Bài giảng môn học Ngữ văn 12 - Tác phẩm: Vợ nhặt

b. Bố cục: Có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “thành vợ thành chồng”

 Tràng đưa người “vợ nhặt” về nhà trước sự ngạc nhiên của mọi người trong xóm ngụ cư.

- Đoạn 2: Từ “Ít lâu nay” đến “đẩy xe bò cùng về”

 Tác giả kể lại hoàn cảnh hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng.

- Đoạn 3: Từ “Tràng chợt đứng dừng lại” đến hết đoạn lược bớt.

 Tình thương của bà mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới.

- Đoạn 4: Từ “Sáng hôm sau” đến hết.

 Những con người cơ cực đùm bọc cưu mang nhau và nhen nhóm lòng tin về sự đổi đời trong tương lai.

=> Mạch truyện được dẫn dắt không theo trình tự thời gian.

 

 

ppt76 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn 12 - Tác phẩm: Vợ nhặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
VỢ NHẶTI. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - (1920 - 2007), tên thật: Nguyễn Văn Tài, quê: ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.- Xuất thân: trong gia đình nghèo, chỉ học hết tiểu học.- 1944: tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Sau đó: tích cực hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng.- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông: tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.- Ông viết về cuộc sống và con người nông thôn: bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn xuất thân từ chốn đồng ruộng.- Được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.- Tác phẩm chính: + Nên vợ nên chồng (1955), + Con chó xấu xí (1962)Kim Lân trong phim "Con Vá". - Tiền thân của truyện là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư", viết sau CMT8 nhưng bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. - Xuất xứ: được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). 2. Tác phẩm:a. Thời điểm sáng tác và xuất xứ:b. Bố cục: Có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:- Đoạn 1: Từ đầu đến “thành vợ thành chồng” Tràng đưa người “vợ nhặt” về nhà trước sự ngạc nhiên của mọi người trong xóm ngụ cư.- Đoạn 2: Từ “Ít lâu nay” đến “đẩy xe bò cùng về” Tác giả kể lại hoàn cảnh hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng.- Đoạn 3: Từ “Tràng chợt đứng dừng lại” đến hết đoạn lược bớt. Tình thương của bà mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới.- Đoạn 4: Từ “Sáng hôm sau” đến hết. Những con người cơ cực đùm bọc cưu mang nhau và nhen nhóm lòng tin về sự đổi đời trong tương lai.=> Mạch truyện được dẫn dắt không theo trình tự thời gian.c. Bối cảnh câu chuyện:- Câu chuyện được xây dựng trên bối cảnh của nạn đói năm Ất Dậu (1945) do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.- Đây là nạn đói rùng rợn nhất trong lịch sử dân tộc - đã cướp đi hơn hai triệu sinh mạng đồng bào ta.- Lúc bấy giờ, cái đói như phủ một bóng đen chết chóc xuống xóm làng Việt NamNạn đói năm 1945: Thảm cảnh quê nhà Những con người năm đói Khu tưởng niệm nạn chết đói năm 1945 chưa xứng đáng với lịch sử thương đau của một nạn đói cướp đi hai triệu sinh linhẤt Dậu 1945: năm khủng khiếp!Nạn đói năm 1945. Mỗi ngày có 400 người chết. d. Tóm tắt truyện:- Một buổi chiều, giữa cảnh đói khát, anh Tràng dắt một người đàn bà về xóm ngụ cư.- Tràng phớn phở khác thường, còn người đàn bà rón rén, e thẹn. Lũ trẻ con trêu chọc, người dân thì thương hại.- Tràng dẫn thị vào nhà, bước ra sân ngóng mẹ và nhớ lại hai lần họ gặp nhau mà thành vợ chồng.- Lần trước, khi kéo xe thóc, Tràng hò cho đỡ mệt, thị chạy lại đẩy xe phụ hắn.- Lần thứ hai, Tràng gặp thị rách rưới ở cổng chợ, mời thị ăn và thị ăn liền bốn bát bánh đúc rồi sau đó theo Tràng về.- Bà cụ Tứ trở về, rất ngạc nhiên khi thấy có người đàn bà trong nhà, lại còn gọi bằng u.- Khi hiểu ra, bà cúi đầu nín lặng và chấp nhận nàng dâu mới.- Bà nghĩ đến cuộc đời đau khổ của mình mà lo lắng cho tương lai các con.- Sáng hôm sau, nhà cửa được dọn sạch sẽ. Họ cùng ăn món “chè khoán”.- Bà cụ nói đến tương lai khi tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập.- Thị ngạc nhiên khi ở đây vẫn phải đóng thuế. Câu nói của thị gợi Tràng nhớ lại hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Tóm tắt cốt truyện:Nạn đói 1945TràngVợ nhặtCâu hòGiới thiệuMẹ Tràng: Cụ Tứ. Chấp nhận con dâuTràng-dân ngụ cưCô gái: 4 bát bánh đúc – câu nói đùa Miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945. Ngay trên bờ vực cái chết, họ vẫn hướng về sự sống,khao khát tổ ấm gia đình, thương yêu đùm bọc nhau.Chủ đề:1. