Bài giảng môn Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng trọt - Bài: Kĩ thuật trồng cây nhãn

 Giá trị sử dụng: được dùng để ăn tươi, sấy khô, đóng hộp, làm bánh kẹo.

 Giá trị dinh dưỡng: quả nhãn có chứa nhiều carbonhydrate, vitamin C, vitamin K, Ca, Fe, P, Na, K.

 Giá trị y học: cùi nhãn, vỏ quả nhãn, hạt nhãn. đều được dùng trong Đông dược.

 Giá trị mỹ quan: tạo bóng mát, làm đẹp cảnh vườn.

 Có ý nghĩa về kinh tế.

 

ppt61 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng trọt - Bài: Kĩ thuật trồng cây nhãn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
CÂY NHÃNCÂY ĂN QUẢCÂYNHÃNGiới thiệu chungĐặc điểm sinh họcĐặc điểm sinh tháiKĩ thuật canh tácThu hoạch, bảo quản GIỚI THIỆU CHUNG **** Phân loại thực vật Giá trị của cây nhãn Nguồn gốc, phân bố Tình hình sản xuất Một số giống nhãn ở Việt Nam 1. Phân loại thực vậtNhãn (Dimocarpus longan Luor) Bộ (ordo)	: Sapindales Họ (familia)	: Sapindaceae Chi (genus)	: Dimocarpus Loài (species)	: D. longan2. Giá trị của cây nhãn Giá trị sử dụng: được dùng để ăn tươi, sấy khô, đóng hộp, làm bánh kẹo... Giá trị dinh dưỡng: quả nhãn có chứa nhiều carbonhydrate, vitamin C, vitamin K, Ca, Fe, P, Na, K... Giá trị y học: cùi nhãn, vỏ quả nhãn, hạt nhãn... đều được dùng trong Đông dược. Giá trị mỹ quan: tạo bóng mát, làm đẹp cảnh vườn... Có ý nghĩa về kinh tế.Nhãn được dùng để ăn tươiNhãn sấyNhãn đóng hộpChè nhãn lồng hạt senLong nhãn nhục dùng làm thuốcBài thuốc chữa trí nhớ kém, mất ngủViễn chíÍch trí nhânLong nhãn nhụcNhân sâmBồ hoàngCam thảoNhãn nấu trong thuốcLong nhãn nhục dùng làm thuốcNhãn cho bóng mát, cung cấp mật hoaNhãn nấu trong thuốcNhãn mang đến lợi ích về kinh tế3. Nguồn gốc, phân bố Nhãn có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Phillipines Ở Việt Nam, nhãn được trồng phổ biến ở cả miền Nam và miền Bắc: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre 4. Tình hình sản xuấtTrung Quốc có diện tích trồng nhãn đứng thứ nhất thế giới.Thái Lan có diện tích và sản lượng trồng nhãn khá cao.Ở Việt Nam, diện tích trồng nhãn cả nước có 122.686 ha, cho thu hoạch 92.915 ha với sản lượng hơn 585.000 tấn (theo tài liệu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, năm 2004).Một vườn nhãnNhãn trong vườn5. Một số giống nhãn ở Việt NamỞ MIỀN BẮC Nhãn lồng Nhãn Hương Chi Nhãn đường phèn Nhãn cùi Nhãn cùi điếc Nhãn nước Nhãn thócỞ MIỀN NAM Nhãn tiêu da bò Nhãn xuồng cơm vàng Nhãn tiêu lá bầu Nhãn long Nhãn da bòNHÃN NHẬP NỘI TỪ TRUNG QUỐC Nhãn Đại Ô Viên Nhãn Thạch Hiệp Nhãn Trữ LươngMột số giống nhãn ở miền BắcNhãn lồngNhãn lồng và nhãn lồng Hưng YênNhãn Hương ChiNhãn đường phènMột số giống nhãn ở miền NamNhãn tiêu da bòNhãn xuồng cơm vàngNhãn da bòMột số giống nhãn Trung QuốcNhãn Đại Ô ViênĐẶC ĐIỂM SINH HỌC THÂN LÁ CÀNH RỄTHÂNNhãn là cây thân gỗ, sống lâu năm. Thân nhãn có vỏ xù xì, màu xám, cao trung bình 5 – 10m, thân có nhiều cành lá um tùm.LÁLá kép lông chim, mọc đối xứng hay so le. Lá hình mác, mặt lá xanh đậm, lưng lá xanh nhạt, cuống lá ngắn, gân lá nổi rõ, lá non có màu đỏ hay đỏ nâu tùy giống.CÀNHCành được phát