Bài giảng môn học Ngữ văn khối 10 - Tiết học: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Nguyễn Kim Anh
Hình ảnh trở thành biểu tượng cho tâm trạng và cũng là hình ảnh hoán dụ của cô gái chính là đôi mắt.
Dù “khăn” và” đèn” đã bày tỏ, giải bày nổi nhớ cô gái bằng giá trị tượng trưng biểu cảm theo lối nói vòng , nhưng rồi rốt cuộc nó chỉ là cách nói gián tiếp thông qua biện pháp nhân hoá.
-“Mắt thương nhớ ai - Mắt ngủ không yên” nỗi ưu tư của cô gái vẫn còn trĩu nặng.
-“Mắt ngủ không yên” là một hình tượng vừa hợp lí và nhất quán với hình ảnh trước bởi nó là sự phát triển tất yếu từ chiếc khăn không ở yên và từ ngọn đèn không tắt trong đêm.
"Mắt ngủ ko yên" tạo nên đối xứng rất đẹp với "đèn ko tắt" ở trên, gợi lên khung cảnh rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người yêu.
Hình tượng các nghệ nhân dân gian sử dụng vừa hợp tình hợp lý, nhất quán và xuyên suốt: “đèn chẳng tắt” vì “mắt không yên”, “mắt không yên” nên “đèn chẳng tắt”
1- ĐOẠN THƠ 4 : Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền. Lo vì một nỗi không yên một bề2- Đọc - Hiểu Khổ Thơ :A- Hình ảnh chiếc khăn (6câu thơ đầu) :- Chiếc khăn được nhân hoá, để cô gái bộc lộ nỗi thương nhớ người yêu chiếc khăn là vật trao duyên, luôn gần gũi, quấn quýt bên người con gái. Chiếc khăn ấp ủ biết bao hơi ấm, lời ân ái mặn nồng.6 câu thơ đầu láy lại 6 lần từ "khăn" ở mỗi dòng đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu "khăn thương nhớ ai" như 1 điệp khúc bất tận, nhớ da diết, dai dẳng .Các động từ chỉ sự vận động “lên, xuống, rơi, vắt, chùi” tác giả dùng hình ảnh mang cảm xúc thể hiện cô gái với tâm trạng ngỗn ngang , trải dài ra trong không gian.Hình ảnh "khăn chùi nước mắt " nỗi nhớ cháy bỏng, trào dâng trong lòng người con gái đến cảnh cô gái khóc thầm.- Đoạn ca dao sử dụng thanh bằng gợi nỗi nhớ bâng khuâng,da diết, nhẹ nhàng đậm màu sắc nữ tính kín đáo người con gái , sử dụng thanh sắc như nhói vào nỗi buồn của cô gái.B- Hình ảnh đèn (2 câu thơ tiếp) :Điệp khúc “thương nhớ ai” giữ lại trọn vẹn còn tâm sự kia được gửi gắm tiếp vào ngọn đèn.Vẫn là câu hỏi không lời đáp và với thủ pháp nhân hoá nhưng nếu ở hình ảnh chiếc khăn, nỗi nhớ được trải ra theo không gian thì đến đây nó đo theo thời gian (cả ngày lẫn đêm). Nó da diết, không phút nào nguôi.Hình ảnh “đèn không tắt” chính là ngọn lửa thương nhớ trong trái tim người con gái vẫn đang cháy,vẫn đang thắp sáng trong đêm .Cô gái trằn trọc thâu đêm không ngủ được trong nỗi nhớ thương dài đằng đẵng.- Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn giúp cô thổ lộ nỗi lòng,làm ta phải rung cảm, suy nghĩ nhiều hơn, sâu sắc hơn những điều đề cập trong lời ca da diết. Qua hình ảnh thể hiện tình yêu mãnh liệt của cô gái. Nhờ ngọn đèn nói lên nỗi lòng của cô.C- Hình ảnh đôi mắt (2 câu thơ tiếp) : Hình ảnh trở thành biểu tượng cho tâm trạng và cũng là hình ảnh hoán dụ của cô gái chính là đôi mắt.Dù “khăn” và” đèn” đã bày tỏ, giải bày nổi nhớ cô gái bằng giá trị tượng trưng biểu cảm theo lối nói vòng , nhưng rồi rốt cuộc nó chỉ là cách nói gián tiếp thông qua biện pháp nhân hoá.-“Mắt thương nhớ ai - Mắt ngủ không yên” nỗi ưu tư của cô gái vẫn còn trĩu nặng.