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:- Về nội dung tư tưởng: Chỉ riêng hai chữ “vợ nhặt” cũng đã nói lên được cảnh ngộ, số phận của Tràng và người vợ đáng thương: + Tràng lấy vợ: không được tổ chức theo phong tục cưới xin thông thường, mà chỉ là “nhặt được vợ” Đó là tình cảnh thê thảm, tủi nhục của con người trước cách mạng.II. Đọc – hiểu văn bản:+ Người đàn bà tội nghiệp: vì quá đói khổ nên theo Tràng để có được chỗ nương thân và trở thành người “vợ nhặt” Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu. Đói quá phải ăn cả thịt chuột + Nhưng “vợ” lại là sự trân trọng: Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Gia đình Tràng từ khi có người “vợ nhặt”, mọi người trở nên gắn bó quây quần, chăm lo thu vén cho tổ ấm của mình. - Về nghệ thuật: Tên truyện ghi nhận một tình huống vừa độc đáo và éo le, vừa thấm đẫm tình người.2. Tình huống truyện độc đáo (lạ và éo le): a. Tình huống lạ lùng:- Tràng là anh nông dân nghèo, xấu trai; lại là dân xóm ngụ cư, gặp nạn đói, cái chết luôn đeo bám, nguy cơ ế vợ đã rõ.- Vậy mà Tràng “nhặt” được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng ở ngay giữa đường giữa chợ chỉ nhờ bốn bát bánh đúc.- Thời buổi đói khát này, không ngày nào không có người chết đói. Bản thân Tràng đi làm thuê nuôi thân, nuôi mẹ già cũng chẳng xong mà còn dám lấy vợ. Lấy vợ là thêm một miệng ăn, làm tăng tai hại cho gia đình, đẩy mình gần hơn với cái chết.- Vì thế, Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, khiến mọi người đều ngạc nhiên:+ Cả trẻ con và người lớn trong xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà xa lạ về nhà trong một buổi chiều ảm đạm: “Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem”, còn người lớn “đứng cả trong ngưỡng cửa mà nhìn ra bàn tán”.+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng, cũng ngạc nhiên khi vừa về đến nhà: “Quái, sao lại có người đàn bà nào trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?...”+ Bản thân Tràng cũng ngạc nhiên, bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.b. Tình huống éo le:- Lấy vợ, lấy chồng là một sự kiện vui mừng lớn lao trong đời mỗi con người. Nhưng trong trường hợp của Tràng, niềm vui đó lại diễn ra dưới sự rình rập, đe dọa của cái nghèo, cái đói.Hoa xương rồng- Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới diễn ra trong không khí thê lương, ảm đạm, chết chóc:+ “Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”.+ “Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào lúc tỉ tê lúc to lúc nhỏ”.- Ngay cả bữa cơm đầu tiên mà bà cụ Tứ đón nàng dâu mới cũng thật thê thảm: “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.”Xương người chết đói được cải táng từ những hố chôn tập thể - Ảnh: Võ An Ninh d. Nhận xét:- Tình huống truyện vừa lạ, vừa hết sức éo le, vừa bất ngờ vừa hợp lí, vừa vui mừng, vừa bi thảm là đầu mối cho sự phát triển của truyện. Nó tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật.- Làm rõ chủ đề, thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm.Hoa xương rồng3. Bức tranh năm đói:- Con người năm đói:+ Trẻ con: ủ rũ, không buồn nhúc nhích+ Người sống: “từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”+ Người chết: “như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường” Bút pháp tả thực qua những so sánh cụ thể  người sống cận kề người chết  nhấn mạnh ấn tượng về ranh giới mong manh giữa sống và chết, giữa cõi âm và cõi dương.- Không gian năm đói: + Cái đói: “tràn đến” sự hiện hữu của cái đói giống như một thảm họa, một trận cuồng phong, càn quét mọi sinh linh. + Thời gian: chiều “chạng vạng” + Không gian: con đường vì cái đói mà “khẳng khiu” + Âm thanh: tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết”  gợi ám ảnh rợn lạnh, âm khí. + Mùi vị: “vẩn lên mùi ẩm thối” của rác rưởi, mùi gây của xác người. Tràn đầy tử khí, cõi âm và cõi dương như hòa làm một.=> Ngòi bút hiện thực khắc khổ của Kim Lân đã tái hiện bức tranh năm đói bi thảm. Qua đó, tố cáo tội ác dã man của Pháp – Nhật, tạo ra bối cảnh cho câu chuyện.Người đói như những bóng ma 4. Niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng:a. Lúc quyết định lấy vợ:- Ban đầu, Tràng cũng có chút phân vân, do dự:“ Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.