủ đề để trẻ được làm như ( nặn, in bằng bàn tay, ngón tay, bàn chân, làm thí nghiệm, cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng bằng xúc giác, vị giác thính giácvvv) 
- Đối với hoạt động ngoài trời: Tích cực cho trẻ chơi ngoài trời để cho trẻ được vận động, tiếp xúc với môi trường nhằm tăng cường sức khẻo, trẻ được hoạt động nhiều giúp trẻ nhanh nhẹn hoạt bát thỏa mãn nhu cầu chơi, kích thích tính tò mò khám phá thế giới xung quanh trẻ 
- Hoạt động chiều:Đối với họa động chiều tổ chức các hoạt động trải nghiệm chú trọng theo hình thức nhóm, cá nhân trẻ với hình thức này giúp giáo viên quan tâm được đến từng trẻ năm bắt được khả năng của tầng trẻ :ví dụ hoạt động rèn kỹ năng rữa mặt, rữa tay, đi tất, gập quần áo, kỹ năng tao hình..vv 
 4. Tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. 
Với biện pháp này tôi thường tổ chức các trò chơi để tạo cơ hội cho trẻ được làm, được chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ 
 5.Tổ chức hoạt động giáo dục dưới hoạt động lao động. 
Ở biện pháp này đối với trẻ 3 tuổi thì còn khó thực hiện hơn các độ tuổi khác tuy nhiên nếu được thực hiện thường xuyên và có sự động viên khích lệ của giáo viên trẻ cũng quen dần và thức hiện tốt hơn 
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động dạy học. 
Xấy dựng thiết kế giáo án điện tử đưa vào giảng dạy, cho trẻ xem các video, hình ảnh sinh động về chủ đề thông qua các hình ảnh đoạn video trẻ sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức và kích thích sự hứng thú của trẻ 
7 . Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động ngày hội ngày lễ. 
 Đối với trẻ 3 tuổi tuy trẻ còn non nớt kinh nghiệm sống chứa nhiều, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể còn mừ nhạt nên cần cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể để trẻ được tiếp xúc làm quen với các hoạt động tập thể để trẻ tích lũy các kiến thức, kỹ năng và có thêm nhiều vốn kinh nghiệm sống giúp trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó các hoạt động ngày hội ngày lễ còn giúp trẻ biết thêm về ý nghĩa của các ngày hội ngày lễ giúp trẻ có thái độ, hành vi cư xử phù hơp, có tinh thần yêu quê hương đất nước . 
 III. BÀI HỌC KINH NGIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
Sau khi thực hiện các biện pháp trên tuy cũng gặp nhiều khó khăn nhưng đã đạt kết quả đáng kể 
1.Đối với trẻ: 
 Khi trẻ được trải nghiệm, trẻ thể hiện hết khả năng của mình. Trẻ được tự do, thoải mái trao đổi với bạn bè , bộc lộ hết cảm xúc của trẻ. Trẻ hoàn thành được nhiệm vụ được cô giao được cô động viên khích lệ trẻ lúc đó trẻ cảm thấy tự hào về bản thân hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn tự tin hơn thích chia sẻ, trò chuyện gần gũi cô nhiều hơn, trẻ thích đến trường và ít quấy khóc hơn, chủ động tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn bày tỏ cảm xúc với người khác. Kích thích được tính tò mò sang tạo của trẻ 
2. Đối với giáo viên: 
 Trong quá trình thực hiện giáo dục trẻ theo hướng thực hành trải nghiệm bản thân tôi cảm thấy vui hơn yêu nghề mến trẻ hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân biết cách thiết kế tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ 3 tuổi 
3.Đối với phụ huynh: 
 Thông qua sự tiến bộ của trẻ qua các trải nghiệm thú vị của trẻ ở trường phụ huynh yên tâm hơn chủ động phối hợp với giáo viên trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_mam_non_lop_mam_de_tai_mot_so_bien_phap_giup_tre_3.pptx
Bài giảng liên quan