Bài giảng Mĩ thuật Lớp 6 - Tuần 1+2 - Chủ đề 1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản - Năm học 2015-2016 - Lâm Tấn Thái

- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi.

- Có đường nằm ngang, vị trí có thể cao hay thấp.

- HS quan sát tranh.

- HS quan sát tranh nhận ra:

+ Các đường song song với mặt đất như: các cạnh hình hộp, tường nhà, đường tàu hoả.hướng về chiều sâu càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một điểm tại đường tầm mắt.

+ Các đường song song ở dưới thì chạy hướng lên đường TM; các đường ở trên thì chạy hướng xuống dưới đường TM.

HS quan sát tranh trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

doc9 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Mĩ thuật Lớp 6 - Tuần 1+2 - Chủ đề 1: Tìm hiểu kiến thức cơ bản - Năm học 2015-2016 - Lâm Tấn Thái, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Tuần: 1	 Ngày dạy: 05/9/2016
Mỹ thuật 6
Chủ đề 1: TìM HIểU KIếN THứC CƠ BảN
 I. Mục tiêu bài học: 
 - HS nắm được những kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong mỹ thuật.
 - ứng dụng được kiến thức, kỹ năng vào vẽ theo mẫu và vẽ tranh.
 - Vận dụng kiến thức vào thực tế một cách sáng tạo.
 - Hình thành năng lực: Quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học tự đánh giá.
II. chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- ảnh có lớp cảnh xa cảnh gần.
- Tranh và các bài vẽ theo luật xa gần.
- Cách vẽ theo mẫu.
- Cách vẽ tranh.
- Một số vật mẫu, tranh minh họa để học sinh quan sát.
- Kế hoach dạy học, máy chiếu...(nếu có điều kiện).
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK, vật mẫu theo yêu cầu của giáo viên.
 - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ...
 III. kế hoach giảng dạy tiết 1:
Sơ lược về luật xa gần
1. ổn định tổ chức: Giáo viên nhận lớp.
2. Bài cũ: Giáo viên :
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
Sách, vở dụng cụ học tập.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học:
Vẽ theo mẫu: Sơ lược về luật xa-gần.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm xa gần: 

- GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh rõ về luật xa gần:
+ Vì sao hình này lại to rõ hơn hình kia?
+ Vì sao con đường chổ này lại to chổ kia lại nhỏ dần?
+ Vì sao mặt hộp khi là hình vuông, khi là hình bình hành?
+ Vì sao miệng cốc khi là hình tròn khi là hình bầu dục, khi chỉ là đường cong khi là nét thẳng?
- Mọi vật luôn luôn thay đổi khi ta nhìn theo “ xa-gần”. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó để thấy được sự thay đổi hình dáng của mọi vật trong không gian để vẽ đúng vẽ đẹp hơn.
- Em có nhận xét gì về hàng cột và đường ray của tàu hoả?
- Hình tượng các bức tượng ở gần khác với ở xa như thế nào?
- GV kết luận:
+ Vật cùng loại có cùng kích thứơc khi nhìn theo xa gần ta sẽ thấy:
* ở gần: hình cao, to, rộng và rõ hơn.
* ở xa: Hình nhỏ thấp hẹp và mờ dần.
* Vật ở phía trước che khuất vật phía sau.
+ Mọi vật luôn thay đổi hình dáng khi ta nhìn ở những vị trí góc độ khác nhau. Trừ hình cầu.
- Học sinh quan sát mẫu.
- GV đưa mẫu ở những vị trí khác nhau cho học sinh quan sát.
- Càng về phía xa hàng cột càng thấp dần và mờ dần.
- Càng xa khoảng cách đường ray của đường tàu hoả càng thu hẹp dần.
- Hình các bức tượng ở gần cao to hơn các bức tượng ở xa.
- Học sinh nghe và trả lời lại khái niệm đã nêu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu điểm cơ bản của luật xa gần: 