triển từ lộc. Cây nhãn phân rất nhiều cành. Dựa vào mùa vụ phát sinh, cành được chia thành cành xuân, cành hè, cành thu, cành đông. Cành nhãn um tùmRỄDạng rễ cọc, khỏe, ăn sâu, lan rộng. Dựa vào chức năng, rễ được chia làm 3 loại: rễ hút, rễ quá độ, rễ vận chuyểnHOAHoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu hay kẽ lá. Hoa được chia thành: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa dị hình (Trần Thế Tục, 1999)HOAHoa lưỡng tínhHoa đựcQUẢQuả dạng hình cầu, đỉnh quả tròn, cuống quả hơi lõm. Quả có cùi có vị ngọt, mùi thơm, hạt màu đen hay nâu đenĐẶC ĐIỂM SINH THÁINHIỆT ĐỘÁNH SÁNGNƯỚCGIÓĐẤT ĐAINhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển tốt nhất là ở 21 – 270C. Cây nhãn cần một mùa đông ngắn với nhiệt độ 12 – 220C trong vài tuần để cây có thể phân hóa mầm hoa, lúc hoa phát triển cần nhiệt độ 25 – 320C.Nhiệt độ Nhãn cần nhiều ánh sáng, nếu bị rợp, cây cho trái ít. Nhãn cũng không thích ánh sáng trực xạÁnh sángNhãn là cây ưa ẩm và sợ ngập úng. Hàm lượng nước trong đất thích hợp cho bộ rễ phát triển là 15 – 20%.Nước– Gió làm giảm nhiệt độ vườn nhãn, giúp hoa nhãn thụ phấn– Gió mạnh, bão dễ làm cho gãy đổ, hoa, quả rụng gây tổn thất về năng suất và thất thoát về kinh tế.Gió Nhãn thích ứng được với nhiều loại đất. Phát triển tốt trong điều kiện độ mặn thấp (< 0,2 %), pH chua nhẹ (pH = 5,5 – 6,5).Đất đaiKĨ THUẬT CANH TÁCĐẤT TRỒNGGIỐNG TRỒNGKĨ THUẬT TRỒNGCHĂM SÓCPHÒNG TRỪ SÂU BỆNHCHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNGVùng đồng bằng hoặc những nơi đất thấp, trũng cần đào mương lên liếp hay làm mô để trồng.Vùng gò đồi nên thiết kế vườn theo đường đồng mức hay làm bậc thang. Có thể đào hố để trồng cây.Cần chuẩn bị đất trước khi trồng từ 15 – 30 ngàyCây nhãn được trồng trên mô đấtGIỐNG TRỒNGa) Nhân giống– Nhân giống hữu tính (gieo hạt).– Nhân giống vô tính: chiết, ghépChiết cây bó bầuTiến hành ghép câyGIỐNG TRỒNGa) Cách chọn giống trồng– Chọn giống tốt mang đặc trưng của giống.– Chọn giống đúng nhu cầu, khỏe, mập, bộ rễ khỏe.CHĂM SÓCĐắp mô, bồi liếpLàm cỏ, xới xáoTưới tiêuTỉa cànhBón phânXử lí ra hoaPhòng trừ sâu bệnhTrong 2 năm đầu, hằng năm cần đắp thêm đất vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Từ năm thứ 3 trở đi, hằng năm nên vét bùn non đáy mương bồi thêm.Thường xuyên làm cỏ kết hợp xới xáo giúp thông thoáng, tránh không xới sâu vì dễ làm tổn thương rễ. Cần tưới nước đầy đủ để nhãn phát triển mạnh, ra hoa, kết trái tốt. Cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa đối với vùng đồng bằng, vùng trũng dễ ngập úng. Cắt tỉa lúc cành đã có quả. Sau thu hoạch cần cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành bị che khuất, cành vượt... Bấm tỉa những cành vừa được thu trái. Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân cho phù hợp. Bón phân dựa vào các giai đoạn sinh trưởng, phát triểm của cây. Cách bón phân: bón vào gốc cây, bón qua lá. Biện pháp khoanh cành: khoanh vỏ ở 2/3 đến 3/4 số cành có trên cây, độ rộng vết khoanh từ 5 – 10 mm. Dùng hóa chất: Paclobutrazol nồng độ 500 – 1.000 ppm hay Uniconazole nồng độ 50 – 400 mg/l.Thời điểm thích hợp để kích thích ra hoa nhãn là khi thấy lá non có màu đọt chuối Khoanh cành đúngKhoanh cành sai, vết khoanh quá lớnPHÒNG TRỪ SÂU BỆNHBo xít hại nhãn Phòng trừ bằng cách:– Bắt bọ xít qua đông trong những đêm tối trời.