-“Mắt ngủ không yên” là một hình tượng vừa hợp lí và nhất quán với hình ảnh trước bởi nó là sự phát triển tất yếu từ chiếc khăn không ở yên và từ ngọn đèn không tắt trong đêm."Mắt ngủ ko yên" tạo nên đối xứng rất đẹp với "đèn ko tắt" ở trên, gợi lên khung cảnh rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người yêu. Hình tượng các nghệ nhân dân gian sử dụng vừa hợp tình hợp lý, nhất quán và xuyên suốt: “đèn chẳng tắt” vì “mắt không yên”, “mắt không yên” nên “đèn chẳng tắt”Câu hỏi 1 : Nêu mối quan hệ giữa các hình ảnh khăn , mắt, đèn, và nỗi nhớ thương của người con gái ?Trả lời : Cô gái nhớ thương người yêu “mắt không ngủ yên” , không ngủ được nên ánh đèn trong lòng cô gái nơi cô đang ngồi rực rỡ chưa hề tắt hay chính là ánh lửa thương nhớ người yêu trong lòng cô không thể nguôi , cô chỉ có khăn làm người bạn đồng hành , khăn bên cạnh cô, an ủi cô “vắt lên vai” khi cô không thể kiềm nén được nước mắt “khăn chùi nước mắt”.Câu hỏi 2 : Cô gái trong đoạn trích đã lo lắng chuyện gì ?Trả lời :Lo mối tình nhỏ nhoi của mình sẽ không bền vững trước những bất công của xã hội lúc bấy giờ . Lo vì người yêu thay đổi lòng dạ.D- Bộc lộ tình cảm (2 câu thơ cuối) :Đêm qua em những lo phiềnLo vì một nỗi không yên một bềTừ nhịp thơ bốn chữ dồn dập, liên tiếp và gây rung động lạ kỳ lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giải bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Cô gái đang có nhiều lo sợ khi nghĩ về người mình yêu cùng một lúc, nhói cả tim khi nghĩ rằng chàng sẽ thay đổi, sẽ như” vầng mây bạc giữa trời mau tan”, quặn cả lòng khi hay cả một xã hội phong kiến thối nát đang chực chờ ép duyên. Hạnh phúc lứa đôi thường bấp bênh vì tình yêu đâu đã dẫn đến hôn nhân , vẫn nơm nớp một nỗi lo lắng mênh mông.- Thân phận nhỏ bé, tình yêu nhỏ nhoi giữa bao nhiêu là giăng mắc bất tường. Dấu ba chấm kết lại bài thơ đầy sức gợi mở và càng cho thấy nỗi lo nhiều bề tâm trạng cô gái. Nghệ Thuật : Diễn tả hết nỗi lòng như tính nhân văn sâu sắc, bài ca dao mang yếu tố thi pháp và biện pháp nghệ thuật như: điệp từ, điệp ngữ gây cảm giác quyến luyến dồn dập. - Trong 10 câu thơ 4 chữ là 5 câu hỏi ko lời đáp,nỗi nhớ thương của cô gái bộc lộ thật độc đáo. Có năm lần điệp khúc “thương nhớ ai” được lặp đi lặp lại gắn với những hình ảnh khác nhau như xoáy vào 1 nỗi niềm khắc khoải, da diết. 5 lần " thương nhớ" là 5 lần từ " ai" xuất hiện, điệp từ “ai” vang lên thổn thức xoáy vào lòng ta một nỗi đồng cảm-Cách gieo vần cũng đặc sắc. Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau (ai-ai,mắt-tắt), vần bằng vần trắc luân phiên, tất cả tạo âm điệu luyến láy liên hoàn khiến nỗi nhớ thương của cô gái vừa nén lại, vừa như kéo dài ra mênh mông vô tận cả ko gian và thời gian Bài thơ khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng. Nội Dung :Nỗi nhớ người yêu được bộc lộ 1 cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt. Tóm lại tất cả đều là sự tự hỏi lòng mình và hơn thế là sự tự khẳng định tình cảm của cô gái một cách mạnh mẽ. Tâm trạng yêu thương của cô gái không chỉ cụ thể hoá, hình tượng hoá một cách rõ nét mà bộc lộ đầy tế nhị, kín đáo rất phù hợp với người phụ nữ Việt Nam.Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.- Quan trọng hơn cả, ẩn chứa trong toàn bài ca dao là nét đẹp kín đáo, thu hút, đằm thắm nữ tính; khá đặc biệt so với các khúc ca thương nhớ khác dùng hình thức biểu đạt trực tiếpCÁM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI.
File đính kèm:
- ca_dao_than_than_tinh_nghia.ppt