- Nhưng sau một thoáng do dự, Tràng đã tặc lưỡi một cái: “Chậc, kệ!”, rồi đưa người đàn bà xa lạ về nhà. Cái quyết định và hành động của Tràng có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương của con người đối với nhau trong tình cảnh khốn cùng Không phải là sự liều lĩnh mà thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của anh.b. Trên đường dẫn vợ về nhà:- Tràng như trở thành một con người khác:“Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”.- Trong khi người vợ càng thêm “ngượng nghịu” trước con mắt tò mò của dân xóm ngụ cư: thì Tràng “lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình”. - Niềm kháo khát tổ ấm gia đình đã làm cho Tràng muốn vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết: + “Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt.” + “Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên”. + “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.”c. Trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ: - Từ khi có vợ, Tràng thực sự thấy cuộc đời mình từ đây đã thay đổi hẳn: + “Trong người êm ái lửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi ra”. + “chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.”- Trong những giờ phút có tính chất bước ngoặc ấy, Tràng bỗng thấy mình trưởng thành, càng thấy được ý thức bổn phận và trách nhiệm: “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”- Tràng biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” Hạnh phúc gia đình giản dị, đơn sơ đã làm anh thay đổi.=> Bài học nhân sinh:+ Ngay trên bờ vực của cái đói thì tình người, giá trị con người và khao khát được yêu thương vẫn cao quý hơn cả và không bị mất đi+ Hạnh phúc làm thay đổi con người. Trong tăm tối khốn cùng, khát vọng yêu thương như một bản năng bất diệt vẫn cháy sáng.Kim Lân5. Người vợ nhặt:- Người phụ nữ không tên, nhà văn chỉ gọi là “người đàn bà”, “thị”, “cô ả” gợi lên số phận nhỏ nhoi, đáng thương.- Trong nạn đói, thị lâm vào tình cảnh bi đát: + Gặp Tràng lần 1: đùa cợt hồn nhiên, ăn nói bạo mồm, gọi Tràng là “nhà tôi ơi” và đẩy xe thóc giúp anh + Gặp Tràng lần 2: o Thị thay đổi quá nhanh: “áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” o Cái đói đã làm thị đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, dịu dàng: gợi ý để được ăn “có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”, chỉ cần Tràng đồng ý là “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng truyện trò gì”.Bức tranh nạn đói do một họa sĩ vô danh vẽ năm1945 Bức tranh vẽ bằng bút chì trên giấy, bên dưới không ký tên người vẽ, chỉ có một dòng chữ “Đói 1945”. Bức vẽ mô tả một cô gái đang bị hành hạ bởi cơn đói. Cô gái ngồi với bộ dạng rách rưới, chân tay khẳng khiu, hốc mắt sâu đờ đẫn, ánh mắt và gương mặt như bị che mờ bởi âm u tử khí. Để diễn tả một con người bị cái đói hút kiệt dương khí đến như vậy, bộ dạng gần như một bóng ma, hẳn người vẽ phải là một họa sĩ có kỹ thuật cao và một trái tim thấu cảm nỗi đau của những con người đang bị nạn đói hành hạ. ( theo xaluan.com)o Người đàn bà này còn từ bỏ lòng tự trọng và danh dự chỉ vì cái đói: theo không Tràng sau một lời nói nửa đùa nửa thật.o Người đàn bà này còn từ bỏ lòng tự trọng và danh dự chỉ vì cái đói: theo không Tràng sau một lời nói nửa đùa nửa thật.- Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách: + Trên đường theo Tràng về: o “Thị có vẻ rón rén, e thẹn”, o Khi trẻ con chọc ghẹo: “người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo” o Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của người xung quanh: “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia”+ Về nhà Tràng:o Tâm trạng lo âu, hồi hộp, tư thế khép nép, chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”o Khi gặp bà cụ Tứ: chào mẹ chồng đến 2 lần và lo sợ nên không dám nói lời nào.- Sáng hôm sau:+ Chị tỏ ra đảm đang, tháo vát: dậy sớm, quét dọn nhà cửa, giẫy cỏ ngoài vườn, vá áo, xách nước+ Chính chị thắp lên niềm tin và hi vọng cho mọi người khi thông báo sự kiện Việt Minh “phá kho thóc của Nhật chia cho người đói”.=> Tiêu biểu cho người lao động nghèo, mang bản chất tốt đẹp và có khát vọng sống mãnh liệt.Tranh hoa sen – vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam6. Tâm trạng và tấm lòng của bà cụ Tứ:a. Lúc mới về nhà:- Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: “phấp phỏng”  biết có điều bất thường đang chờ đợi.- Đến giữa sân nhà: “bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn” khi nhìn thấy có người phụ nữ trong nhà mình.- Bao nhiêu câu hỏi dội về đầy băn khoăn:+ "Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?”