a. Đường tầm mắt:( hay đường chân trời)
- GV cho học sinh quan sát tranh.
+ Các hình này có đường nằm ngang không?
+ Vị trí đường nằm ngang như thế nào?
- Khi đứng trước cảch rộng như biển cánh đồng ta thấy đường nằm ngang ngăn cách giữa biển và bầu trời, giữa mặt đất và bầu trời. Đường năm ngang đó chính là đường chân trời. Đường này ngang với tầm mắt người nhìn, nên còn gọi là đường tầm mắt( viết tắt là TM ).
- GV giới thiệu minh hoạ cho học sinh quan sát nhận xét tìm ra:
+ Vị trí đường tầm mắt có thể cao thấp so với mẫu.
+ Sự thay đổi hình dáng của hình vuông hình tròn.
b. Điểm tụ:
- GV cho học sinh quan sát tranh để học sinh nhận ra:
- GV kết luận: Điểm gặp nhau của các đường song song hướng về phía đường TM gọi là điểm tụ viết tắt là ĐT.
- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Có đường nằm ngang, v ị trí có thể cao hay thấp.
- HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh nhận ra:
+ Các đường song song với mặt đất như: các cạnh hình hộp, tường nhà, đường tàu hoả...hướng về chiều sâu càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một điểm tại đường tầm mắt.
+ Các đường song song ở dưới thì chạy hướng lên đường TM; các đường ở trên thì chạy hướng xuống dưới đường TM. 
HS quan sát tranh trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

4. Tổng kết, đánh giá: 
 - GV chuẩn bị một số hình liên quan đến bài học:
- Vẽ một số hình lên bảng theo luật xa gần.
- Yêu cầu học sinh phát hiện ở các hình những điều đã học.
- Tìm đường tầm mắt, điểm tụ ở các hình...
5. Hướng dẫn, dặn dò: 
- BTVN làm bài tập trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài học sau.
- VTM: Cách vẽ theo mẫu.
Tuần: 2	 Ngày dạy: 11/9/2016
Mỹ thuật 6
Chủ đề 1: TìM HIểU KIếN THứC CƠ BảN
 I. Mục tiêu bài học: 	
 - HS nắm được những kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong mỹ thuật.
 - ứng dụng được kiến thức, kỹ năng vào vẽ theo mẫu và vẽ tranh.
 - Vận dụng kiến thức vào thực tế một cách sáng tạo.
 - Hình thành năng lực: Quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học tự đánh giá.
II. chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- ảnh có lớp cảnh xa cảnh gần.
- Tranh và các bài vẽ theo luật xa gần.
- Cách vẽ theo mẫu.
- Cách vẽ tranh.
- Một số vật mẫu, tranh minh họa để học sinh quan sát.
- Kế hoach dạy học, máy chiếu...(nếu có điều kiện).
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK, vật mẫu theo yêu cầu của giáo viên.
 - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ...
 III. kế hoach giảng dạy tiết 2:
Cách vẽ theo mẫu
1. ổn định tổ chức: Giáo viên nhận lớp.
2. Bài cũ:
+ Em hãy nêu khái niệm về xa gần?
* ở gần: hình cao, to, rộng và rõ hơn.
* ở xa: Hình nhỏ thấp hẹp và mờ dần.
* Vật ở phía trước che khuất vật phía sau.
+ Mọi vật luôn thay đổi hình dáng khi ta nhìn ở những vị trí góc độ khác nhau. 
 Trừ hình cầu.
+ Khái niệm về đường chân trời?
HS: Là đường nằm ngang ngăn cách giữa biển và bầu trời, giữa mặt đất và bầu trời. Đường năm ngang đó chính là đường chân trời. 
- GV nhận xét xếp loại.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học mới: 
Vẽ theo mẫu: Cách vẽ theo mẫu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vẽ theo mẫu: 

