Bài giảng môn học Ngữ văn 12 - Tiết: Ai đã đặt tên cho dòng sông
c)Thể loại và bố cục:
*Thể loại: Bút kí(nghiêng về tùy bút): giàu chất trĂÂ tình, giàu lượng thông tin.
Bố cục: 3 phần
-Phần 1: Từ đầu đến “dưới chân núi Kim Phụng”: Sông Hương nhìn từ cội nguồn
-Phần 2: “Phải nhiều thế kỉ chung tình với quê hương xứ sở”: Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với Huế.
-Phần 3:(đoạn còn lại):Sông Hương là một chứng nhân LS và là dòng sông thi ca.
Xin nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh !Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra bài cũ:Các em đang được xem hình ảnh về địa danh nào ? Hãy cho biết tên và tác giả bài hát ? Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Trích) Hoàng Phủ Ngọc TườngI.Tìm hiểu chung:1.Tác giả *Tiểu sử:-Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh năm 1937 tại thành phố Huế- Quê: làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị- Là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.Tóm tắt những nét cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường ?Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?*Sự nghiệp sáng tác:- Chuyên về thể loại bút kí- Đặc điểm: + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực.+ Lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa.- Tác phẩm tiêu biểu: Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu(1971), Ai đã đặt tên cho dòng sông?(1986)Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?2. Tác phẩm:a)Xuất xứ tác phẩm và vị trí đoạn trích:- Xuất xứ:Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên. Trình bày xuất xứ bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Vị trí của đoạn trích trong Sgk: Xác định vị trí đoạn trích trong SGK ?+Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông gồm 3 phần+Đoạn trích trong SGK nằm ở phần đầu(có lược bỏ một số đoạn)Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?b) Đọc, tìm hiểu từ khó:- Đọc- Tìm hiểu từ khó(Sgk)c)Thể loại và bố cục: *Thể loại: Bút kí(nghiêng về tùy bút): giàu chất trữ tình, giàu lượng thông tin.Hãy cho biết văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? thuộc thể loại nào?*Bố cục: 3 phần-Phần 1: Từ đầu đến “dưới chân núi Kim Phụng”: Sông Hương nhìn từ cội nguồn -Phần 2: “Phải nhiều thế kỉchung tình với quê hương xứ sở”: Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với Huế.-Phần 3:(đoạn còn lại):Sông Hương là một chứng nhân LS và là dòng sông thi ca.Có thể chia đoạn trích thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?II. Phân tích: 1.Hình tượng sông Hương Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả vẻ đẹp của sông Hương qua những góc nhìn nào ?Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?a. Sông Hương từ góc nhìn địa lý- dòng sông “thuộc về một thành phố duy nhất”* Sông Hương ở thượng nguồn: có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn-“ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc”- “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” -“như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại”-> Vẻ đẹp hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.ở thượng nguồn, sông Hương được tác giả miêu tả như thế nào?Tìm những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng ?Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?* Sông Hương khi ra khỏi vùng rừng núi: mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ+ Vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng và vô cùng hấp dẫn, sống động khi chảy qua một loạt địa danh của Huế.Vẻ đẹp của sông Hương khi ra khỏi rừng (khi xuôi chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố) ? Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?+ Mang vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi khi qua những rừng thông u tịch, những lăng tẩm đồ sộ.+ Bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga” -> Bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa đã làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương trong sự phối cảnh kì thú với thiên nhiên xứ Huế.* Sông Hương giữa lòng thành phố Huế: trở nên tĩnh lặng, trôi thật chậm-In bóng cầu Tràng Tiền xa trông nhỏ nhắn như “những vành trăng non”-“uốn một cánh cung rất nhẹ”-> dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “Vâng” không nói ra của tình yêu.Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhấn mạnh đặc điểm gì của sông Hương khi chảy giữa lòng thành phố Huế ?Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?-> Hình ảnh sông Hương hiện ra rõ nét, sống động với vẻ đẹp mềm mại, gợi cảm và thật quyến rũ.*Sông Hương khi qua thôn Vĩ Dạ và trước khi rời kinh thành Huế:- Vẻ đẹp mơ màng, nên thơ khi qua Vĩ Dạ mướt xanh-Trước khi rời kinh thành Huế, sông Hương “đột ngột rẽ dòngđể gặp lại thành phố lần cuối”-> Biện pháp nhân hóa để nội tâm hóa dáng hình của dòng sông.b.Sông Hương từ góc nhìn văn hóa-“người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”*Sông Hương- dòng sông của âm nhạc-Sông Hương như “một người tài nữ đánh dàn lúc đêm khuya”-Liên tưởng đến những bản đàn của Kiều trong trang sách của Nguyễn Du-> Được nhìn nhận như là cội nguồn của dòng nhạc cổ điển cũng như dân ca Huế Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?*Sông Hương-dòng sông của thi caSông Hương mang vẻ đẹp thật đa dạng trong cảm nhận riêng của mỗi nhà thơ: -“Dòng sông trắng, lá cây xanh” trong thơ Tản Đà-Hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát-Bãng lãng mối quan hoài trong thơ Bà Huyện Thanh Quan-Thấm đẫm chất nhân đạo với cảm hứng phục sinh trong thơ Tố Hữu.-> Dòng sông ấy không bao giờ lặp lai trong cảm hứng của các nghệ sĩ.=> Tiểu kết:-Sông Hương hiện lên vớivẻ đẹp đa dạng, hấp dẫn đầy chất thơ và thấm đẫm chất văn hóa qua lối viết tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.-Tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào sâu sắc với dòng sông quê hương. Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?IV. Củng cố : 1.Chọn đáp án đúng cho những phương án trả lời sau:Câu1: Trong các lời dánh giá sau đây, lời nào nói đúng nhất về nhà văn Hòang Phủ Ngọc Tường: A.Một ngòi bút đậm chất sử thi và lãng mạn. B.Một nhà nghệ sĩ ngôn từ C.Một ngòi bút tiểu thuyết đậm chất sử thi. D.Một cái tôi tài hoa và một tấm lòng gắn bó với cảnh sắc và con người Huế. Câu 2: Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, đặc điểm của sông Hương là: A.chảy xuyên qua nhiều đất nước B. “Con sông dùng dằng, con sông không chảy” C. Con sông thuộc về một thành phố duy nhất. D. Dòng sông “độc bắc lưu” Đọc văn:Ai đã đặt tên cho dòng sông ?Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh !
File đính kèm:
- Ai_dat_ten_cho_dong_song.ppt