Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tiết học số 54: Đơn thức đồng dạng

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.

Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng:

Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

VD1: Để cộng đơn thức 2x2y với đơn thức x2y, ta làm như sau:

2x2y + x2y = (2 + 1)x2y = 3x2y.

VD2: Để trừ hai đơn thức 3xy2 và 7xy2

ta làm như sau:

3xy2 – 7xy2 = (3 – 7)xy2 = -4xy2.

 

ppt4 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tiết học số 54: Đơn thức đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Kiểm tra bài cũ: Thế nào là một đơn thức? Cho ví dụ một đơn thức bậc 4 với các biến là x, y, z?Tiết 54: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG.1. Đơn thức đồng dạng: [?1] Cho đơn thức 3x2yz.Hãy viết ba đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho. Hãy viết ba đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức đã cho.Theo em thế nào là hai đơn thức đồng dạng?Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.Em hãy lấy ví dụ ba đơn thức đống dạng?VD: 2x3y2; -5x3y2 và x3y2 là những đơn thức đồng dạng.*Ba đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho là: 2x2yz; x2yz; 0,5x2yz.*Ba đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức đã cho là: x2y; -3xyz3; -1,5xy.Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.[ ?2] Ai đúng? Khi thảo luận nhóm, bạn Sơn nói: “0,9xy2 và 0,9x2y là hai đơn thức đồng dạng”Bạn Phúc nói: “Hai đơn thức trên không đồng dạng”.Ý kiến của em?Bạn Phúc nói đúng vì hai đơn thức 0,9xy2 và 0,9x2y có phần hệ số giống nhau nhưng phần biến khác nhau nên không đồng dạng.Bài tập 15 (SGK-tr 34):Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng: x2y; xy2; - x2y; -2xy2; x2y; xy2; - x2y; xy.*Nhóm 1: x2y; - x2y; x2y; - x2y.Nhóm 2: xy2; - 2xy2; xy2.Tiết 54: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG.1. Đơn thức đồng dạng: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.VD: 2x3y2; -5x3y2 và x3y2 là những đơn thức đồng dạng.Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng:Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào? * Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.[?3] Hãy tìm tổng của ba đơn thức: xy3; 5xy3 và -7xy3,Ba đơn thức xy3; 5xy3; và -7xy3 có đồng dạng không? vì sao?xy3 + 5xy3 + (-7xy3) = -xy3.VD1: Để cộng đơn thức 2x2y với đơn thức x2y, ta làm như sau:2x2y + x2y = (2 + 1)x2y = 3x2y.VD2: Để trừ hai đơn thức 3xy2 và 7xy2ta làm như sau:3xy2 – 7xy2 = (3 – 7)xy2 = -4xy2.Tiết 5: .ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG1. Đơn thức đồng dạng: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.VD: 2x3y2; -5x3y2 và x3y2 là những đơn thức đồng dạng.Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng:Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.VD1: Để cộng đơn thức 2x2y với đơn thức x2y, ta làm như sau:2x2y + x2y = (2 + 1)x2y = 3x2y.VD2: Để trừ hai đơn thức 3xy2 và 7xy2ta làm như sau:3xy2 – 7xy2 = (3 – 7)xy2 = -4xy2.3. Luyện tập:Bài tập 16 (SGK-tr 34):Tìm tổng của ba đa thức : 25xy2; 55xy2 và 75xy2.Bài giải:25xy2 + 55xy2 + 75xy2 = 155xy2 Hướng dẫn học ở nhà:Học thuộc định nghĩa đơn thức đồng dạng. Làm bài tập 17, 18, 19, 20 (SGK- tr36+37)

File đính kèm:

  • pptDon_thuc_dong_dang.ppt