Bài giảng môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 60, Bài 40: Dung dịch
Để thu được Gang, Thép người ta nung nóng chảy sắt (Fe) (Ở nhiệt độ cao trên 15390C) trộn với một số nguyên tố khác (chủ yếu là cacbon (C)). Sau đó để nguội người ta thu được Gang hoặc Thép ( Phụ thuộc vào hàm lượng cacbon mà tạo thành Gang hay Thép).
Vậy theo em Gang, Thép có phải là dung dịch không ? Vì sao? Nếu phải thì em hãy cho biết chất nào là chất tan, chất nào là dung môi?
Trường THCS Tân Thành - TP Thái NguyênBài 40 – Tiết 60 :Dung DịchHoàn thiện các câu cho dưới đây:1. Khi hoà tan muối ăn trong nước được muối ăn.2. Khi hoà tan các chất tan vào nước hoặc chất lỏng khác ta được của chất tan đó.3. Nước muối bao gồm hai thành phần hoà vào nhau tạo thành một thể thống nhất là và .4. Khí HCl tan vào nước tạo thành axit Clohiđric.Dung dịchDung dịchNướcMuốiDung dịchVậy: Dung dịch là gì ? Có mấy loại dung dịch .?Bài 40 – Tiết 60 : Dung DịchI. Dung môi – Chất tan – Dung dịchThí Nghiệm 1 : Cho một thìa nhỏ đường vào nước, khuấy nhẹ. NướcĐườngEm có thể phân biệt được nước và đường sau khi hoà tan đường được không ? Tại sao?Không thể phân biệt được nước và đường sau khi hoà tan . Vì chúng đã tạo thành chất lỏng đồng nhấtTa có thể kết luận gì về đường và nước?Đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch.Thí nghiệm 2:- Cho một thìa nhỏ dầu ăn hoặc mỡ vào cốc thứ nhất đựng xăng hoặc dầu hoả, vào cốc thứ hai đựng nước, khuấy nhẹ.Dầu ănXăngNướcDung dịchTa có thể kết luận gì về vai trò của xăng và dầu ăn ?Xăng : Là dung môi của dầu ăn.Dầu ăn : Là chất tan vào xăng. Tạo thành dung dịchNước và dầu ănTa có kết luận gì về nước và dầu ăn?Dầu ăn không tan trong nước Không tạo thành dung dịchTa nói : Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn .Vậy : Dung môi là gì, Chất tan là gì, Dung dịch là gì? Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tanTHẢO LUẬN NHÓM Để thu được Gang, Thép người ta nung nóng chảy sắt (Fe) (Ở nhiệt độ cao trên 15390C) trộn với một số nguyên tố khác (chủ yếu là cacbon (C)). Sau đó để nguội người ta thu được Gang hoặc Thép ( Phụ thuộc vào hàm lượng cacbon mà tạo thành Gang hay Thép). Vậy theo em Gang, Thép có phải là dung dịch không ? Vì sao? Nếu phải thì em hãy cho biết chất nào là chất tan, chất nào là dung môi?ĐÁP ÁN- Gang, Thép là 1 dung dịch vì đây là hỗn hợp đồng nhất giữa sắt (Fe) và cacbon (C) và một số nguyên tố khác.- Dung môi: Là sắt.(Fe)- Chất tan: Là cacbon.(C)Chú ý: Sự phân biệt dung môi và chất tan của các chất cùng trạng thái tan được vào nhau tạo thành dung dịch là sự tương đối dựa chủ yếu vào thành phần ( thường là thể tích) : + Thành phần chất nào chiếm nhiều hơn được coi là dung môi. + Thành phần chất nào ít hơn được coi là chất tan. + Nếu thành phần tương đương nhau thì khái niệm dung môi và chất tan chỉ là do cách gọi mà thôi.II. Dung dịch chưa bão hoà, dung dịch bão hoàThí nghiệm:- Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹĐườngDung dịch chưa bão hoàDung dịch đã bão hoàĐường không tanNướcQua thí nghiệm trên, thảo luận nhóm và điền từ còn thiếu trong các câu sau:Ở một nhiệt độ xác đinh: - Dung dịch là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. - Dung dịch là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.bão hoàchưa bão hoàBài tập: Ở nhiệt độ không đổi( ví dụ 200C), làm cách nào để :Biến dung dịch đường chưa bão hoà thành bão hoà?Biến dung dịch đường bão hoà thành chưa bão hoà?( Không được thay đổi nhiệt độ và áp suất khi biến đổi)Đáp án:Ta cho thêm đến dư lượng đường pha vào.Ta cho thêm một lượng nước vào cho đến khi không thấy có đường lắng ở đáy vật dụng đựng dung dịch đang pha.III. Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn:- Bằng kiến thức bản thân, em cho biết, trong đời sống hàng ngày khi pha (hoà tan) một chất nào đó (nước đường chẳng hạn) em thường làm những cách thức nào để làm cho đường tan nhanh hơn ?+ Khuấy , pha nước nóng, với những hạt to ta đập hoặc nghiền nhỏ.Qua thí nghiệm mô phỏng sau hãy phán đoán xem quá trình hoà tan của chất rắn xảy ra nhanh hơn trong những trường hợp nào? Tại sao?Thí nghiệm mô phỏngTrường hợp 1Để yênTrường hợp 2Khuấy đềuTrường hợp 3Đun nóngTrường hợp 4Nghiền nhỏTrường hợp chất rắn hoà tan nhanh hơn, vì: Khuấy đều dung dịch: Luôn tạo sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước. Đun nóng dung dịch: Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn. Nghiền nhỏ chất rắn: Làm kích thước chất rắn càng nhỏ, sự gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.BÀI TẬPMáy tính cài Macromedia flash player 8 sẽ đọc được: Xoá dòng này khi giảng bài mới nhé. Chú ý ấn vào biểu tượng tam giác. Làm bài xong ấn vào biểu tượng cánh bướm to nhất là lại tiếp tục bài giảng. Khi giải nén xong thì mang foder của cả bài giảng chứ đừng mang mỗi bài giảng ppt này khi giảng vì nó sẽ không mang theo được bài tập.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ- Học bài làm bài tập (SGK – 138). Các bài tập SBT liên quan.- Tìm hiểu về: + Chất tan và chất không tan. + Độ tan của một chất trong nước.Chúc các em học tốt!
File đính kèm:
- bai_giang_mon_hoa_hoc_lop_8_tiet_60_bai_40_dung_dich.ppt