+ Khi nghe người đàn chào mình bằng u, bà lão ngạc nhiên hơn nữa: “Ô hay, thế là thế nào nhỉ?” “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải” Bà lão chưa bao giờ hình dung mình được đón con dâu trong tình cảnh trớ trêu, tội nghiệp như lúc này.- Ngạc nhiên cũng làm cho bà lão không tin vào cảm giác của mắt mình:b. Khi nghe lời giãi bày và giải thích của Tràng:- Bà cúi đầu nín lặng, bà đã hiểu ra sự tình, “hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình” Đó là một sự nín lặng chất chứa biết bao suy nghĩ: vừa tủi thân, vừa xót thương lo lắng, vừa mừng vui- Bà so sánh: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì” Bà tủi thân cho số kiếp đứa con phải cưới “vợ nhặt” và bổn phận làm mẹ chưa tròn của mình.- Bà lão khóc: “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt.” Nước mắt của sự thương xót, tủi buồn - Bà lo lắng cho cuộc sống trước mắt của con: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”Giọt nước mắt người mẹ- Bà cụ đăm đăm nhìn chị vợ nhặt. Từ chỗ xót xa cho đứa con trai, bà lão chuyển sang thương xót cho người phụ nữ xa lạ bỗng trở thành con dâu của mình: “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được  "  Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới.- Với một tấm lòng nhân hậu, bà cố gắng giấu đi mọi sự lo lắng để vui lên cho con cái mình vui: + Bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: "Ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".  cách nói giản dị mà chan chứa tình người, làm ấm lòng những số phận tội nghiệp, trả lại danh dự cho người vợ nhặt.+ Bà căn dặn các con: "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá ".  Bà an ủi động viên các con + Bà gieo hi vọng cho con cái: “ai giàu ba họ, ai khó ba đời” Hi vọng cuộc đời của con sẽ thay đổi trong tương lai. + Cũng như những bà mẹ nhân từ khác, lòng bà đầy thương xót cho con dâu và mong sao cho dâu con hoà thuận: “Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi”Lòng mẹ bao la như biển trời Tấm lòng của bà cụ Tứ không chỉ là tình thương con mà còn là đức vị tha cao cả. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo khổ Việt Namc. Sáng hôm sau, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới:- Bà “nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” Hạnh phúc của con đã làm bà vui hơn, hi vọng hơn.- Cùng với con dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa  hi vọng cuộc đời của con thay đổi trong tương lai.- Trong bữa ăn, bà toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này.- Bà nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng khi bàn tính : "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem". tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.Những người đói cướp lại thóc gạo do Nhật chiếm, bị quân đội Nhật hành hung (1945)Nhân dân nổi dậy=> Bà là người mẹ có tấm lòng yêu thương vô bờ bến, luôn vun vén hạnh phúc cho các con, là chỗ dựa tinh thần cho các con.Bà cụ TứThịTràng7. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm:- Xây dựng tình huống truyện: độc đáo và bất ngờ, làm nổi bật được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm: + Lên án mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật: Chúng đẩy nhân dân ta lâm vào một nạn đói khủng khiếp đến nỗi giá trị của con người không hơn cái rơm cái rác.+ Đặc biệt, tác giả đã phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người: Dù bị đẩy vào tình cảnh hết sức bi đát nhưng họ vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình, vẫn đùm bọc cưu mang nhau và hi vọng cuộc đời mình sẽ thay đổi trong tương lai.Người Hà Nội xưa- Cách kể chuyện: tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn: + Dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ + Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.- Dựng cảnh: chân thật, ấn tượng: cảnh chết đói, bữa cơm ngày đói,- Miêu tả tâm lí nhân vật: tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.- Ngôn ngữ: nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi. Truyện Vợ nhặt không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ. Ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đó được thể hiện qua một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lý khá tinh tế, đối thoại sinh động.III. Tổng kết:Tình thương là hạnh phúc của con ngườiChọi gàChơi non bộThả chimĐấu vật

File đính kèm:

  • pptVo_nhat_2011.ppt