– Ngắt các đốt lá có ổ trứng.– Dùng thuốc hóa học: Sherpa 0,2 – 0,3 %, Trebon 0,15 – 0,2 %.Sâu tiện vo (xén tóc)Sâu gặm vỏ trên thân chính, cành chính rồi đục vào phần gỗ. Cây bị hại thường sinh trưởng kém, dễ bị đổ khi có gió to.Sâu đục quả nhãnSâu đục vào bên trong quả làm quả bị hỏngPhòng trừ:– Thu dọn những trái bị hại đem tiêu hủy.– Phun thuốc hóa học Fastac, Sumicidin, Polytrin, OncolSâu trưởng thànhRệp hại nhãnRệp sápRệp chích hút làm cho hoa quả non rụng hàng loạt.Trừ bằng cách sử dụng thiên địch hoặc dùng thuốc hóa học: Sherpa 0,1– 0,2% , Trebon 0,1–0,2 %.Sâu đục nõn, cành, thânSâu ăn và đục các nõn, cành non.Sử dụng thuốc hóa học: Map Go 20ME, Regent 5SC, Supracide 40EC, Decis 0,2 – 0,3%, Sherpa 0,2 – 0,3%, Sumicidin 0,2 – 0,3%, Polytrin 0,2 – 0,3%.Câu cấu xanh hại nhãnBệnh thán thư hại nhãnVết bệnh là các đốm màu xám đen hoặc nâu đen. Bệnh làm thối, khô và dẫn đến chết chồi, lá, hoa, quả non.Dùng thuốc: Bavistin 50FL 0,1%; Benlate 50 WP 0,1%.Bệnh mốc sương và sương maiĐây là đối tượng dễ phát sinh thành dịch.Phòng trừ bằng cách:–Vệ sinh vườn, cắt tỉa cây.– Dùng Bordeax 1%, Ridomil MZ 0,2% , Avil 0,2%. Score 0,05% hoặc hỗn hợp Ridomil MZ 0,2% + Avil 0,2%.Bệnh tổ rồng (chổi rồng)Bệnh làm lá, đọt, bông bị dúm lại, như bó chổi, làm các bộ phận này không phát triển đượcBệnh thối rễ, lở cổ rễCây bị bệnh sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, dễ bị đỗ ngã, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn.Phòng trừ bằng cách:– Kiểm tra vườn, phát hiện những cây bệnh để cần đào bỏ.– Vun mô cao, thoát nước tốt, bón vôi vào cuối mùa nắng.– Dùng thuốc gốc Metalaxyl hay Ridomyl Gold để tưới vào gốc.Bệnh thối quả nhãnBệnh tấn công từ bên đỉnh quả, sau đó lan dần lên và quả rụng khi vết bệnh chiếm khoảng 1/3 trái. Vết bệnh đầu tiên có màu đen xám, ấn nhẹ vào vùng bệnh vỏ trái mềm nhũn và bể, nước chảy ra có mùi thối chua.Bệnh cháy lá nhãnVết bệnh tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám nhạt. Lá bị bệnh vàng khô và rụng.Dùng Zineb 0,4%, Viben 0,3%, Score 0,05%, Daconil 0,3% để trừ.Dơi, rốc hại nhãnTHU HOẠCH VÀ BẢO QUẢNTHU HOẠCH– Khi vỏ quả màu nâu hơi xanh chuyển sang màu nâu sáng hay vàng, vỏ quả xù xì hơi dày chuyển sang mỏng và nhẵn, quả mềm, có vị ngọt, thơm là quả đã có thể thu hoạch được.– Thu hoạch vào buổi sáng sớm hay trời mát. Khi thu hoạch, hái cả chùm, bẻ cuống ngắn.THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢNBẢO QUẢN Để bảo quản quả được lâu, giữ được ngoại hình và phẩm chất cần chú ý:– Chăm sóc tốt cho cây trước lúc thu hoạch.– Chọn giống tốt để bảo quản.– Chọn đúng thời điểm hái.– Dùng hóa chất xử lý.– Bảo quản lạnh.THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢNCHẾ BIẾN Nhãn được sấy khô

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_cong_nghe_lop_9_phan_trong_trot_bai_cay_an_qua.ppt