GV đặt mẫu lên bàn yêu cầu học sinh quan sát mẫu và theo dõi giáo viên vẽ bảng:
+ GV vẽ chi tiết từng đồ vật rồi dừng lại.
- Em thấy thầy vẽ cái gì trước?
- Vẽ riêng từng đồ vật như vậy đúng hay sai?
- GV giới thiệu cách vẽ theo mẫu.
+ Đây là hình vẽ cái gì?
+ Vì sao các hình vẽ này lại không giống nhau?
Đồng thời GV đưa cái ca ở nhiều vị trí khác nhau cho học sinh quan sát.
- ở các hình vẽ này không giống nhau vì:
+ ở mỗi vị trí ta nhìn cái ca một khác.
+ ở mỗi vị trí cao thấp khác nhau ta thấy hình cái ca không giống nhau...
- Vậy thế nào là vẽ theo mẫu?
- HS vẽ chi tiết từng đồ vật như vậy là không đúng.
- HS quan sát mẫu cái ca trong SGK.
- HS hình vẽ cái ca không giống nhau vì được vẽ ở nhiều hướng khác nhau.
-HS: Vẽ theo mẫu là mô phỏng lại mẫu bày trước mặt bằng hình vẽ thông qua suy nghĩ cảm xúc của mỗi người để diễn tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng đậm nhạt, màu sắc của vật mẫu.

Hoạt động 2: Cách vẽ theo mẫu: 

- GV vẽ nhanh lên bảng một vài cái ca sai về kích thước.
- Em thấy hình vẽ nào đẹp hình vẽ nào chưa đẹp?
- Cách bày mẫu nào đẹp cách bày mẫu nào chưa đẹp?
- HS trả lời GV nhận xét bổ sung.
- Quan sát đặc điểm của mẫu:
GV cho HS quan sát hình vẽ một mẫu có nhiều đặc điểm khác nhau.
- hình vẽ nào giống với mẫu hơn?
- Tỉ lệ sai sẽ làm cho đặc điểm của mẫu sai.
* Cách vẽ:
- Vẽ phác khung hình:
+ Ước lượng tỉ lệ khung hình, so sánh tỉ lệ chiều rộng chiều cao của mẫu.
+ Vẽ khung sao cho cân đối với tờ giấy.
- Vẽ phác các nét chính:
+ Vẽ các nét chính bằng các đường thẳng mờ.
- Vẽ chi tiết:
Nhìn mẫu để vẽ các nét chi tiết.
Nét vẽ cần có đậm nhạt không nên vẽ đều đều.
- Vẽ đậm nhạt:
+ Vẽ đậm nhạt là vẽ như thế nào?
+ Cáh vẽ đậm nhạt như thế nào?
- GV vẽ thị phạm lên bảng cho học sinh quan sát.
- HS quan sát giáo viên vẽ mẫu để nhận xét.
- Tìm ra hình vẽ đúng hình vẽ chưa đúng.
- Vẽ đậm nhạt là vẽ làm cho vật mẫu có chỗ đậm, chỗ nhạt, chổ sáng, chổ tối, chổ xa, chổ gần, tạo cho mẫu có hình khối như nằm trong không gian.
- Quan sát hướng chiếu sáng để phân biệt phần sáng, tối của mẫu, dùng các nét thẳng, chéo, xiên đan xen lẫn nhau.

