Bài giảng môn Đại số lớp 10 - Tiết 62: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

II. Chuẩn bị.

• Học viên chuẩn bị kiến thức đã học các lớp dưới, tiết trước; Nắm lại kiến thức về phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm, số nghiệm và biểu diễn hình học tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn trong mặt phẳng tọa độ Oxy.

• Giáo án, SGK, STK, phiếu học tập,

III. Phương pháp.

• Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp.

 • Minh họa để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức bằng phần mềm GSP.

IV. Tiến trình bài học và các hoạt động.

1/ Kiểm tra kiến thức cũ

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Đại số lớp 10 - Tiết 62: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Tuần thứ: 20- Tiết thứ: 62- Môn học: Đại số
Chương IV. BẤT ĐẲNG THỨC. BẤT PHƯƠNG TRÌNH
§4. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I. Mục tiêu.
Qua bài học học viên cần nắm được:
1/ Về kiến thức
· Củng cố kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất (đường thẳng ).
· Hiểu khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn và cách lấy miền nghiệm.
· Hiểu khái niệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn và cách lấy miền nghiệm.
2/ Về kỹ năng
· Biểu diễn được tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn (miền nghiệm)
· Giải được một số ví dụ đơn giản.
3/ Về tư duy
· Nhớ, Hiểu , Vận dụng
4/ Về thái độ:
· Cẩn thận, chính xác.
· Tích cực hoạt động; rèn luyện tư duy khái quát, tương tự.
II. Chuẩn bị.
· Học viên chuẩn bị kiến thức đã học các lớp dưới, tiết trước; Nắm lại kiến thức về phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm, số nghiệm và biểu diễn hình học tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
· Giáo án, SGK, STK, phiếu học tập, 
III. Phương pháp.
· Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp.
 · Minh họa để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức bằng phần mềm GSP.
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động.
1/ Kiểm tra kiến thức cũ 
	Từ phương trình bậc nhất hai ẩn x, y dạng ax + by = c. Nếu thay dấu = bởi các dấu một trong 4 dấu sau: ta được bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y.
2/ Bài mới
HĐ 1: Dạng của bpt bậc nhất hai ẩn, lấy một số nghiệm của bpt dạng này
Hoạt động của học viên
Hoạt động của giáo viên
Tóm tắt ghi bảng
- Học viên theo dõi, lắng nghe và trả lời theo những câu hỏi vấn đáp gợi mở của giáo viên.
- Học viên có thể đặt những câu hỏi nhằm giải quyết những thắc mắc của mình
- Ghi lại những khái niệm có trên bảng.
 Dùng phần mềm GSP giới thiệu 
-Dạng tổng quát, Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y.
- Quy tắc thực hành biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y.
I.BPT bậc nhất hai ẩn.
II.Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
+ Quy tắc thực hành biểu diễn hình học tập nghiệm.
HĐ 2: Dùng phần mềm GSP giáo viên giảng giải cách biểu hình học tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn, thông qua ví dụ sau:
H.động của học viên
Hoạt động của giáo viên
Tóm tắt ghi bảng
 Ghi bài
- Làm theo các bước như hướng dẫn của giáo viên.
- Gọi học viên nhắc lại cách biểu diễn tập nghiệm của bpt bậc nhất hai ẩn ?
- Đi đến khái niệm tập nghiệm, miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nhấn mạnh từ miền (nửa mặt phẳng)
- Để có được nửa mặt phẳng thì ta phải có bờ (đường thẳng chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng có bờ chung là đường thẳng), từ đó ta có các bước xác định miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn như sau: .....
- GV hướng dẫn học viên nên chọn điểm O(0;0), nếu đường thẳng làm bờ không đi qua gốc toạ độ O, việc chọn điểm O rất dễ dàng trong tính toán. Ở đây phần mềm GSP việc tính toán dễ dàng, nên qua đó GV yêu cầu học viên quan sát: 
Khi di chuyển điểm M xem ở vị trí nửa mặt phẳng nào thì đúng, nửa mặt phẳng nào thì sai để chọn miền nghiệm của bất phương trình.
II. Biểu diễn tập nghiệm của bpt bậc nhất hai ẩn
Hình vẽ ví dụ 1
HĐ 3: ví dụ 2 và ví dụ 3
H.động của học viên.
Hoạt động của giáo viên
Tóm tắt ghi bảng
Suy nghĩ, làm nháp 
Lên bảng (tuỳ ý) theo yêu cầu của Giáo viên.
HV1: lên bảng tính giá trị biểu thức rồi so sánh với c khi chọn gốc O(0; 0) à gạch chéo phần không phải là miền nghiệm của bất phương trình.
HV 2..
.
HV 3
Giáo viên kết hợp trình chiếu bằng phần mềm để truyền đạt kiến thức, giải được bất phương trình nào, tranh thủ ghi lại trên bảng đen, có thể yêu cầu học viên xác định miền nghiệm trên bảng lớp rồi dùng phần mềm dể chốt vấn đề.
 Sau đó chuyển mạch giới thiệu đến khái niệm hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
 Hình vẽ ví dụ 2 và ví dụ 3
HĐ 4: III. HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
H.động của học viên.
Hoạt động của giáo viên
Tóm tắt ghi bảng
Học viên ghi lại theo yêu cầu của Giáo viên
Giáo viên dùng phần mềm trình bày và yêu cầu học viên đọc à Giáo viên đọc lại rồi giảng giải, rồi yêu cầu học viên ghi lại như SGK
III. HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN ( SGK)
Ví dụ 2 (SGK)
HĐ 5 : Kết hợp việc giải 4 bất phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học tập nghiệm của chúng trên cùng một mặt phẳng tọa độ, giới thiệu khái niệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn và giới thiệu đồng thời cách tìm miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
H.động của học viên.
Hoạt động của giáo viên
Tóm tắt ghi bảng
Miền tứ giác OCIA, kể cả 4 cạnh được tô màu vàng chính là miền nghiệm của hệ bất phương trình .
Sau khi giải xong 4 bất phương trình trong các ví dụ Giáo viên ghi lại miền nghiệm của 4 bất phương trình trên bảng lớp.
Giáo viên đặt vấn đề có miền nào thỏa mãn cả 4 bất phương trình?
Học viên trả lời theo gợi mở của Giáo viên.
Qua hình vẽ và bằng cách nhận thức khái niệm về miền nghiệm của hệ bất phương trình; Mặt khác để giúp các em nắm chắc hơn và khắc sâu kiến thức hơn, Giáo viên có thể minh họa bằng phần mềm GSP.
Giáo viên cho điểm M di chuyển rồi cho các em nhận xét để kết luận vấn đề.
HĐ 6: Bài tập củng cố: Giáo viên sau khi khi trình chiếu à ghi lại đề bài lên bảng lớp à 
Phát phiếu học tập rồi giao cho các nhóm hội ý để làm à cử đại diện lên bảng lớp trình bày hoặc nộp bài làm để Giáo viên chấm à dùng phần mềm để trình bày đáp án.

File đính kèm:

  • docGIAO AN DU THI.doc