Bài giảng môn học Ngữ văn 12 - Việt bắc (Tố Hữu)

 BÀI CA MÙA XUÂN 1961

Tôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh
Rét nhiều nên ấm nắng hanh
Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?
Giã từ năm cũ bâng khuâng
Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!(.)

 

ppt13 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn học Ngữ văn 12 - Việt bắc (Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
VIỆT BẮC (Tố Hữu) Phần một: Tác giả I. Vài nét về tiểu sử:BA YẾU TỐ QUAN TRỌNGSự nghiệp cách mạng:1938, 1939, 1942, 1945	Quê hương: Thừa Thiên Huế	Gia đình: yêu thơ1938, đảng viên ĐCS1939 bị thực dân Pháp bắt giam 3/1942 vượt ngục, về với phong trào. - 1945 chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.- Trong kháng chiến chống Pháp, công tác ở Việt Bắc.Tố Hữu và phu nhân- Trong suốt hai cuộc kháng chiến -> 1986, ông liên tục giữ nhiều cương vị trọng yếu.- 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.Tố Hữu làm việc với Bác Hồ tại nhà sàn, 9-4-1960. I. Đường cách mạng, đường thơ:NĂM CHẶNG:Gió Lộng	Từ Ấy	Việt BắcRa Trận, Máu và HoaMột tiếng đờn, Ta với taII. Đường cách mạng, đường thơ:1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)- Tập thơ chia làm 3 phần:+ Máu lửa+ Xiềng xích+ Giải phóngDẬY MÀ ĐIDậy mà đi! Dậy mà đi!Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi ?Ai chiến thắng mà không hề chiến bạiAi nên khôn mà chẳng dại đôi lần ?Huống đường đi còn lắm bước gian truânĐây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!Lòng không nghèo tin tưởng ở tương laiChân có ngã thì đứng lên, lại bước.Thua ván này, ta đem bầy ván khác,Có can chi, miễn được cuộc sau cùngDậy mà đi, hy vọng sẽ thành côngRút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:Một lần ngã là một lần bớt dạiĐể thêm khôn một chút nữa trong người.Dậy mà đi, hỡi bạn dân nghèo ơi!(Tháng 5-1941)2. Tập thơ Việt Bắc (1946 - 1954)Là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp Tố Hữu và Bác Hồ ở Pắc Pó Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên Chiến sĩ anh hùng Ðầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn Những đồng chí thân chôn làm giá súng Ðầu bịt lỗ chân mai Băng mình qua núi thép gai ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt còn ôm Những bàn tay xẻ núi, lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện 3. Tập thơ Gió Lộng (1955 - 1961)- Cuộc sống mới ở miền Bắc.- Nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ miền Nam. BÀI CA MÙA XUÂN 1961Tôi viết bài thơ xuânNghìn chín trăm sáu mốtCành táo đầu hè rung rinh quả ngọtNắng soi sương giọt long lanhRét nhiều nên ấm nắng hanhĐắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?Giã từ năm cũ bâng khuângĐã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!(...)4. Tập thơ Ra Trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977).- Tập thơ Ra Trận: ca ngợi miền Nam anh hùng.- Tập thơ Máu và Hoa: niềm tin, niềm tự hào khi toàn thắng về ta. Nếu tâm sự cùng ta, bạn hỏi: Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói Như nỗi niềm nhức nhối tim gan Trong lòng ta, hai tiếng: miền Nam!  Có phải hỡi miền Nam anh dũng Khi ta đứng lên cầm khẩu súng Ta vì ta, ba chục triệu người Cũng vì ba ngàn triệu trên đời!  Ôi, Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi Hãy kiêu hãnh: trên tuyến đầu chống Mỹ Có miền Nam anh dũng tuyệt vời 5. Tập thơ Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)Những chiêm nghiệm về cuộc đời. Niềm tin về lý tưởng cách mạng.Bài thơ cuối cùng của nhà thơ Tố Hữu III. Phong cách thơ Tố Hữu:	1. Về nội dung: Tính chất trữ tình - chính trị sâu sắc- Hồn thơ hướng tới cái Ta chung.- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.- Giọng thơ mang tính chất tâm tình, đằm thắm, chân thành.Chào xuân đẹp! Có gì vui đấyHỡi em yêu? Mà má em đỏ dậyNhư buổi đầu hò hẹn, say mêAnh nắm tay em, sôi nổi, vụng vềMà nói vậy: “Trái tim anh đóRất chân thật chia ba phần tươi đỏ:Anh dành riêng cho Đảng phần nhiềuPhần cho thơ, và phần để em yêu”Em xấu hổ: “Thế cũng nhiều anh nhỉ!”Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chíDắt nhau đi, cho đến sáng mai nayAnh đón em về, xuân cũng đến trong tay! 2. Về nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc:- Thể thơ: đặc biệt thành công ở những thể thơ truyền thống.- Ngôn ngữ thơ: sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc giàu tính nhạc của tiếng Việt.Mẹ SuốtLặng nghe mẹ kể ngày xưaChang chang cồn cát nắng trưa Quảng BìnhMẹ rằng: Quê mẹ Bảo NinhMênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyềnIV. Kết luận:Thơ Tố Hữu là một thành tựu xuất sắc của thơ ca CM Việt Nam, tiêu biểu cho mảng thơ luôn coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất.

File đính kèm:

  • pptTac_gia_To_Huu.ppt