4. Tổng kết, đánh giá: 
- Vẽ theo mẫu là gì?
- HS: VTM là mô phỏng lại mẫu được bày trước mặt, thông qua nhận thức và cảm xúc của người vẽ để diễn tả: hình khối đặc điểm của vật mẫu...
- Nêu các bước tiến hành vẽ theo mẫu?
- HS: Vẽ khung hình chung và riêng, tìm tỉ lệ vẽ phác các nét chính, chỉnh sữa hình, vẽ màu hoặc vẽ đậm nhạt.
5. Dặn dò hướng dẫn về nhà: 
- BTVN làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Bài học sau: Cách vẽ tranh .
Tuần: 3	 Ngày dạy: 18/9/2016
Mỹ thuật 6
Chủ đề 1: TìM HIểU KIếN THứC CƠ BảN
 I. Mục tiêu bài học: 	
 - HS nắm được những kiến thức cơ bản về phối cảnh, cách vẽ phối cảnh, cách vẽ theo mẫu, cách vẽ tranh trong mỹ thuật.
 - ứng dụng được kiến thức, kỹ năng vào vẽ theo mẫu và vẽ tranh.
 - Vận dụng kiến thức vào thực tế một cách sáng tạo.
 - Hình thành năng lực: Quan sát, khám phá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học tự đánh giá.
II. chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- ảnh có lớp cảnh xa cảnh gần.
- Tranh và các bài vẽ theo luật xa gần.
- Cách vẽ theo mẫu.
- Cách vẽ tranh.
- Một số vật mẫu, tranh minh họa để học sinh quan sát.
- Kế hoach dạy học, máy chiếu...(nếu có điều kiện).
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - SGK, vật mẫu theo yêu cầu của giáo viên.
 - Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ...
 III. kế hoach giảng dạy tiết 3:
Cách vẽ tranh
1. ổn định tổ chức: Giáo viên nhận lớp.
2. Bài cũ: 
+ GV nhận xét một số bài vẽ của học sinh qua:
 * Vẽ khung hình chung và riêng của vật mẫu.
 * Tìm tỉ lệ các bộ phận của mẫu.
 * Vẽ phác các nét chính.
 * Vẽ chi tiết của mẫu.
 * Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. 
+ GV nhận xét xếp loại.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học mới: 
Vẽ tranh: Cách vẽ tranh đề tài học tập. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: tìm và chọn nội dung đề tài: 

GV cho HS quan sát một số tranh đề tài khác nhau...để HS thấy được sự đa dạng, phong phú của tranh đề tài.
- Tranh đề tài là tranh vẽ những gì?
- GV cho học sinh quan sát tranh đề tài học tập có nhiều cách vẽ khác nhau.
- Em thấy tranh đề tài học tập có thể vẽ được những nội dung gì?
- HS trả lời giáo viên nhận xét bổ sung thêm.
- Lớp ta có treo khẩu hiệu 5 điều Bác Hồ dạy không các em?
- Là học sinh chúng ta ai cũng muốn phấn đấu thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi. Chính vẽ tranh đề tài học tập tốt là một phần nào chúng ta đã thực hiện được lời dạy của Bác Hồ kính yêu.

- HS quan sát mẫu theo hướng dẫn của GV.
- Tranh vẽ về thế giới xung quanh.
- Giờ ra chơi, buổi học trên lớp, học nhóm ở nhà
Hoạt động 2: Cách vẽ : 

- Tìm bố cục: ( sắp xếp mảng chính, mảng phụ )
- Muốn thể hiện được tranh đề tài ta phải sắp xếp như thế nào, vẽ như thế nào để thể hiện được nội dung đề tài, mảng chính, mảng phụ, sắp xếp cho hài hoà không dàn trải, không trống trải hay chật hẹp quá.
- Vẽ hình:
Dựa vào hình mảng đã phác, để vẽ hình dáng cụ thể, nên có sự khác nhau của hình dáng, nhưng phải ăn nhập vào tổng thể của bài vẽ, thể hiện rõ nội dung bài.
- Vẽ màu:
Có thể êm dịu hay rực rỡ tuỳ vào nội dung, cảm xúc của người vẽ, có thể vẽ màu với nhiều chất liệu màu khác nhau.

- GV vừa giới thiệu vừa vẽ thị phạm lên bảng cho học sinh quan sát được tốt hơn.
Hoạt động 3: thực hành : 

GV cho học sinh tập vẽ tranh về đề tài học tập.
GV quan sát hướng dẫn thêm.
HS làm bài.
4. Tổng kết, đánh giá: 
- GV: Chọn một số bài cho HS tập nhận xét qua:
+ Bố cục, hình vẽ, nét vẽ.
- GV củng cố, nhận xét thêm.
5. Dặn dò hướng dẫn về nhà: 
- BTVN Hoàn thành bài vẽ nếu ở lớp chưa xong.
- Bài học sau: Ôn tập, kiểm tra chủ đề 1.

File đính kèm:

  • docbai_giang_mi_thuat_lop_6_tuan_12_chu_de_1_tim_hieu_kien_thuc.doc