Bài giảng môn học Hình học khối 6 - Tiết 16: Nửa mặt phẳng

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, bài giảng diện tử, thước thẳng có chia khoảng, nam châm, máy tính, projector, phấn màu, phiếu học tập.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, thước thẳng có chia khoảng, xem lại kiến thức về tia, xem trước bài “Nửa mặt phẳng”.

II/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1/ Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2/ Ôn lại kiến thức cũ : (5’) (Trình chiếu Slide 2) Gọi HS nhận biết điểm, tia .

* Hai tia OA, OB có gì chung ? Giới thiệu : “ chương II : Góc ” .

* Bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu về “Nửa mặt phẳng”

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh89 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn học Hình học khối 6 - Tiết 16: Nửa mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 30/10/2009 	Ngày dạy: 11/11/2009
Tiết: 16
Chương II: GÓC
Bài 1: NỬA MẶT PHẲNG
I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức cơ bản:
 - HS hiểu về mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho; hiểu về tia nằm giữa hai tia khác.
 2. Kỹ năng: 
 - HS nhận biết nửa mặt phẳng; biết vẽ và nhận biết được tia nằm giữa hai tia khác.
3. Tư duy:
Làm quen với việc phủ định một khái niệm. Chẳng hạn: 
a/ Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M - Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
b/ Cách nhận biết tia nằm giữa - nhận biết tia không nằm giữa.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, bài giảng diện tử, thước thẳng có chia khoảng, nam châm, máy tính, projector, phấn màu, phiếu học tập.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, thước thẳng có chia khoảng, xem lại kiến thức về tia, xem trước bài “Nửa mặt phẳng”.
II/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/ Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/ Ôn lại kiến thức cũ : (5’) (Trình chiếu Slide 2) Gọi HS nhận biết điểm, tia .
* Hai tia OA, OB có gì chung ? Giới thiệu : “ chương II : Góc ” .
* Bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu về “Nửa mặt phẳng” 
3/ Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG 
CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu nửa mặt phẳng bờ a .
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh minh hoạ nửa mặt phẳng .(Trình chiếu Slide 2)
- HS quan sát.
1/ Nửa mặt phẳng bờ a:
(Trình chiếu Slide 3)
- Giới thiệu về mặt phẳng → ví dụ hình ảnh mặt phẳng .
- Đường thẳng a → bờ a
- HS chú ý lắng nghe.
- Nêu ví dụ .
a
- Đường thẳng a chia mặt phẳng thành mấy phần ? → 2 nửa mặt phẳng .
- Hai phần riêng biệt.
- Vậy thế nào là nửa mặt phẳng bờ a ?
(Trình chiếu Slide 4)
- Vài học sinh trả lời và nhắc lại.
- Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
- Nửa mặt phẳng (I) có bờ là gì?
- Là a.
- Nửa mặt phẳng (II) có bờ là gì?
- Là a.
- Vậy hai nửa mặt phẳng (I) và (II) có chung bờ nào?
- Bờ a.
- Giáo viên giới thiệu hai nửa mặt phẳng đối nhau.
- HS theo dõi.
- Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau?
-Gấp giấy → hình ảnh bờ chung 
- Học sinh nhắc lại câu trả lời.
- Gấp giấy → nhận xét .
Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau .
- Gấp giấy hoặc vẽ thêm nhiều đường thẳng → mỗi đường thẳng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau . 
- Vài học sinh nhắc lại.
Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau .
- GV chuyển ý: Để phân biệt hai nửa mặt phẳng có chung bờ, ta phải gọi tên như thế nào ?
- Trình chiếu Slide 5.Hướng dẫn học sinh cách gọi tên nửa mặt phẳng 
- HS quan sát.
- Điểm M thuộc nửa mặt phẳng nào? → Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M .
- Nửa mặt phẳng thứ (I).
- Điểm M có thuộc nửa mặt phẳng thứ (II) không ? → gọi tên nửa mặt phẳng thứ (II) như thế nào?
- Điểm M không thuộc nửa mặt phẳng thứ (II)
- Nửa mặt phẳng (II) có bờ a và không chứa điểm M .
- Cho HS gọi tên nửa mặt phẳng (II).
- Nửa mặt phẳng bờ a có chứa điểm P.
- Nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
- Nửa mặt phẳng (II) là nửa mặt phẳng đối của nửa mặt phẳng (II).
- Cho thêm điểm N thuộc nửa mặt phẳng (I). 
- HS về nhà đọc.
Trình chiếu Slide 6
- Hướng dẫn cho HS biết vì sao thì đoạn thẳng MN không cắt bờ và khi nào thì đoạn thẳng MP cắt bờ.
- Học sinh chú ý theo dõi.
- Trình chiếu Slide 7
- Trình chiếu Slide 8
- B, C cùng thuộc một nửa mặt phẳng . → BC không cắt a .
-Bài 4. Trình chiếu Slide 11, 12
- Chuyển ý sang mục 2.
- Thảo luận
- Nhận xét kết quả .
Hoạt động 2: (15’)
Tia nằm giữa hai tia.
2/ Tia nằm giữa hai tia
Trình chiếu Slide 13 → Slide 15
- M, N nằm khác phía đối với Oz .
Nhận xét : MN cắt Oz .
Lưu ý cho HS: nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN (M thuộc tia Ox, N thuộc tia Oy) tại một điểm nằm giữa M và N thì tia Oz mới được gọi là tia nằm giữa hai tia.
- Cho HS đọc ?2 . 
- Trình chiếu Slide 16 . Hướng dẫn trường hợp khác.
- HS đọc ?2 .
- Quan sát . Thực hiện .
Tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy .
Hoạt động 3: (8’) Củng cố.
- Hướng dẫn bài tập điền từ.Trình chiếu Slide 17
- HS thực hiện
- Hướng dẫn bài tập điền từ.Trình chiếu Slide 18
- Nhận xét và sửa sai 
- Tuyên dương HS làm bài tốt
IV/ HƯỚNG DẪN VÈ NHÀ: (2’)
Trình chiếu Slide 19 .
Nhận xét lớp.
V/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: 
PHỤ LỤC
Slide
1
Chào thầy cô và các em học sinh.
Slide
2
Slide trắng.
Slide
3 
1/ Nửa mặt phẳng bờ a.
Slide
4
Hai nửa mặt phẳng đối nhau.
Slide
5
Tính chất.
Slide
6
Cách gọi tên nửa mặt phẳng.
Slide
7
?1b
Slide
8
2/ Tia nằm giữa hai tia.
Slide
9
Hoạt động nhóm trên phiếu học tập.
Slide
10
Bài tập 3 SGK trang 73.
Slide
11
Bài tập trắc nghiệm.
Slide
12
Bài tập 5 trang 73 SGK.
Slide
13
Dặn dò.

File đính kèm:

  • docTie16-NuaMatPhang.doc
Bài giảng liên quan